Bạn có biết cách lấy gốc phôi trên máy tiện CNC như thế nào chưa? Nếu chưa thì bài viết hôm nay Yêu Cơ Khí cùng mọi người chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ về vấn đề này. Bắt đầu thôi.

Bạn đang xem: Các cách set dao lấy gốc toạ độ gia công

Gốc phôi đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ chương trình gia công tiện CNC. Hiện tại có quá nhiều dòng máy CNC khác nhau, mỗi máy lại chạy mỗi chương trình và hệ điều hành khác nhau dẫn đến phương pháp lấy gốc tọa độ cũng có nhiều khác biệt.

Gốc tọa độ phôi trên máy tiện CNC là gì?


*

Tọa độ phôi trên máy tiện


Gốc tọa độ phôi và vị trí cực kì quan trọng trên máy tiện CNC và đóng vai trò quyết định khi gia công sản phẩm. Việc lấy gốc tọa độ đúng sẽ giúp cho người gia công dễ dàng thực hiện đúng quy trình và không phát sinh sản phẩm NG khi gia công.

Trong quá trình đào tạo tại trường, cũng không ít bạn đã được chỉ cách để lấy gốc tọa độ phôi cho đúng nhưng khi làm thực tế tùy vào loại máy và phần mềm sẽ có cách lấy tọa độ khác nhau. Do đó, bạn cần phải nắm rõ thông tin này trước khi tiến hành viết chương trình gia công tiện CNC.

Cách lấy gốc phôi trên máy tiện

Để lấy được tọa độ gốc của phôi trên máy tiện người gia công hoặc người viết chương trình đều phải nắm rõ các kiến thức về hệ trục tọa độ trên máy tiện và cách gia công phôi trong cơ khí. Từ đó, lựa chọn được hướng đi dao cũng như vị trí gốc tọa độ chính xác.

Dưới đây Yêu Cơ Khí và mọi người chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu về vấn đề tìm hiểu về hệ trục tọa độ của máy tiện CNC từ đó xác định được tọa độ gốc phôi.

Hệ trục tọa độ trên máy tiện CNC


*

Hệ tọa độ XYZ


Hệ trục tọa độ của máy tiện CNC cũng bao gồm 3 chiều X,Y, Z . Hiện tại đã có loại máy tiện 5 trục tức là có đến 5 hướng di chuyển phôi và đi dao khác nhau.

Để xác định được hệ trục tọa độ X, Y, Z thể hiện như thế nào trong thực tế mọi người vui lòng xem hình ảnh bên dưới đây:

Nhìn vào hình ảnh mọi người có thể thấy rằng Trục Z trên máy tiện CNC sẽ nằm song song với phôi. Trục X sẽ vuông góc với trục Z di chuyển ra vào theo chiều ăn của dao và trục Y sẽ là di chuyển lên xuống.

Ngoài ra hiện tại còn có máy tiện 5 trục với sự xuất hiện thêm của 2 trụ OX và OY làm cho hướng di chuyển trở nên đa dạng hơn nhằm thực hiện gia công những chi tiết khó hơn.

Câu lệnh để Set phôi trong tiện CNC

Để Set phôi trong tiện CNC có nhiều câu lệnh khác nhau. Tuy nhiên trong giới hạn bài viết này, Yêu Cơ Khí sẽ gửi đến mọi người các câu lệnh set phôi tự động thường được sử dụng từ câu lệnh G54 đến G59 sau đây:

G54Chọn gốc phôi tọa độ gia công thứ 1
G55Chọn gốc phôi tọa độ gia công thứ 2
G56Chọn gốc phôi tọa độ gia công thứ 3
G57Chọn gốc phôi tọa độ gia công thứ 4
G58Chọn gốc phôi tọa độ gia công thứ 5
G59Chọn gốc phôi tọa độ gia công thứ 6

Chú ý :

Hệ tọa độ G54 được lựa chọn mặc định khi bắt đầu khởi động máy Nếu số toạ độ định nghĩa bởi G54 – G59. Một hệ tọa độ phôi cũng có thể tạo ra bằng cách Offset từ hệ tọa độ máy. Do có thể sử dụng tới 6 hệ tọa độ phôi từ G54 – G59, nếu với trường hợp gia công một lúc nhiều phôi, thao tác sẽ rất thuận tiện và năng suất .

Các điểm tọa độ gốc của phôi


*

Các gốc tọa độ trên máy tiện


Trên máy tiện CNC hiện tại có 3 tọa độ gốc: Tọa độ gốc của phôi, tọa độ gốc của trục máy và tọa độ gốc của trục dao.

Dưới đây sẽ là cách xác định 3 loại tọa độ này trong thực tế:

Điểm gốc máy M: Là điểm gốc được xác định nằm trên ổ dao của máy. Đây là vị trí do nhà sản xuất quy định và sẽ không thể thay đổi. Hầu hết các máy tiện đều có điểm gốc nằm trên trục chính và nằm ở tâm mâm cặp. Điểm M thường sẽ nằm ở phạm vi ngoài phôi và hành trình gia công.

Điểm gốc phôi W: Đây là điểm mà người lập trình dựa vào đó để viết chương trình và tính toán kích thước cho các vị trí gia công. Điểm gốc chi tiết hay còn gọi là điểm gốc phôi sẽ thay đổi tùy vào hình dáng kích thước vật liệu gia công và tùy vào người viết chương trình. Trên máy tiện CNC, điểm gốc phôi thông thường sẽ nằm ở mặt ngoài cùng của phôi và cách điểm M của máy khoảng cách xa nhất theo trục Z.

Điểm gốc dao R: Điểm chuẩn R là vị trí đầu tiên của trục dao khi chưa di chuyển. Thông thường điểm R cũng là vị trí mà trục dao quay về khi có sự cố mất điện. Đây là vị trí an toàn và cách đủ xa phôi để không xảy ra sự cố làm hỏng phôi hay mất an toàn khi gia công.

Ngoài ra còn có điểm gốc của chương trình ký hiệu là P, đây là điểm mà mũi dao sẽ cách phôi một khoảng cách trước khi bắt đầu chạy chương trình tiện.

Cách lấy gốc phôi trên máy tiện CNC


*

Cách lấy gốc tọa độ trên máy tiện


Để lấy tọa độ phôi trên máy tiện CNC sẽ bao gồm các bước theo quy trình dưới đây:

Bước 1: Đưa dao về điểm chuẩn máy (Điểm R) bằng nút điều khiển qua lại của máy.

Bước 2: Cho quay trục chính và chọn chế độ di chuyển trục chính bằng tay.

Bước 3: Vị trí điểm Z0 và X0 thường sẽ là mặt đầu của phôi phần tiếp xúc với dao. Do đó để xác định vị trí này thực hiện như sau:

Xác định gốc tọa độ phôi theo trục Z: Dùng chế độ di chuyển bằng tay điều khiển mũi dao đến khi nào chạm mặt đầu. Lúc này trên máy sẽ hiển thị tọa độ bạn lấy số này để nhập trực tiếp vào máy thông qua nút Input. Cách khác bạn có thể vào Offset-> Setting-> Chế độ Geometry và nhập Z0 sau đó ấn Measure.Xác định gốc phôi theo trục X: Dùng chế độ di chuyển bằng tay tiến mũi dao chạm vào mặt lưng của phôi. Lúc này trên màn hình sẽ hiển thị toạ độ của Z0 bạn có thể nhập trực tiếp thông qua nút Input hoặc tương tự như trên vào Offset->Setting->Geometry nhập X40 (Trong đó 40 là đường kính phôi, số này sẽ thay đổi tùy theo đường kính phôi)

Như vậy là Yêu Cơ Khí vừa hướng dẫn cho mọi người cách lấy Gốc tọa độ phôi trên máy tiện CNC một cách đơn giản và chi tiết nhất. Hãy để lại bình luận nếu bạn cần chúng tôi giải thích nhiều hơn. Xin cảm ơn!

Điểm gốc phôi :

Khi đưa ra lệnh ”di chuyển dụng cụ cắt tới điểm A”, ví dụ, nếu không có

điểm tham chiếu, máy sẽ không thể tìm được toạ độ điểm A.

Điểm tham chiếu được thiết lập cho chương trình được gọi là điểm gốc phôi, điểm (X0,Y0,Z0).

Trong chương trình, giá trị toạ độ (X,Y,Z) được tham chiếu với điểm gốc phôi. Theo đó, gốc phôi phải được xác định rõ ràng.

Điểm gốc phôi nên được xác định tại điểm mà có thể xác định một cách thuận tiện. Việc xác định gốc phôi làm cho cho việc lập trình trở lên dễ dàng cũng như là đảm bảo độ chính xác.

Trên bản vẽ, gốc phôi được ký hiệu như sau:

*

Ví dụ về đặt điểm gốc phôi :

a/ Ví dụ về đặt gốc phôi tại tâm để dễ dàng tính toán toạ độ tâm lỗ, hoặc các hốc tròn (pocket):

*

b/ Khi dạng hình học của chi tiết gia công có tính đối xứng, chọn gốc phôi như hình vẽ để tính toán toạ độ dễ dàng.

*


This entry was posted in Học CNC. Bookmark the permalink.

Xem thêm: Những Bài Hát Mừng Xuân Hay Nhất Mọi Thời Đại, Những Bài Hát Hay Nhất Về Mùa Xuân Và Tết


Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.


Bài viết mới nhất
Chuyên mục
*

Dịch vụ tư vấn

Hỗ trợ trực tuyến thời gian thực, chu đáo và nhiệt tình


*

Đặt mua

Đơn giản và hoàn toàn tự động


*

Dịch vụ chuyển hàng

Nhanh chóng, các thông tin và vị trí đơn hàng được thông báo đến khách hàng


*

Hậu bán hàng

Đổi lại sản phẩm nếu sản phẩm bị lỗi, chúng tôi rất nhiệt tình và trách nhiệm