"Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ" là cuốn sách giúp bạn đọc biết cách diễn đạt trôi chảy, tạo được thiện cảm và hiểu được tâm ý đối phương trong giao tiếp.

Bạn đang xem: Cách ăn nói trong giao tiếp


Không phải ngẫu nhiên mà những người có tài ăn nói thường gặp thuận lợi hơn trong công việc, cuộc sống. Người biết ăn nói sẽ biết làm cách nào cho người nghe hiểu được ý của mình, nghe theo mình và tránh những xích mích không đáng có. Người biết ăn nói cũng biết đâu là thời điểm tốt nhất để trao đổi và với từng đối tượng sẽ có cách giao tiếp cũng khác nhau.

Ngược lại, người thiếu tinh tế trong lời ăn tiếng nói thường gặp trở ngại khi giao tiếp, từ đó hay gặp thất bại hơn. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để nói năng trôi chảy? Làm thế nào để câu nói của mình đi vào lòng người, tạo ấn tượng tốt với đối phương?

Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ là cuốn sách có thể ít nhiều giúp bạn đọc trả lời được những câu hỏi này. Cuốn sách chia sẻ cho bạn đọc những bí quyết tạo được thiện cảm của đối phương ngay từ lần gặp đầu tiên, mở ra nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống.

Dũng cảm mở lời

Giống như cách học ngoại ngữ, bạn cần phải dũng cảm nói chuyện để kỹ năng đó trở nên thuần thục hơn. Muốn trở thành người giao tiếp tốt, bạn cần biết mở lời trước và tích luỹ kinh nghiệm qua từng cuộc nói chuyện với các đối tượng khác nhau.

Không chỉ cần dũng cảm mở lời, bạn cũng cần phải thông minh trong giao tiếp. Bạn cần sử dụng giọng nói để tạo sự thu hút, cách diễn đạt, lập luận sao cho đối phương hiểu được. Đặc biệt cũng cần chú ý đến hoàn cảnh, địa vị của người mà mình đang nói chuyện.

Biết lắng nghe

Không phải cứ nói hay, nói đúng là sẽ tạo ấn tượng tốt cho người khác. Đôi khi một người biết lắng nghe đối phương lại là điều quyết định việc người đó có dành thiện cảm cho mình hay không.

Lắng nghe sẽ khiến người khác cảm thấy được tôn trọng, muốn lắng nghe lại câu chuyện của họ. Vì thế, một người khéo ăn nói không chỉ cần nói hay mà còn biết lắng nghe khi giao tiếp.

*
Cuốn sách Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ của tác giả Trác Nhã.

Đọc, đi nhiều, tích lũy kiến thức giao tiếp

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, số từ được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp là xấp xỉ khoảng 3.000 từ. Vì thế, bạn cần đọc thật nhiều sách, báo, gặp gỡ nhiều người để trau dồi vốn từ cho riêng mình. Đó cũng là cách giúp chúng ta nói chuyện phong phú và trôi chảy hơn.

Giao tiếp là quá trình học hỏi không bao giờ ngừng nghỉ, một câu nói mới, một cụm từ mới, một cách nói lóng phù hợp cũng có thể khiến cho cuộc đối thoại của bạn trở nên thu hút hơn.

Khen nhiều chê ít

Lời nói như gió thoảng qua tai nhưng trong nhiều trường hợp, nói không khéo sẽ khiến người khác bị tổn thương, thậm chí là làm hại đến chính bản thân mình. Vì vậy, bạn nên lựa cách khen người khác hơn là việc chỉ chê bai họ.

Tuy nhiên, người thông minh trong giao tiếp là phải biết khen có chừng mực và khen đúng sẽ khiến họ cảm kích và tin tưởng bạn nhiều hơn. Chúng ta không nên khen một cách sáo rỗng hay khen cho có lệ, lấy lòng, không có gì cũng khen thì khiến đối tượng thấy phản cảm hơn là thiện cảm.

Thêm chút hài hước

Có thể nói, hài hước là khả năng mà mỗi người nên có và nên cố gắng rèn luyện. Bởi hài hước sẽ giúp bạn thân thiện hơn với nhiều đối tượng, tạo thiện cảm ngay cả với những ai không thích bạn.

Nhưng bạn cũng cần hài hước có chừng mực và phải chú ý hoàn cảnh giao tiếp đang diễn ra sao cho phù hợp, không gây khó chịu hay tạo cảm giác nhạt nhẽo với người nghe.


Bộ sách "giải ngố" cho con trai, con gái tuổi dậy thì

Bộ sách "Giải nai cho con gái - Giải ngố cho con trai" là cẩm nang về giới tính giúp độc giả ở độ tuổi dậy thì hiểu được chuyện gì đang diễn ra trên cơ thể mình.


*

Cuốn sách về tâm sự của cô gái sống hết mình vì tình yêu

2 -2 70

"Ai đó đã khóc ngày hôm qua" là cuốn sách diễn tả những cảm xúc chân thật, sâu sắc nhất của người con gái khi yêu.

*

Bộ sách giúp trẻ hiểu hơn về phong tục ngày Tết

0 42

“Lễ Tết quê hương” là bộ truyện tranh gồm 5 cuốn kể về những phong tục của dân tộc ta, đó là Tết Nguyên đán, Tết bánh trôi, bánh chay, Tết Đoan Ngọ, Tết trung thu và Tết ông Táo.

*

Bộ sách "giải ngố" cho con trai, con gái tuổi dậy thì

0 159

Bộ sách "Giải nai cho con gái - Giải ngố cho con trai" là cẩm nang về giới tính giúp độc giả ở độ tuổi dậy thì hiểu được chuyện gì đang diễn ra trên cơ thể mình.

Nói chuyện khôn khéo sẽ giúp bạn tạo dựng và mở rộng những mối quan hệ mới, mang lại nhiều lợi ích trong công việc, học tập lẫn cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện khả năng này không chỉ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp mà còn mang lại cho bạn nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp của mình. Vậy bạn đã biết những phương pháp để học cách nói chuyện khôn khéo chưa? Bài viết sau đây của shthcm.edu.vn sẽ mang tới cho bạn 15 bí quyết giúp bạn biết cách nói chuyện khôn khéo hơn!

Vì sao nên học cách nói chuyện khôn khéo?

*
*
Khả năng ăn nói là vũ khí giúp bạn nhận được sự yêu mến và lòng tin từ mọi người xung quanh

Khả năng ăn nói là vũ khí giúp bạn nhận được sự yêu mến và lòng tin từ mọi người xung quanh. Nói chuyện khôn khéo sẽ giúp bạn chiếm được thiện cảm từ những người mới gặp, nhờ đó có thêm cơ hội để mở rộng các mối quan hệ. Đồng thời, nó còn giúp bạn có thể giải quyết những vấn đề, rắc rối bằng lời nói, khiến người nghe cảm thấy hài lòng và dễ chịu.

Trong công việc, giao tiếp khôn khéo sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với tập thể, có được lòng tin của đồng nghiệp cũng như cấp trên. Khả năng này cũng vô cùng hữu ích và cần thiết trong quá trình đàm phán, thương lượng, giúp bạn có thêm những cơ hội tốt hơn để phát triển bản thân.

Giao tiếp khôn khéo không chỉ cần thiết trong công việc mà còn vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng này sẽ giúp bạn rút ngắn khoảng cách giữa bạn với đối phương, tránh xảy ra xung đột với mọi người xung quanh. Đồng thời nó cũng thể hiện bạn là một người thông minh, nhạy bén và linh hoạt. Đó chính là lý do tại sao bạn cần học cách nói chuyện khôn khéo.

10 cách nói chuyện khôn khéo khi giao tiếp

Sau đây là những bí quyết giúp bạn tinh tế và thông minh khi giao tiếp với mọi người xung quanh:

Cảm ơn và xin lỗi chân thành

*
Cảm ơn và xin lỗi chân thành khi giao tiếp

Cảm ơn và xin lỗi là những điều cơ bản, là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nói lời cảm ơn và câu xin lỗi đúng thời điểm. Muốn phát triển khả năng giao tiếp của bản thân, trước tiên bạn cần biết cách nói cảm ơn và xin lỗi đúng người, đúng lúc. Điều này không chỉ giúp đối phương cảm thấy được tôn trọng mà còn thể hiện bạn là người có khả năng nhận thức tốt. Hãy nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành nhất, bạn sẽ phải bất ngờ vì hiệu quả mà nó đem lại.

Học cách nói chuyện khôn khéo khi dành nhiều lời khen

“Lời nói gió bay”, nhưng trong một số trường hợp, lời nói của bạn có thể sẽ khiến đối phương tổn thương và mất thiện cảm với bạn. Vậy nên, thay vì chê bai, phê phán người khác, bạn có thể khen ngợi và tán dương họ. Hãy dành cho họ những lời khen ngợi chân thành, không nên khen một cách sáo rỗng, khen lấy lòng. Biết cách khen đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh sẽ khiến đối phương có thiện cảm và tin tưởng bạn hơn.

Tạo không khí vui vẻ và thoải mái

Tạo bầu không khi vui vẻ, thoải mái khi trò chuyện sẽ giúp bạn với người đối diện thân thiết và gần gũi hơn. Nếu nói chuyện với một bầu không khí căng thẳng, mọi người sẽ cảm thấy áp lực và nặng nề, dẫn đến hiệu quả giao tiếp sẽ không cao. Bạn có thể chủ động đổi nhiều chủ đề khác nhau để cuộc trò chuyện trở nên sôi nổi, thân mật hơn.

Học cách lắng nghe

*
Học cách lắng nghe cũng là một việc bạn cần lưu tâm trong quá trình học cách nói chuyện khôn khéo

Học cách lắng nghe cũng là một việc bạn cần lưu tâm trong quá trình học cách nói chuyện khôn khéo. Mỗi một cuộc trò chuyện đều có sự tham gia của người nói và người nghe. Hãy cố gắng lắng nghe một cách chân thành, đồng cảm và chia sẻ đúng lúc để đối phương cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng và thân thiết với bạn hơn.

Biết cách đặt các câu hỏi

Trong giao tiếp, đặt câu hỏi cho thấy bạn quan tâm và thích thú với vấn đề đang được đề cập, đồng thời cũng sẽ giúp bạn chủ động hơn. Bạn cần đặt câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh, hỏi đúng người với thái độ chân thành, cầu tiến. Tránh đặt những câu hỏi liên quan đến đời tư của người khác, chỉ nên hỏi những vấn đề liên quan đến học tập, công việc.

Học cách nói chuyện khôn khéo khi chú trọng thời điểm nói chuyện phù hợp

Lựa chọn thời điểm nói chuyện phù hợp là điều đầu tiên bạn cần lưu tâm trong quá trình học cách nói chuyện khôn khéo. Tâm trạng của con người luôn biến chuyển không ngừng, vậy nên bạn cần quan sát đối phương và trò chuyện với họ đúng thời điểm. Truyền tải thông tin đúng người, đúng thời điểm sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong mắt mọi người.

Không phàn nàn về bản thân

*
Không phàn nàn về bản thân

Mỗi người đều có những nỗi khổ tâm và khó khăn riêng của bản thân. Đó là lý do mà không phải ai cũng muốn nghe bạn phàn nàn về những vấn đề của mình, điều đó sẽ khiến họ thấy khó chịu và không muốn giao tiếp với bạn. Nếu đó là người thân hay bạn bè thân thiết, bạn có thể tâm sự với họ một cách có chừng mực, đơn giản và nhẹ nhàng nhất. Nếu bạn không tiết chế và kiểm soát được lời nói của bản thân, đối phương sẽ cảm thấy lãng phí thời gian, chán ghét và không muốn tiếp xúc với bạn nữa.

Khi đang không biết nói gì, hãy im lặng và mỉm cười

Khi không biết đối đáp với đối phương như thế nào thì im lặng và mỉm cười là cách ứng xử thông minh nhất. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được ngôn từ, lời nói của bản thân, tránh gây mất thiện cảm với người đối diện. Đồng thời cũng sẽ khiến bạn trở nên bí ẩn và thu hút đối phương tìm hiểu kỹ về bạn hơn.

Khôn khéo trong nói chuyện bằng cách gây hài hước

*
Khôn khéo trong nói chuyện bằng cách gây hài hước

Những người có khiếu hài hước thường là những người thân thiện, được mọi người xung quanh dành nhiều thiện cảm và sự yêu mến. Khả năng hài hước không phải là một khả năng bẩm sinh, vậy nên bạn có thể rèn luyện và cải thiện nó hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cần biết hài hước có chừng mực, tinh tế, phù hợp với hoàn cảnh để không khiến đối phương cảm thấy khó chịu.

Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân năm 2022, hướng dẫn cách đăng ký mã số thuế cá nhân

Không làm phiền khi người khác nghỉ ngơi

Không đề cập đến công việc lúc tan ca, ngày nghỉ hay lúc người khác đang nghỉ ngơi là phép lịch sự tối thiểu mà bạn cần biết. Bạn có thể làm phiền họ nếu đó là việc thật sự cấp bách và cần thiết. Còn nếu đó không phải là việc quan trọng, bạn có thể dời nó lại để họ có thể tận hưởng thời gian nghỉ ngơi của bản thân.

Kết bài

Không khó để học cách nói chuyện khôn khéo trong giao tiếp, nhưng nó đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian để học hỏi và rèn luyện bản thân. Hy vọng với những bí quyết mà shthcm.edu.vn cung cấp, bạn sẽ sớm hoàn thiện bản thân và trở thành người khéo ăn khéo nói!