Phương trình hóa học là một bước căn bản đầu tiên bạn cần thực hiện nếu muốn giải tốt một bài tập hóa học. Để học cách cân bằng phương trình hóa học lớp 8 nhanh các bạn cần lưu ý những lý thuyết trọng tâm mà chúng tôi sắp đề cậpsau đây!
I. Định nghĩa
Phương trình hóa học là phản ứng xảy ra giữa hai hay nhiều chất dưới tác động của các chất xúc tác haymôi trường phản ứng để tạo ra các sản phẩm khác.
Bạn đang xem: Cân bằng hóa học lớp 8
Ví dụ:\(Ba
Cl_2 + Fe_2(SO4)_3 \rightarrow Ba
SO_4 + Fe
Cl_3\)
II. Các dạng cân bằng phương trình hóa học lớp 8
1. Mẹo cân bằng phương trình hóa học lớp 8 cơ bản
Phương pháp nguyên tử nguyên tố:
Đây là một phương pháp khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (\(H_2, O_2, Cl_2, N_2…\)) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng\(P + O_2 \rightarrow P_2O_5\)
Ta viết: \(P + O \rightarrow P_2O_5\)
Để tạo thành 1 phân tử P2O5cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:
\(2P + 5O \rightarrow P_2O_5\)
Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.
Vì vậy: \(4P + 5O_2 \rightarrow 2P_2O_5\)
Phương pháp sử dụng hóa trị:
Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:
+ Xác định hóa trị tác dụng:
II – I III – II II-II III – I
\(Ba
Cl_2 + Fe_2(SO4)_3 \rightarrow Ba
SO_4 + Fe
Cl_3\)
Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:
II – I – III – II – II – II – III – I
Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:
BSCNN(1, 2, 3) = 6
+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:
6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6
Thay vào phản ứng:
\(3Ba
Cl_2 + Fe_2(SO_4)_3 \rightarrow 3Ba
SO_4 + 2Fe
Cl_3\)
Đặt hệ số cho từng chất thamgia và sản phẩm
Ví dụ: \(P + O_2 \rightarrow P_2O_5\)
+ Đặt hệ số để cân bằng: \(2P + \dfrac{5}{2}O_2 \rightarrow P_2O_5\)
+ Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây nhân 2.
\(2.2P + 2.\dfrac{5}{2}O_2 \rightarrow 2P_2O_5\)
hay \(4P + 5O_2 \rightarrow 2P_2O_5\)
2. Mẹo cân bằng phương trình hóa học lớp 8 nâng cao
Xác định sự thay đổi số oxi hóa:\(Fe
S + HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3 + N_2O + H_2SO4 + H_2O\)
\(Fe+2 \rightarrow Fe^{+3}\)
\(S^{-2} \rightarrow S^{+6}\)
\(N^{+5} \rightarrow N^{+1}\)
(Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng)
Phương pháp lập thăng bằng electron:\(Fe^{+2} \rightarrow Fe^{+3} + 1e\)
\(S^{-2} \rightarrow S^{+6}+8e\)
\(Fe
S \rightarrow Fe^{+3} + S^{+6} + 9e\)
\(2N^{+5} + 8e \rightarrow 2N^{+1}\)
\(\rightarrow Có \ 8Fe
S \ và \ 9N_2O.\)
Tìm các hệ số còn lại khi biết các hệ số cho trước
\(8Fe
S + 42HNO_3 \rightarrow 8Fe(NO_3)_3 + 9N_2O + 8H_2SO_4 + 13H_2O\)
\(Na
CrO_2 + Br_2 + Na
OH \rightarrow Na_2Cr
O_4 + Na
Br\\ Cr
O^{2-} + 4OH^-\rightarrow Cr
O_4^{2-} + 2H_2O + 3e \times2\\ Br_2 + 2e \rightarrow 2Br^- \times3\)
Phương trình ion:
\(2Cr
O^{2-} + 8OH^- + 3Br_2 \rightarrow 2Cr
O_4^{2-} + 6Br^- + 4H_2O\)
Phương trình phản ứng phân tử:
\(2Na
CrO_2 + 3Br_2 + 8Na
OH \rightarrow 2Na_2Cr
O_4 + 6Na
Br + 4H_2O\)
III. BT cân bằng phương trình hóa học lớp 8
Bài 1: Cân bằng các phương trình sau:
1) Mg
Cl2 + KOH → Mg(OH)2 + KCl2) Cu(OH)2 + HCl → Cu
Cl2 + H2O3) Cu(OH)2 + H2SO4 → Cu
SO4 + H2O4) Fe
O + HCl → Fe
Cl2 + H2O5) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2 (SO4)3 + H2O6) Cu(NO3)2 + Na
OH → Cu(OH)2 + Na
NO37) P + O2 → P2O58) N2 + O2 → NO9) NO + O2 → NO210) NO2 + O2 + H2O → HNO3
Bài 2: Cho sơ đồ của các phản ứng sau:
a) Na + O2 → Na2O b) P2O5 + H2O → H3PO4c) Hg
O → Hg + O2 d) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
Lập PT hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng?
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về các dạng cơ bản và cáchcân bằng phương trình hóa học khó lớp 8, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!
Phương trình hóa học là gì? Cân bằng phương trình hóa học lớp 8 thế nào cho chính xác? Có lẽ đây chính là thắc mắc của phần lớn các bạn lớp 8 khi “chạm” đến chương phản ứng hóa học. Mỗi một chủ đề kiến thức sẽ có điểm thú vị riêng của nó, tạo nền tảng quan trọng để các bạn học tốt các năm học tiếp theo.
Ở bài viết này, gia sư Thành Tâm sẽ lần lượt giải đáp và hướng dẫn các bạn cách cân bằng phương trình một cách chi tiết nhất, dễ hiểu nhất. Hãy cùng đọc và tham khảo thôi nào? Chúng sẽ không quá khó đâu nè!

Nội dung bài viết ẨN
1. Phương trình hóa học là gì?
2. Nguyên tắc cân bằng phương trình hóa học lớp 8
3. Các bước cân bằng phương trình hóa học
4.
4.1. Cân bằng theo phương pháp truyền thống
4.2. Cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp đại số
4.3. Cân bằng phương trình bằng phương pháp bảo toàn electron
Phương trình hóa học là gì?
Phương trình hóa học hay còn gọi là một phương trình diễn biến phản ứng hóa học. Phương trình hóa học là một phương trình gồm có hai vế nối với nhau bởi dấu mũi tên từ trái sang phải, trong đó:
Vế trái biểu diễn các chất tham gia, vế phải biểu diễn các chất thu được sau phản ứng.Tất cả các chất điều được viết bằng công thức hóa học và có những hệ số đặt trước công thức hóa học để đảm bảo đúng định luật bảo toàn khối lượng.
Nguyên tắc cân bằng phương trình hóa học lớp 8
Để cân bằng đúng phương trình hóa học, các bạn cần phải nắm được nguyên tắc cơ bản sau:
Không có nguyên tử nào tự sinh ra hay tự mất đi mà chuyển từ hợp chất này sang hợp chất khác. Vì thế, số lượng nguyên tử của một nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.
Số lượng nguyên tử của một nguyên tố trong chất tham gia = số lượng nguyên tử của một nguyên tố trong chất tạo thành.
Các bước cân bằng phương trình hóa học
Các bạn cần ghi nhớ thứ tự các bước cân bằng phương trình hóa học dưới đây. Khi làm đúng các bước này, các bạn sẽ cân bằng được các phương trình từ đơn giản đến phức tạp. Cụ thể:
Bước 1: Cân bằng nhóm nguyên tử (SO4, NO3, OH, CO3,…)Bước 2: Cân bằng nguyên tử HidroBước 3: Cân bằng nguyên tử OxiBước 4: Cân bằng các nguyên tố còn lại. Những phương pháp cân bằng phương trình hóa học lớp 8
Sau đây gia sư lớp 8 của Thành Tâm xin gửi đến các bạn các phương pháp cơ bản dùng để cân bằng phương trình như sau:
Cân bằng theo phương pháp truyền thống
Bước 1: Viết phương trình đã choBước 2: Viết số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố mà bạn có ở mỗi bên của phương trình.Bước 3: Đếm số nguyên tử của các nguyên tố khác Oxi, Hidro ở vế trái và vế phải để cân bằng hệ số cho chúng bằng nhau.Bước 4: Cân bằng nguyên tố H và sau cùng là nguyên tố OxiVí dụ: Fe + HCl → Fe
Cl2 + H2
Trước phản ứng: Fe=1, Cl=1, H=1
Sau phản ứng: Fe=1, Cl=2, H=2
Lưu ý: Để nguyên tử Hidro và Oxi cuối cùng.
→ Bên phải có 2 nguyên tử Fe nên bạn cân bằng số 2 ở Fe
→ Bên phải có 2 nguyên tử Cl nên bạn cân bằng số 2 ở kí hiệu HCl
→ Cố định các chất đã có cân bằng, đếm nguyên tử H và hoàn thành phương trình hóa học.

Cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp đại số
Bước 1: Viết phương trình theo ký hiệu và công thức.
Bước 2: Thay thế các chữ số bằng biến số của chúng.
Bước 3: Kiểm tra số lượng các nguyên tố bên chất phản ứng cũng như bên sản phẩm.

Cân bằng phương trình bằng phương pháp bảo toàn electron
Bước 1: Xác định số oxi hóa của các chất có số oxi hóa thay đổi trước và sau phản ứng.
Bước 2: Cân bằng electron theo nguyên tắc: Tổng số electron nhường = Tổng số electron nhận
Bước 3: Dùng phương pháp 1 để xác định các hệ số của các chất.
→ Đây là phương pháp dùng để cân bằng các phương trình hóa học phức tạp và giải các bài toán khó.

KẾT LUẬN:
Gia sư hóa lớp 8 hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ lần lượt giải đáp và biết cách cân bằng phương trình hóa học lớp 8. Thật ra, khi bạn hiểu được bản chất và nguyên tắc cân bằng nguyên tố thì nó sẽ không khó như bạn nghĩ đâu nhé! Kiến thức lớp 8 là kiến thức quan trọng, tạo nền tảng quan trọng để chinh phục môn hóa trong những năm tiếp theo.
Xem thêm: Top 13+ chibi cảnh sát nhân dân việt nam, các cặp đôi cảnh sát đáng yêu trong tranh chibi
Mọi chi tiết và thắc mắc vui lòng liên hệ về số hotline 0374771705 hoặc fanpage để được tư vấn và hướng dẫn.