Chân dung của người phụ nữ được mệnh danh “Cô Ba Sài Gòn”, đệ nhất hoa khôi xinh đẹp nhất Hòn Ngọc Viễn Đông thời xưa vẫn luôn là một bí ẩn khó tìm ra lời giải đáp.

Bạn đang xem: Cô ba sài gòn là ai


Từ lâu, đã có nhiều tài liệu ghi chép về danh tiếng lẫy lừng của người phụ nữ được mệnh danh là “Cô Ba Sài Gòn”, với nhan sắc được ví như ""liều độc dược ái tình"" làm si mê trái tim của mọi đàn ông. Hàng nghìn giai thoại thêu dệt xoay quanh cuộc đời đầy sóng gió của bóng hồng khiến thân thế cô Ba vẫn còn là ẩn số, và thế hệ ngày nay chỉ được nghe kể qua những câu chuyện mang màu sắc kì ảo thiếu tính xác thực.

Theo những tư liệu lịch sử, có đến hai người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX cùng mang cái tên gần giống nhau là Ba Thiệu và Ba Trà. Cả hai người này đều được gọi chung là ""Cô Ba Sài Gòn"". Hai người phụ nữ, hai nhan sắc khác nhau, cuộc đời cũng khác nhau.

Cô Ba Thiệu – Hoa hậu đầu tiên đăng quang Miss Sài Gòn năm 1865

Cô Ba Thiệu quê gốc Trà Vinh, xuất thân trong gia đình gia giáo nên từ nhỏ cô am hiểu lễ nghi phép tắc, cha cô là thầy Thông Chánh nắm giữ nhiều quyền lực. Nhan sắc của cô Ba Thiệu được học giả Vương Hồng Sển miêu tả trong quyển Sài Gòn năm xưa là “Cô đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhơn tạo. Tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng. Đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Bưu điện”.

Nhan sắc của cô Ba Thiệu - Hoa hậu đầu tiên đăng quang Miss Sài Gòn năm 1865.

Vẻ đẹp tựa đóa hoa mộc lan trong sớm mai của Ba Thiệu chính thức tỏa sáng khi cô vượt qua 100 mỹ nhân giành ngôi vị quán quân cuộc thi hoa hậu đầu tiên mang tên Miss Sài Gòn, do người Việt tổ chức năm 1865. Nhiều nhiếp ảnh gia Pháp đề nghị cô chụp ảnh mặc áo tắm để đăng báo. Vốn là người tôn trọng thuần phong mĩ tục xã hội Việt Nam đương thời nên cô từ chối. Nhan sắc mỹ miều của cô Ba Thiệu được họa thành bức vẽ rồi mang in lên tem với con số phát hành kỉ lục lớn nhất Đông Dương ngày đó.

Vẻ thanh cao toát lên từ thân thế quyền quý.

Ngỡ rằng khi không màng đến ánh hào quang đô thị và chọn lối sống bình dị chốn thôn quê thì cô Ba Thiệu sẽ được hưởng niềm hạnh phúc. Nhưng số phận nghiệt ngã vùi dập đời hoa, gia đình cô bất ngờ hứng chịu bi kịch khủng khiếp, dẫn đến tính mạng cả nhà lâm nguy. Tên biện lý người Pháp Jaboin nhiều lần cậy quyền thế ve vãn và trêu ghẹo mẹ cô vì nhan sắc của bà cũng mặn mòi nhất nhì xứ. Trong một lần nóng giận, cha cô đã rút súng bán chết tên Jaboin và bị chính quyền Pháp thẳng tay xử tử, ngay sau đó cô bị bắt giam và quyên sinh nơi tù ngục.

Nhan sắc mỹ miều của cô Ba Thiệu được họa thành bức vẽ rồi mang in lên tem.

Tuy cuộc đời của hoa khôi bậc nhất Hòn Ngọc Viễn Đông mang hồi kết cay đắng nhưng vẻ đẹp và danh tiếng của cô đã lưu truyền khắp lục tỉnh. Bức ảnh chụp chân dung cô Ba Thiệu trở thành biểu tượng cho thương hiệu xà bông nổi tiếng do ông Trương Văn Bền sáng lập. Chất lượng của loại xà bông này giành lại thị trường trong nước mà bấy lâu hãng xà bông Pháp Marseille độc chiếm.

Cô Ba Thiệu trở thành biểu tượng cho thương hiệu xà bông nổi tiếng do ông Trương Văn Bền sáng lập.

Video: Ngô Thanh Vân thẳng tay tát Ninh Dương Lan Ngọc


Cô Ba Trà – Đệ nhất trong tứ đại mỹ nhân Sài Thành

Cô Ba Trà tên thật là Trần Ngọc Trà (sinh năm 1906), sau được giới thượng lưu Sài Gòn biết đến với một cái tên Tây phương khác là Yvette Trà. Nếu số phận có phần ưu ái cho cô Ba Thiều sinh ra trong nhà quyền quý thì phần cô Ba Trà lại định sẵn cuộc đời mang nhiều trái ngang sóng gió.

Ba Trà là con gia đình điền chủ khá giả thuộc Chợ Lớn (Tân An sau này), nhưng khi cô mới 5 tuổi thì một biến cố lớn xảy ra khi khiến cha cô - vì nghe lời thiên hạ đồn thổi mẹ cô ngoại tình nên đã tức giận chết bất đắc kì tử.

Chứng kiến cái chết ngỡ ngàng của đứa con trai yêu quý, bà nội cô cũng đột ngột qua đời. Gia đình bên nội cho rằng mẹ con cô là nguyên nhân gây ra hai cái chết thương tâm nên nhẫn tâm đuổi họ khỏi nhà, trong lúc mẹ của Ba Trà đang mang thai em cô trong bụng. Từ đó Ba Trà phải lớn lên trong đòn roi tủi nhục của người mẹ luôn đau đớn oán trách số phận.

Vẻ đẹp sắc sảo của cô Ba Trà làm bao người đàn ông say đắm.

Năm 14 tuổi, cô bị mẹ gả bán cho một lão bác sĩ Tây tuổi già hơn cô gấp 3 lần, và cuộc hôn nhân nhanh chóng đổ vỡ khi ông quay lại Pháp. Lúc này cô Ba Trà dần trổ mã thành thiếu nữ xinh đẹp và hớp hồn vị công tử nhà giàu đất Phan Rang. Cô lên xe hoa lần nữa nhưng đường tình duyên của cô lại trắc trở khi gặp người chồng quen thói trăng hoa. Cô ngậm ngùi trở về nhà trong sự trách mắng của mẹ. Sau đó cô nhanh chóng trở thành vợ của một bác sĩ danh tiếng, và lần thứ ba lên xe hoa của cô cũng có chung kết cục với 2 mối tình trước.

Cuộc đời Ba Trà chuyển sang bước ngoặt mới khi cô được sự dẫn dắt của một người phụ nữ sành sõi để kết thân với giới ăn chơi thượng lưu tại Sài Gòn và tiếp thu văn hóa Tây phương. Từ một cô gái lỡ dở tuổi xuân thì từng trải qua ba đời chồng, cô Ba Trà vụt sáng như đóa quỳnh nở vội vã trong đêm và được mệnh danh là Étoile de Saigon (Ngôi sao Sài Gòn), tiếng tăm của cô lan truyền đến tai những tay nhà giàu ăn chơi khét tiếng.

Nhan sắc quyến rũ không thể cưỡng lại của Ba Trà làm điên đảo những người đàn ông lắm tiền của và bằng cái đầu tinh quái, cô khiến họ dâng hết sản nghiệp. Các vị công tử gia đình quyền thế bậc nhất không thoát khỏi tay cô Ba Trà như Hắc công tử (Trần Trinh Huy), Bạch công tử (Lê Công Phước), công tử Bích - người từng tặng cô 70.000 đồng (trong lúc một lượng vàng thời đó khoảng 60 đồng) và cả tay trùm cờ bạc Sáu Ngọ vốn nổi tiếng mê trò đỏ đen hơn ái tình.

Chứng kiến sự bội bạc của những người chồng cũ nên dường như con tim cô đã chai sạn với tình yêu, tất cả những gì cô cần ở đàn ông chỉ là vật chất tiền bạc. Được vô số đại gia từ khắp Nam Kỳ lục tỉnh cung phụng chiều chuộng, cô Bà Trà sa chân vào vòng xoáy không lối thoát của cờ bạc và nghiện ngập á phiện, từng món nữ trang quý giá, các căn nhà xa hoa và xế hộp sang trọng lần lượt ra đi.

Bạch công tử (công tử Mỹ Tho) là một trong những người hết mực nuông chiều thói tiêu pha xa hoa của cô Ba Trà.

Cô Ba Trà chụp cùng Hắc công tử Trần Trinh Huy, tức công tử Bạc Liêu.

Bên cạnh nhan sắc vượt bậc thì cô Ba Trà còn nổi tiếng bởi việc dùng những loại siêu hình bùa phép quyến rũ đàn ông làm họ mê đắm mất đi lý trí, sẵn sàng chu cấp bất cứ gì cô muốn. Lúc bấy giờ dân trí nước ta chưa phát triển nên những loại hình mê tín dị đoan này khá phổ biến, mặc cho tác hại mang đến không thể nào lường trước.

Từng nắm trong tay trái tim của biết bao người đàn ông và vàng bạc nhung lụa phủ đầy châu thân, nhưng cô Ba Trà chưa từng trân trọng những gì mình được nhận. Sau này, khi thời thanh xuân đã trôi qua, nhan sắc cô Ba Trà ngày càng phai nhạt bởi hậu quả của một thời ăn chơi trác tán ngập chìm trong thuốc phiện, và những người đàn ông si mê sắc đẹp của cô cũng dần lảng tránh".

Lúc về già cô Ba Trà phải sống khổ cực nghèo khó và qua đời trong đơn độc một mình, chấm dứt cuộc đời đầy sống gió của đóa hoa quỳnh nở vội trong đêm.

Dù là hai người phụ nữ có mảnh đời trái ngược hoàn toàn nhưng cả cô Ba Thiều và cô Ba Trà đều không có được cuộc đời yên ả hạnh phúc. Họ sở hữu nét đẹp sắc nước hương trời và danh tiếng lẫy lừng xứng với tên gọi “Cô Ba Sài Gòn” nên có lẽ danh xưng mỹ miều này chẳng thể nào phân định là dành riêng cho ai.

Từ lâu, vẻ đẹp và danh tiếng của cô Ba, hoa hậu đầu tiên Sài Gòn được truyền tụng khắp Đông Dương. Tuy nhiên, thông tin về cuộc đời của cô vẫn còn không ít những ẩn số.


*

Chân dung cô Ba, con thầy Thông Chánh, hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn. Ảnh tư liệu.

Theo sách Giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa của tác giả Thượng Hồng (NXB Thanh niên, năm 2006) cô Ba được phong hoa hậu vào thập niên 90 của thế kỷ 19. Cô cũng là người Việt Nam đầu tiên được bầu là hoa hậu, được chính thức ghi danh trên báo chí Pháp ngữ ở Sài Gòn lúc bấy giờ và được người Pháp ngưỡng vọng, bốc lên tận mây xanh.

Một nhà báo viết trên tờ Le Cuorrier Saigonais rằng, nếu cô Ba chịu đi thi hoa hậu thế giới, thì chắc chắn có thứ hạng cao. Các tay phong lưu người Pháp cũng đánh hơi được điều đó, chính thức mời cô Ba ký hợp đồng để sang Pháp, giới thiệu với mọi người bên kinh đô ánh sáng, rồi sau đó sẽ tạo điều kiện cho cô Ba tham dự kỳ thi hoa hậu thế giới sắp sửa tổ chức. Nghe nói gia đình cô Ba đã không đồng ý, có lẽ vì sợ mất con vào mấy lão Tây háo sắc. Mà bản thân cô Ba cũng phản đối, bởi cô quan niệm rằng mình đi thi hoa hậu là để cho vui, để người ngoại quốc là phụ nữ Việt Nam không thua kém ai, còn chuyện thi tài với năm châu cô chưa nghĩ tới.

Một số tư liệu khác thì lại cho rằng, vào năm 1865, một cuộc thi sắc đẹp mang tên Miss Sài Gòn đã được tổ chức dành riêng cho các người đẹp Việt, có gần 100 cô gái ở Sài Gòn và các vùng phụ cận đăng ký dự thi. Cuộc thi cũng trải qua các phần thi khác nhau gần giống với các cuộc thi sắc đẹp bây giờ với kết quả người đoạt vương miện hoa hậu là cô Ba Thiệu, con gái của ông Chánh, làm nghề thư ký.

Sau khi cô Ba đăng quang hoa hậu, nhiều phóng viên Pháp đã đề nghị chụp ảnh áo tắm của cô đăng trên báo Pháp nhưng cô nhất định từ chối. Sau này, cô Ba đồng ý sử dụng ảnh vẽ chân dung và sau đó được in thành tem với số lượng lớn.

Cô Ba lấy chồng Việt hay chồng Tây?

Đề cập đến thân thế cô Ba trong sách Giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa, tác giả Thượng Hồng cho biết cô là con thứ của một viên quan nhỏ người Việt, giúp việc cho chính quyền bảo hộ, được gọi là thầy Thông Chánh.

Sách Nghìn năm bia miệng (tập 2), NXB Tổng hợp TP. HCM, năm 2018 của đồng tác giả Huỳnh Ngọc Trảng - Trương Ngọc Tường cũng khẳng định điều này. Sách cho biết, hai vợ chồng thầy Thông Chánh có một người con gái sắc nước hương trời, nổi tiếng một thời, đến nỗi hãng xà bông Trương Văn Bền đã in hình cô trên hộp đựng thứ xà bông thơm hảo hạng gọi là “Xà bông cô Ba” (theo Nguyễn Đức Hiệp - tác giả sách Sài Gòn Chợ Lớn ký ức đô thị và con người - thật ra người phụ nữ ấy chính là người vợ của Trương Văn Bền).

Một tư liệu khác cho biết, cô Ba tên thường gọi là cô Ba Thiệu, con của thầy thông Chánh, còn gọi là Nguyễn Trung Chánh ở Trà Vinh. Từ nhỏ, cô Ba đã được cha cho học hành tử tế nên so với nhiều thiếu nữ cùng thời.

Tuy nhiên, chuyện cô Ba lấy chồng Việt hay Tây thì lại có những thông tin khác nhau. Sách Nghìn năm bia miệng (tập 2) thì cho rằng, cô Ba lấy chồng Tây làm chức quan ba khi mới 16 tuổi.

*

Cô Ba được in hình trên tem. Ảnh tư liệu.

Một tư liệu khác thì lại cho biết một thời gian sau khi đăng quang ngôi vị Miss Sài Gòn, cô Ba quyết định lấy chồng trong sự tiếc nuối của rất nhiều chàng trai. Thay vì lấy một ông quan tây giàu có, cô Ba lấy một người đàn ông Việt Nam bình thường và chọn cho mình một lối sống giản dị, bỏ lại đằng sau nhiều ánh hào quang.

Như vậy, ngoài thông tin chồng của cô Ba là quan Tây và một thông tin khác là người Việt Nam bình thường, thì những tư liệu trên đều không cho biết thêm bất cứ một thông tin gì về người chồng cô Ba.

Cô Ba có phải là người bắn chết tên biện lý Jabois?

*

Thầy Thông Chánh giữa những tên tà mà. Ảnh tư liệu.

Sách Nghìn năm bia miệng (tập 2) cũng cho hay nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên như sau: Thầy Thông Chánh có một người vợ đẹp mỹ miều và cô con gái sắc nước hương trời (cô Ba). Một tên biện lý háo sắc kỳ cục tên là Jabois đã mê vợ thầy và theo đuổi không ngừng. Thầy biết việc làm bất chính này, song chẳng còn cách nào, đành phải đổi tới đổi lui chỗ làm, chỗ ở để cách ly hắn. Thế nhưng Jabois không buông tha và cũng đổi chỗ làm, chỗ ở theo, thậm chí hắn còn ve vãn cả cô Ba con thầy. Không những thế, hắn còn ỷ thế cản trở công việc xây nhà của thầy. Thầy Thông đâm đơn kiện hắn ra tòa. Hắn dùng quyền lực để khiến thầy thua kiện.

Bị o ép đủ bề, thầy Thông xin đổi về Trà Vinh, nhưng cũng chẳng bao lâu Jabois cũng đã chuyển về đây làm việc. Tức nước vỡ bờ, thầy Thông Chánh quyết định bắn chết Jabois vào đúng ngày lễ Chánh chung năm nọ (lễ Quốc khánh cộng hòa Pháp, tức 14/7).

*

Trước lúc tử hình thầy Thông Chánh. Ảnh tư liệu.

Thầy bị bắt ngay sau đó và bị giam ở Trà Vinh một thời gian, trước khi bị giải về Sài Gòn xét xử. Đến ngày xét xử thầy Thông, cô Ba (lúc này 16 tuổi đã có chồng) tay cầm súng sáu, đột nhập vào tòa định bắn chết tên Chánh án, nếu hắn xử ép cha mình. Tên Chánh án thấy bất an vội thét mã tà (lính đánh thuê) chặn cô lại. Vốn có chút võ nghệ nên cô đã đá lộn nhào bọn mã tà. Sau đó cô bỏ đi. Còn thầy Thông lại được áp giải về tòa Đại hình Mỹ Tho xét xử. Thầy bị kết án tử hình tại Trà Vinh.

Xem thêm: Top 7 Phần Mềm Chuyển Mp4 Thành Mp3 Tốt Nhất, Download Convert Mp4 To Mp3

Tóm lại, có rất nhiều tư liệu, giai thoại khác nhau xung quanh cuộc đời cô Ba, hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn và thông tin về cuộc đời của cô còn những ẩn số. Dẫu vậy, người đẹp vang bóng một thời này vẫn được người đời nhắc đến là một hoa hậu bậc nhất Hòn Ngọc Viễn Đông.