Sự thành công ngoài sức mong đợi của bom tấn "Cổ kiếm kỳ đàm" trong mùa hè 2014 là bệ phóng lớn đưa tên tuổi của hàng loạt diễn viên trong phim lan xa.

Bạn đang xem: Cổ kiếm kỳ đàm zing tv


Lý Dịch Phong

Năm 2014 là năm đáng ghi nhớ trong sự nghiệp diễn xuất của “nam thần” trẻ tuổi Lý Dịch Phong. Với thành công vang dội của Cổ kiếm kỳ đàm, tên tuổi chàng Bách Lý Đồ Tô, Lý Dịch Phong thực sự vụt sáng thành sao.

*

Sở hữu vẻ ngoài điển trai, thu hút, cùng khả năng diễn xuất biến hóa linh hoạt, với hơn 7 năm lăn lộn tích góp kinh nghiệm trong nghề anh chàng sinh năm 1987, Lý Dịch Phong được đánh giá là gương mặt sáng giá nhất trong “Tứ tiểu Nam Thần” Trung Quốc hiện tại. Với thành công của Cổ kiếm kỳ đàm, bộ phim cổ trang thể loại tiên hiệp, chuyển thể từ game online, Lý Dịch Phong đã trở thành “hiện tượng mới” của làng phim ảnh Hoa ngữ, hình ảnh của anh phủ khắp xứ Trung và lan ra khắp các nước trong khu vực.

*

Sau bộ phim, Lý Dịch Phong là tâm điểm của báo giới và truyền thông. Hàng loạt dự án mới tới tay và anh chàng Bách Lý Đồ Tô là cái tên được các đạo diễn Trung lựa chọn hàng đầu. Sắp tới, bằng việc tham gia dự án phim Đạo mộ bút ký, một dự án chuyển thể từ tiểu thuyết đình đám cùng tên của Nam Phái Tam Thúc, thủ vai nam chính Ngô Tà, tên tuổi và hình ảnh Lý Dịch Phong dự kiến sẽ còn phủ sóng rộng rãi hơn nữa.

*
Tạo hình nhân vật Ngô Tà (Lý Dịch Phong) trong Đạo mộ bút ký.

Trong lần chuyển thể lên màn ảnh nhỏ này, Đạo mộ bút ký sẽ là là phim bộ TV series đầu tiên của làng phim Hoa ngữ. Học tập theo cách làm phim của truyền hình Mỹ, dự kiến serie phim Đạo mộ bút ký sẽ chia thành 8 phần, phát sóng trong 8 năm liên tiếp, mỗi phần gồm 12 tập. Bộ phim do Hoan Thụy sản xuất, với đội ngũ làm phim danh tiếng, và dàn diễn viên có thực lực như nam chính vai Ngô Tà của Lý Dịch Phong, Dương Dương (vai Trương Khởi Linh), Lưu Thiên Tá (vai Vương Bàn Tử), Trương Trí Nghiêu (vai Ngô Tam Tỉnh), Ngụy Nguy (vai Phan Tử)…

*
Poster phim Hoạt sắc sinh hương.

Ngoài ra các dự án phim của Lý Dịch Phong đã quay xong và đang chờ lịch chiếu như bộ phim truyền hình dân quốc Hoạt sắc sinh hương với sự tham gia của “đại sư huynh” Trần Vĩ Đình , Đường Yên, Thư Sướng… sẽ phát sóng vào giờ vàng trên kênh Hồ Nam cuối tháng 11/2014.

Dương Mịch

Năm 2014, nàng “hoa đán Đại lục” Dương Mịch có màn tái xuất màn ảnh nhỏ ấn tượng trong Cổ kiếm kì đàm. Với vai diễn Phong Tình Tuyết nhí nhảnh, thông minh, có mối tình “thanh mai trúc mã” chân thành, cảm động với chàng Bách Lý Đồ Tô (Lý Dịch Phong). Phong Tình Tuyết là người luôn bên cạnh giúp Đồ Tô khống chế sát khí của “Phần Tịch”.

*
Tạo hình nhân vật Phong tình Tuyết của Dương Mịch rất được ủng hộ. Tuy hơn nam chính Lý Dịch Phong một tuổi nhưng bà xã của Lưu Khải Uy vẫn đẹp đôi với bạn diễn.

Nổi tiếng là cuồng công việc, không nghỉ ngơi dài sau mỗi bộ phim, gần đây xôn xao thông tin Dương Mịch xác nhận tham gia dự án phim điện ảnh Thực tâm giả (Ngoảnh lại hóa tro tàn) chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Tân Di Ổ. Được biết, chính mẹ đẻ tiểu thuyết gốc nhà văn Tân Di Ổ đã đề xuất mời Dương Mịch hóa thân thành nhân vật Phương Đăng. Nữ nhà văn cho rằng nhân vật nữ chính Thực Tâm Giả là vai diễn nội tâm u ám, đòi hỏi diễn xuất chắc tay, chỉ có Dương Mịch là gương mặt phù hợp nhất ở thời điểm hiện nay. Nếu Dương Mịch gật đầu đồng ý, đây sẽ lại là một dự án phim chuyển thể nữa của cô nàng hoa đán tài năng này.

Kiều Chấn Vũ

Được biết đến là “mĩ nam cổ trang” hàng đầu xứ Trung, Kiều Chấn Vũ tuy chưa tạo ra được bước đột phá trong sự nghiệp diễn xuất của mình và chỉ thành công trong những vai nam thứ nhưng cũng chính vì vậy người hâm mộ và khán giả xem truyền hình ngày càng hi vọng một tác phẩm thật đặc sắc mà Kiều Chấn Vũ thủ vai chính thành công đưa tên tuổi của “mĩ nam cổ trang” lên tầm cao mới.

*
Tạo hình Kiều Chấn Vũ trong vai diễn Âu Dương Chấn Cung.

Với vai diễn Âu Dương Chấn Cung lãng tử hào hoa trong Cổ kiếm kỳ đàm, Kiều Chấn Vũ ghi dấu ấn sâu đậm không thua kém gì nam chính Lý Dịch Phong. Nhập thân vào vai phản diện, nhưng không những không làm người xem ghét bỏ mà còn khiến khán giả đồng cảm sâu sắc với nhân vật trong phim. Với khả năng diễn xuất đầy nội tâm, Kiều Chấn vũ đã thể hiện một Âu Dương Chấn Cung hai mặt với trái tim đầy thù hận và nhẫn tâm dù có phải “nghịch thiên” nhưng không bao giờ đầu hàng số phận và luôn khao khát được sống là chính mình và được yêu thương.

Ngay sau Cổ kiếm kỳ đàm, Kiều Chấn Vũ liên tiếp tham gia các dự án phim mới. Vừa qua (17/10), bộ phim truyền hình dân quốc Đàm hoa mộng chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Trần Quyên do Kiều Chấn Vũ và An Dĩ Hiên đóng vai chính tổ chức lễ khai máy tại phim trường Hoành Điếm bộ phim còn có sự tham gia của Quách Hiểu Đình, Vu Cương… Bộ phim thuộc thể loại trinh thám điều tra phá án, trong phim, Kiều Chấn Vũ đóng vai nam chính Trình Từ Hàng, một sĩ quan cảnh sát đẹp trai, thân thủ bất phàm, phong lưu, hài hước, tràn đầy tinh thần chính nghĩa.

Trần Vĩ Đình (William Chan)

Là ca sĩ, diễn viên nổi tiếng Hong Kong, với làn sóng hâm mộ đông đảo Trần Vỹ Đình chuyển hướng phát triển sự nghiệp tại Trung Quốc Đại lục, miền đất hứa rộng lớn cho những diễn viên trẻ hiện nay.

*

Sau Cổ kiếm kỳ đàm, anh tiếp tục sát cánh bên “sư đệ” Lý Dịch Phong trong bộ phim truyền hình dân quốc Hoạt sắc sinh hương, bên cạnh thiếu gia hào môn Lý Dịch Phong, Trần Vĩ Đình sẽ đóng vai thám trưởng lạnh lùng. Hoạt sắc sinh hương có nội dung xoay quanh ân oán tình thù giữa hai gia tộc sản xuất hương lớn bậc nhất thời dân quốc.

*
Trần Vĩ Đình và bạn diễn Thư Sướng trong Hoạt Sắc Sinh Hương.

Ngoài ra, Trần Vĩ Đình sẽ tiếp tục đóng phim với một nhân vật khác trong Cổ kiếm kỳ đàm là Mã Thiên Vũ trong bộ phim Duyên đến hạnh phúc. Do công ty Hoàn mỹ thời không (Premier Media & Entertainment Group) sản xuất, bộ phim thần tượng Duyên đến hạnh phúc được đạo diễn Lâm Hợp Long – “cha đỡ đầu của phim thần tượng Đài Loan” chính tay chỉ đạo. Phim tụ hội dần diễn viên thần tượng đang lên như Mã Thiên Vũ, “em gái toàn dân” Đặng Gia Giai, “đại sư huynh” Trần Vỹ Đình, Ngao Khuyển... dàn diễn viên “tuấn nam, mỹ nữ” cũng là điểm nhấn thu hút người xem. Trong phim, Trần Vĩ Đình sẽ là anh trai cùng cha khác mẹ với Mã Thiên Vũ và có mối tình tay ba đầy gay cấn với nữ chính Đặng Gia Giai.

Mã Thiên Vũ

Nhờ vai diễn Phượng Lan Sinh ngộ nghĩnh, đáng yêu trong Cổ kiếm kỳ đàm, danh tiếng Mã Thiên Vũ càng tăng lên không ngừng. Sau bộ phim anh tham gia vào phim trường Duyên đến hạnh phúc cùng Đặng Gia Giai làm nên đôi tình nhân đẹp mắt trên màn ảnh.

Phim truyền hình Duyên đến hạnh phúc đi theo mô-típ truyền thống kể về mối tình thơ mộng giữa chàng bạch mã hoàng tử và cô bé lọ lem. Mã Thiên Vũ nhận vai công tử con nhà giàu phóng khoáng - Hà Mộ, không cam lòng trước hôn lễ sắp đặt của gia tộc, liền đào hôn, chạy theo tự do, hướng tới tình yêu đích thực ; gặp được và kết bạn với Tô Hiểu Hiểu (Đặng Gia Giai) - cô gái hận kết hôn do từng bị lừa dối.

*

Từ oan gia đến bằng hữu, rồi thành tri kỷ, Mã Thiên Vũ và Đặng Gia Giai tạo nên câu chuyện tình lãng mạn thời hiện đại

Trịnh Sảng

Sau bộ phim Cổ kiếm kiỳ đàm, nàng “hồ ly tinh” Tường Linh (Trịnh Sảng) cũng hoàn thành vai diễn của mình trong Ngũ thử đại náo Đông Kinh đóng cặp với “đệ nhất mĩ nam cổ trang” Nghiêm Khoan.

*

Tạm rời tạo hình cổ trang gần đây Trịnh Sảng thử sức với dòng phim dân quốc trong dự án phim truyền hình Vẫn cứ thích em do biên kịch Đồng Hoa chấp bút. Với cốt truyện diễn ra trong bối cảnh một trường đào tạo quân sự, Trần Kiều Ân và Trịnh Sảng rất có thể sẽ hóa thân thành tình địch trong “cuộc chiến” giành tình yêu của chàng nam chính khoác áo lính (do Giả Nãi Lượng thủ vai). Vẫn cứ thích em do hãng chế tác Chiết Giang Mộng Ảo Tinh Sinh Viên đầu tư sản xuất đã khai máy ngày 14/10.

*

Được biết Trịnh Sảng sẽ đóng vai Tiêu Hàm, tuy nhiên tới cuối tháng 10, cô mới bắt đầu các cảnh quay và dự kiến sẽ hoàn thành trong khoảng 20 ngày. Một dự án phim khác của Trịnh Sảng là Thái cực tôn sư đang bị hoãn lại do nguyên nhân từ phía nhà sản xuất. Hiện Trịnh Sảng đang đàm phán các dự án phim khác.

Cẩm Tâm Tựa Ngọc Liên Hệ QC: Xem phim online miễn phí HD, Xem phim vietsub được cập nhật nhanh nhất trên Netflix, bao gồm phim lẻ , phim bộ.

Phạm Băng Băng bị chỉnh sửa cảnh quay trong "Võ Mỵ Nương truyền kỳ" là minh chứng rõ nhất việc sáng tạo trang phục phim lịch sử quá đà sẽ gây phản cảm.Bạn đang xem: Tịch mịch không đình xuân dục vãn zing tv


*

Sohu đưa tin do ảnh hưởng của các bộ phim cổ trang trên màn ảnh, những mẫu phục trang thời nhà Đường, Hán, Minh ngày càng được khán giả yêu thích. Tuy nhiên cũng vì khán giả yêu thích, am hiểu về cổ phục, yêu cầu về phục trang trong các phim lịch sử Trung Quốc ngày càng khắt khe.

Có không ít những đoàn phim như Diên Hi công lược, Như Ý truyện lấy việc đầu tư cho trang phục làm điểm nhấn thu hút khán giả và nhận được lời khen ngợi. Bên cạnh đó, một số dự án phim vì thiếu sót trong tạo hình, phục trang đã bị chỉ trích dữ dội.

Châu Tấn, Phạm Băng Băng được may hàng trăm bộ trang phục

Năm 2014, Phạm Băng Băng ra mắt bộ phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ gây sốt khắp châu Á. Điểm khiến khán giả theo dõi tác phẩm này không chỉ bởi nội dung gay cấn mà nhờ hàng nghìn bộ trang phục đẹp lộng lẫy.

Võ Mỵ Nương truyền kỳ sử dụng tới 3.000 bộ xiêm y cho các nhân vật cung tần mỹ nữ, trong đó, chỉ riêng Phạm Băng Băng đã có tới 260 bộ. Điều này tạo nên hiệu quả mãn nhãn cho cả bộ phim. Mỗi giai đoạn của cuộc đời Võ Mỵ Nương đều có phục trang thiết kế riêng, phù hợp với hoàn cảnh, địa vị lúc đó.


*

*

Trang phục của Phạm Băng Băng trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ rất lộng lẫy.

Đoàn phim Chân Hoàn Truyện (2012) cũng sử dụng tới 800 bộ váy áo khác nhau cho dàn phi tần hùng hậu. Vì thời đại của vua Ung Chính trong lịch sử tôn vinh đức tính tiết kiệm, nên trang phục của các nhân vật không lộng lẫy, nhiều vàng bạc, nhưng không kém phần tinh tế.

Trong những năm gần đây, các tác phẩm cổ trang chiếu mạng với kinh phí thấp được sản xuất rầm rộ. Trang phục không còn được chỉn chu, cầu kỳ như trước. Chính vì vậy, những bộ phim chú trọng vào từng khâu thiết kế như Hậu cung Như Ý truyện càng được yêu thích, trân trọng.

Theo Sina, tổng số trang phục cho nhân vật của Châu Tấn lên tới 200 bộ. Sina cho biết trang phục trong buổi lễ đăng quang của Kế Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị được chuẩn bị chi tiết đến từng chiếc vòng, trâm cài tóc. Để có được những hình ảnh về trang phục hoàng hậu triều Thanh đúng với lịch sử, đạo diễn Uông Tuấn đã dựa vào những bộ sưu tập tại Bảo tàng cung điện Bắc Kinh.


*

Châu Tấn mặc đồ giống hệt hình ảnh của Kế Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị ở bảo tàng.

Hậu cung Như Ý truyện mời chuyên gia về trang phục cung đình triều Thanh là Lý Đông Học tới để tư vấn. Do đó, các đồ trang sức, hình thêu trang trí, mũ miện của nhân vật tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng cấp bậc địa vị. Ví dụ, từ chức Phi trở lên mới được đeo áp châu Phật khâm trên áo, còn Tần vị trở xuống thì đeo áp khâm đơn.

Diên Hi công lược của biên kịch Vu Chính cũng từng chia sẻ quá trình làm nên hàng trăm bộ trang phục phục vụ quay phim. Trong đó, đoàn phim mời 18 nghệ nhân về thực hiện thủ công từng chiếc quạt, cây trâm, tái hiện lại các hoa văn truyền thống trên y phục thời Mãn Thanh với 18 kỹ thuật thêu khác nhau. Biên kịch Vu Chính đã đầu tư tới 250 triệu NDT (37 triệu USD) cho phần bối cảnh và phục trang.


*

Phạm Băng Băng bị cắt cảnh khoe ngực trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ.

Do đó, khi phát sóng tại Hong Kong, đài TVB đã phải chi tới 15 triệu NDT (2,2 triệu USD) chỉnh sửa lại váy vóc của các nhân vật, dán thêm một miếng vải che đi phần ngực nóng mắt. Đây chính là hệ quả của việc sáng tạo quá lố cổ phục.

Tuy nhiên, những đoàn phim tận tâm đầu tư vào phục trang không nhiều. Đa số trang phục của diễn viên được thuê sẵn sau đó phối hợp các chi tiết lại.

Một số đoàn phim vì kinh phí nghèo nàn diễn viên phải dùng hàng nhái mua trên mạng. Thái tử phi thăng chức ký khiến khán giả cười chê vì phát hiện ra trang phục mà nữ diễn viên Trương Thiên Ái mặc thực chất chế lại từ bộ váy đi biển có giá rẻ. Cô cũng thường xuyên mặc váy cúp ngực hở vai trong khi đây là phim cổ trang.


Quần ngắn, váy quây xuất hiện trong Thái tử phi thăng chức ký bị chỉ trích vì không phù hợp với phim cổ trang.

Thái tử phi thăng chức ký gây được tiếng vang nhưng cũng vấp chỉ trích vì tạo hình các nhân vật trong phim phản cảm, không theo khuôn mẫu cổ trang. Các nhân vật nam trong phim đều mặc quần ngắn bên trong thay vì quần lụa dài truyền thống. Đồ vật cũng làm bằng nhựa, thức ăn là các món từ hộp cơm của cả đoàn phim.

Tuy nhiên, nhà sản xuất bộ phim Thái Tử Phi thăng chức ký thú nhận kinh phí sản xuất ít ỏi khiến họ phải tìm cách khắc phục. Nhưng những tác được đầu tư như Bao Thanh Thiên 2016, Phong Thần Bảng 2 lại cố tình mặc trang phục hở quá mức để thu hút khán giả. Công chúa Như Ý trong Bao Thanh Thiên 2016 có phần váy hở ngực quá mức không đúng phong cách phụ nữ thời Tống, mang nét triều Đường.

Bên cạnh đó là sự cẩu thả trong các chi tiết đính trên trang phục. Lưu Khải Uy diễn vai hoàng đế trong Tịch mịch không đình xuân dục vãn, trên áo có hình rồng nhưng con rồng này không hề uy nghi mà gây cười. Hàn Tuyết diện một chiếc váy trắng cut-out không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Trung Quốc thời cổ đại.


Phục trang cẩu thả và phá cách không hợp lý khiến khán giả khó chịu, làm giảm chất lượng của tác phẩm.

Theo Sina, đặc trưng của trang phục qua các thời kỳ phong kiến được nghiên cứu rất kỹ lưỡng tại Trung Quốc. Một số đặc điểm cơ bản của cổ phục, thông qua bộ phim cổ trang cũng được khán giả ghi nhớ. Do đó, việc nhầm lẫn thiết kế từ thời này sang thời khác bị đánh giá là lỗi nặng, không được khán giả chấp nhận.

Giá trị của phục trang phim lịch sử

Hầu hết đoàn làm phim để tiết kiệm chi phí sẽ không may nhiều trang phục mới. Phim cổ trang thường quay tại những phim trường lớn như Hoành Điếm, Vô Tích, Thượng Hải... Những người quản lý phim trường còn có dịch vụ cho thuê quần áo số lượng lớn. Vì vậy, sau khi hoàn thành "sứ mệnh", phục trang sẽ được giặt sạch để đưa cho nhóm quay khác.

Với những trang phục được thiết kế riêng, tác phẩm thành công cũng góp phần nâng giá của sản phẩm. Những bộ phục trang mà Dương Mịch mặc trong Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa, của Lý Dịch Phong trong Cổ kiếm kỳ đàm đều được mang bán đấu giá. Số tiền thu được bù vào chi phí sản xuất phim.

Xem thêm: Búp bê em bé như thật " - búp bê em bé như thật giá tốt tháng 12, 2022


Một số nghệ sĩ mua lại những trang phục mình thích trong tác phẩm do chính họ đóng. Châu Tấn giữ riêng 90% số phục trang của nhân vật Như Ý. Nữ diễn viên chia sẻ cô thường mặc những bộ này tại nhà để nhớ lại khoảnh khắc khi hóa thân vào vai diễn. Tài tử Triệu Hựu Đình cũng mua lại một số cổ phục của vai Dạ Hoa trong Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa. Phạm Băng Băng trả tiền cho bộ long bào cô mặc trong lễ đăng cơ phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ để làm kỷ niệm.

Theo Sina, trang phục cũng là một phần của lịch sử. Vì vậy, để không lan truyền những kiến thức sai lệch về văn hóa cổ đại, các nhà làm phim phải tận tâm nghiên cứu trước khi thiết kế cho phim.