Những bạn có ý định sang Hàn Quốc học tập, làm việc hay định cư chắc hẳn đều từng đã có thắc mắc này trong đầu: “Sống ở Hàn Quốc hay ở Việt Nam tốt hơn nhỉ?”. Để có sự so sánh khách quan và công bằng nhất, cùng Du học Tín Phát xem xét vấn đề này trên một số tiêu chí nhé.

Bạn đang xem: Cuộc sống ở hàn quốc như thế nào

*
I. Một số tiêu chí để so sánh

1. Cuộc sống có dễ dàng không?

2. Có an toàn về tài chính, kiếm tiền có dễ không?

3. Có nhiều bạn bè, thân thích không?

4. Số giờ làm việc có nhiều không, có bị áp lực công việc không?

5. Thời gian đi chơi, ăn nhậu có nhiều không?

6. Có gia đình bên cạnh không?

7. Bạn có điều gì đặc biệt yêu thích khi sống ở đây?

Thực tế hiện nay có nhiều người nhắc đến đi du học, xuất khẩu lao động Hàn Quốc bằng tính từ “màu hồng” nhưng với thái độ châm chọc, chế giễu. Họ cho rằng Hàn Quốc đúng ra màu xám, còn màu hồng là do các công ty tuyển dụng vẽ nên để lừa người không biết gì sang đó bán sức. Không thể phủ nhận việc một số nơi tô vẽ quá đà về những viễn cảnh tốt đẹp bên Hàn khiến nhiều người lầm tưởng Hàn Quốc đẹp lắm, việc nhẹ lượng cao, cuộc sống sung sướng… Hệ quả tất nhiên, khi sang đó mà họ chỉ cần thấy không như kỳ vọng của mình sẽ sinh ra tâm trạng chán nản, thất vọng và suy nghĩ tiêu cực. Nhưng hãy thử gạt bỏ hết các định kiến, đánh giá một cách khách quan bạn sẽ thấy Hàn Quốc cũng “xịn” lắm đấy!

Nghĩ đến lý do vì sao bạn có ý định đi nước ngoài, cụ thể là Hàn Quốc. Chẳng phải bạn có điểm không hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam sao? Chẳng hạn như lao động vất vả, miệt mài bán chất xám mà đồng lương vẫn ít ỏi, đồ ăn mất vệ sinh, hay chương trình học không đủ đáp ứng nhu cầu… Vậy sao sau khi sang Hàn, chất lượng cuộc sống được nâng cấp hơn nhiều thì vẫn không hài lòng?!

Ở Hàn thì kêu khắt khe, nhiều luật lệ, đắt đỏ, ít bạn bè, ít khi được đi ăn nhậu không được thoải mái như ở nhà. Ngược lại về Việt Nam rồi thì chê chất chất lượng cuộc sống thấp, không sạch sẽ, giao thông lộn xộn, không văn minh bằng Hàn.

Chúng ta nên nhìn nhận một cách khách quan là: Sống ở đâu cũng có mặt tốt mặt xấu, ở đâu cũng có cái thú vị riêng, quan trọng là thái độ của chúng ta sẽ khiến cho cuộc sống vui vẻ và dễ dàng hơn. Nhưng phải công nhận một điều là, cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn khi chúng ta đã bước chân ra đi, học được thêm ngoại ngữ mới, biết được nhiều thứ mới và học được các kỹ năng sinh tồn trong cuộc sống (bao gồm cả các kỹ năng nghề nghiệp).

Bạn hãy nhớ lại lý do vì sao bạn bước chân ra đi, dù là đi du học hay đi lao động? Chẳng phải là để nhìn thế giới bên ngoài, học hỏi ngoại ngữ và các kỹ năng nghề nghiệp hay sao? Không quên ý định ban đầu là cách tốt để chúng ta tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình mà không chệch hướng khỏi đó.

II. So sánh cụ thể Hàn Quốc và Việt Nam

*

 Cuộc sống ở Việt Nam và Hàn Quốc đều có ưu nhược điểm riêng

1. Ưu điểm

– Có nhiều người muốn sống tại Hàn Quốc vì:

+ Cuộc sống an toàn, không khí trong lành, cảnh đẹp

+ Đi làm thu nhập cao, cơ hội tích lũy tiền bạc lớn

+ Đa số con người thanh lịch, lịch sự

+ Cuộc sống vô cùng tiện lợi

+ Thực phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe

+ Học thêm ngôn ngữ mới, học nghề tốt, mở mang sự hiểu biết

– Có nhiều người lại muốn sống ở Việt Nam vì:

+ Ở gần người thân, có bạn bè, đi ăn nhậu và vui chơi dễ dàng

+ Đồ ăn ngon, hợp khẩu vị

+ Văn hóa thân quen hơn

+ Cơ hội kinh doanh lớn hơn (vì là người Việt)

+ Kiếm bạn gái, bạn trai dễ hơn, v.v…

Rốt cuộc thì nơi nào nhiều ưu điểm hơn? Không có câu trả lời chung vì mỗi người có những nhu cầu khác nhau vào từng thời điểm khác nhau. Nhưng nếu biết cách thì sống ở đâu bạn cũng có thể tìm thấy niềm vui.

2. Hạn chế

– Những khó khăn khi sống tại Hàn Quốc:

+ Xã hội công nghiệp, phải làm thêm giờ (có thể 10 – 14 tiếng/ngày)

+ Ít bạn bè, không có gia đình bên cạnh

+ Cơ hội kiếm bạn trai, bạn gái ít hơn

+ Có thể thức ăn không hợp khẩu vị của bạn (cần làm quen)

+ Khác biệt về văn hóa

– Những hạn chế khi sống ở Việt Nam:

+ Không khí không trong lành, cuộc sống bất tiện

+ Thu nhập trung bình nhìn chung là thấp

+ Không an toàn (nhiều trộm cướp, lừa đảo)

+ Một số nơi phải đi làm Thứ 7 (hay nửa ngày Thứ 7)

+ Vấn đề an toàn thực phẩm kém

Có thể nói, ở đâu cũng có ưu điểm và hạn chế riêng rất khó để khẳng định sống ở đâu là tốt hơn. Có nhiều người thích sống bên Hàn vì cuộc sống an toàn, con người lịch sự, không khí trong lành lại có nhiều cảnh ôn đới đẹp. Một số thích về Việt Nam hơn vì họ thích đi cà phê với bạn bè, sống bên cạnh gia đình và đặc biệt là kiếm người yêu dễ hơn. Có lẽ lựa chọn sống ở đâu là tùy thuộc mỗi người và sở thích của họ.

Tại sao không sống thử ở Hàn Quốc để lựa chọn xem đâu mới là cuộc sống phù hợp với mình nhỉ. Bạn có thể trải nghiệm vài năm, sống, học tập và làm việc ở đấy, tích lũy kiến thức, tích lũy tiền bạc. Bỏ ra vài năm, thu hoạch được nhiều, nếu không thích chúng ta lại có thể quay về sống ở Việt Nam. Khi trở về Việt Nam, bạn vừa có ngoại ngữ, vừa bằng cấp nước ngoài, lại có vốn cơ hội kiếm việc làm mới lương cao hay tự kinh doanh nằm trong tầm tay. Có lẽ đây là cách tối ưu nhất vẹn cả đôi đường.

Chưa kể nhiều người sang Hàn và thấy sống ở Hàn vui hơn, có thể họ hợp với tính cách, văn hóa người Hàn hơn. Có thể nhiều người sẽ phê phán họ sính ngoại, không yêu nước, như vậy là ấu trĩ vì mỗi người có quyền mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Chính Việt kiều đóng góp rất nhiều cho kinh tế Việt Nam.

III. Ai sống bên Hàn sẽ vui?

Thường đó là những người yêu thích tiếng Hàn, yêu thích nước Hàn và sự văn minh của Hàn Quốc. Họ yêu thích ẩm thực Hàn và chịu khó đi khám phá các nơi. Họ chăm chỉ học tiếng, giao tiếp tốt, là người tuân thủ luật pháp… vì vậy Hàn Quốc là môi trường dễ chịu với họ. Chẳng khó gì khi ta biết thích ứng với môi trường sống, thay vì kêu ca, không chịu thích ứng thì nơi nào cũng “dễ ghét” thôi. 

*

Bạn thích sống ở Việt Nam hay Hàn Quốc?

Chẳng hạn như ăn uống? Phần lớn mọi người mua đồ ăn liền trong siêu thị và kết luận là chả có gì ngon cả. Giống như người nước ngoài qua Việt Nam, mua một trái xoài ngoài chợ, ăn thấy không ngon và kết luận Việt Nam chẳng có trái gì ngon vậy. Chúng ta phải bỏ công ra khám phá thì mới thấy cuộc sống thú vị. Chẳng hạn, người Hàn sang Việt Nam chỉ dám quanh quẩn ở khu người Hàn, chỉ ăn đồ ăn Hàn, vào bar, club vui chơi… Những người như thế thì chẳng bao giờ hiểu được nền văn hóa và ẩm thực Việt Nam cả. Muốn hiểu thì phải chịu khó đi ăn ốc, ăn hàng, đi chợ hoa,… thì mới có thể thấy yêu thích cuộc sống ở Việt Nam được.

Chính vì lẽ đó, chúng ta không thể lấy hiện tượng để đánh giá bản chất được, phải tìm hiểu sâu sát lúc đó mới thấy được nó có phù hợp với mình, có đúng với điều mà mình đánh giá không?!

IV. Ai sống ở Việt Nam vui?

Những người cho rằng sống ở Việt Nam thoải mái thì thường là những người có sự ổn định và an toàn về tài chính, tức là có tiền phòng thân rồi. Nếu đi làm quần quật ở Việt Nam mà lương thấp thì chắc cuộc sống sẽ không vui vẻ lắm. Nhiều người thấy Việt Nam vui chủ yếu là do họ đã đi nước ngoài và có mức lương cao hơn mặt bằng chung rất nhiều, tức là chỉ “vui” nếu nhìn từ quan điểm của họ thôi.

Hoặc là nhiều bạn đi du học, về Việt Nam chơi 1 – 2 tháng rồi không muốn quay lại bên kia vì nghĩ Việt Nam vui hơn. Nhưng cần nhớ cái “vui” này là khi chúng ta về chơi ít ngày, không đi làm, chứ nếu về Việt Nam rồi tất bật đi làm thì nhìn chung nhiều người vẫn chọn không về Việt Nam đâu mà thích ở lại Hàn đi làm kia. Không tin bạn cứ thử hỏi 10 người đi Hàn về xem, số đông người trả lời sẽ cho bạn câu trả lời chính xác.

Du học Hàn Quốc để trải nghiệm cuộc sống

V. Kết luận

Cuộc sống ở đâu cũng sẽ dễ dàng vui vẻ nếu:

+ Bạn có kỹ năng cốt lõi

+ Bạn chịu khó học hỏi nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

+ Bạn có công việc tốt và nhiều lựa chọn (kể cả lựa chọn sống và làm việc ở nước ngoài)

+ Thế giới quan của bạn rộng (hiểu biết thế giới)

+ Nhân sinh quan của bạn rộng (tránh rơi vào các rủi ro như “Nô lệ của mức lương”)

+ Có người yêu, gia đình…

Cuộc sống vui vẻ hay không là do bản thân chúng ta có tìm cách để cuộc sống ngày càng dễ dàng và vui vẻ hơn hay không mà thôi, tức là chúng ta có đang theo đuổi đam mê, lý tưởng không hay chỉ chạy theo số đông trên một vòng tròn.

Nhắc tới Hàn Quốc là nhiều người hình dung đến những bộ phim Hàn Quốc lãng mạn, xứ sở kimchi.... rồi đến những việc như lao động xuất khẩu và lấy chồng Hàn Quốc. Không ít người cho rằng cuộc sống ở Hàn Quốc là thiên đường bởi tiền lương ở Hàn cao như tháp Namsan hay những tòa nhà chọc trời sừng sững giữa các thành phố lớn của xứ kimchi. Vậy thực chất cuộc sống ở Hàn như thế nào?

*
Những Lễ Hội Đặc Sắc Của Đất Nước Hàn Quốc

ở Hàn Quốc, điều tra toàn quốc cho thấy, số người trong một hộ gia đình trung bình là 2,82 người. Hiện nay, ở nơi này hộ gia đình 1 người chiếm khá nhiều. Đây chủ yếu là hộ của những thanh niên đi học hoặc đi làm xa nhà bố mẹ mà chưa lập gia đình. Vì vậy nếu chỉ tính hộ gia đình từ 2 người trở lên thì số người trung bình mỗi hộ là 3,44 người, tức là đa phần các hộ gia đình có khoảng 1 hoặc 2 con. 

*

Cũng như người Việt Nam, người Hàn có quan niệm rằng càng có nhiều con càng hạnh phúc, nhưng hiện nay, người ta nghĩ rằng không thể có nhiều con được. Theo thăm dò do Văn phòng Thủ tướng tiến hành về lý do tại sao số con giảm đi, 58,2% trả lời rằng vì mất nhiều chi phí giáo dục con cái, 50,1% nêu lý do không có khả năng về kinh tế để nuôi dạy, chăm sóc con cái, và 44,7% trả lời rằng khó có thể vừa đi làm vừa nuôi con. ở đây, trong tất cả hộ gia đình có cả hai vợ chồng, tức là không kể những gia đình chỉ có một người, 57,2% các bà vợ đi làm và tỷ lệ hộ gia đình hạt nhân khá cao. Vì vậy, có con nhỏ thì vợ phải nghỉ việc để chăm sóc con. Và nói chung, sau khi đẻ con, người phụ nữ không dễ quay lại làm việc tại cơ quan cũ. Đây cũng là một trong nhiều lý do khiến cho gia đình nơi đây chỉ có ít con. 

*

Theo thống kê năm 1997, thu nhập bình quân mỗi tháng của một hộ gia đình là 595.123 tức khoảng 4.400 đôla Mỹ. Nhưng mỗi tháng phải nộp thuế thu nhập, thuế cư trú và các loại cước phí bảo hiểm như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, v,v… tức khoảng 16,5% so với thu nhập. Theo luật pháp Hàn Quốc, công dân Hàn bắt buộc phải gia nhập bảo hiểm y tế, 20 tuổi trở lên thì phải gia nhập bảo hiểm hưu trí, và những nhân viên biên chế của các công ty phải gia nhập bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy không thể tránh được những khoản tiền này. Mức thuế tiêu dùng tăng từ 3% lên 5% nên người dân phải chịu nhiều gánh nặng hơn trước.

*

Một khoản chi phí lớn khác trong gia đình là chi phí ăn uống. Thống kê cho thấy mức chi trung bình khoảng 800.000 won tức khoảng 780 đôla 1 tháng, chiếm 13,4% tổng thu nhập. Món ăn chính của người Hàn là cơm. Ở Hàn, giá 1kg gạo loại trung bình khoảng 3~4000won, tức khoảng 4,5 đôla Mỹ, gấp mươi lần giá ở Việt Nam. Cùng với cơm người dân Hàn ăn các loại thịt, cá, rau, đậu. Nói về thịt người Hàn thích ăn 3 loại thịt là thịt bò, thịt lợn, thịt gà. Ngoài 3 loại thịt này ra họ còn ăn các loại thịt khác như thịt cừu, v,v… nhưng số lượng tiêu thụ không đáng kể. Giá 1 cân thịt bò khoảng 80.000 won tức khoảng 80 đôla, thịt lợn khoảng hơn 16 đôla, thịt gà khoảng 8 đôla. Cá thì người Hàn thích ăn các loại cá biển hơn cá nước ngọt. Người Hàn thường ăn trứng gà, không ăn trứng vịt. Giá trứng gà Nhật Bản khá rẻ, 30 quả khoảng won 4000 tức khoảng $4,2 . Giá rau có thể coi là đắt đỏ tại seoul, và họ thường sử dụng để muối cái loại kimchi. Hoa quả thì có thể nói khá rẻ nhờ vận dụng các phương pháp phù hợp giảm tối thiếu việc nhập hoa quả nước ngoài, một thùng cam 10kg chỉ mất 20.000won. 

*

Đắt đỏ nhất ở Hàn phải kể đến giá nhà ở. Tuy giá đất ở Hàn đã giảm nhiều Nhưng nếu muốn mua nhà ở thủ đô seoul với mức chi phí gấp 4 lần tổng thu nhập 1 năm, tức khoảng 250.000 đôla, thì phải tìm ở những nơi cách xa trung tâm khoảng 30 km. Muốn tìm nhà trong nội thành thì có lẽ phải chuẩn bị 350.000 đôla trở lên. Trong bối cảnh như vậy, 35% hộ gia đình sống ở nhà mua và 70% còn lại sống ở nhà thuê. 35% hộ gia đình sống ở nhà tập thể, chung cư. Nếu chỉ tính vùng seoul thì hơn 50% hộ sống ở nhà tập thể. Khi mua nhà, người ta áp dụng chế độ trả góp dài kỳ 20-30 năm, với mức trả góp mỗi tháng khoảng 750 đôla.ở vùng này hầu hết mọi người mua nhà trả góp. Thu nhập trong tương lai phải ổn định thì mọi người mới sẵn sàng mua nhà theo hình thức này. Nhưng hiện nay kinh tế vùng này đang trì trệ nên sức mua nhà cũng giảm đi. Tình hình kinh tế đình trệ những năm 1997-98 khiến cho người dân tại mảnh đất này rất lo lắng về cuộc sống. Theo thăm dò năm ngoái của Văn phòng Thủ tướng, vấn đề nhiều người lo lắng nhất là sức khỏe của bản thân, thứ 2 là cuộc sống sau khi về hưu, thứ 3 là sức khỏe của gia đình, thứ 4 là thu nhập từ nay trở đi, tiếp đến là học hành, tìm việc, hôn nhân của con cái. ở mảnh đất này, trường cấp 1 và cấp 2 là giáo dục bắt buộc nên nếu con đi học các trường công thì không cần nộp học phí. Nhưng để cho con đi học trường cấp 3, đại học và các trường chuyên môn thì phải nộp học phí. Theo bộ giáo dục, kể từ khi con 4 tuổi bắt đầu đi mẫu giáo đến khi 18 tuổi tốt nghiệp cấp 3, tổng cộng các chi phí cho con đi học, bao gồm học phí nộp cho nhà trường, tiền mua văn phòng phẩm, tiền ăn trưa ở trường v,v… vào khoảng 38.000 đôla nếu học trường công, còn học trường tư thì chừng 69.000 đôla. Đây là chỉ tính chi phí cho 1 con.Nói chung người ngoài nhìn vào mảnh đất này đều cho rằng cuộc sống ở Hàn thật sung sướng vì lương bổng cao, phúc lợi tốt. Mà quả thực, với số tiền lương lĩnh trong nước, nếu tiêu ở nước ngoài là những nơi có vật giá rẻ hơn nhiều thì rõ ràng dễ mang lại ấn tượng người Hàn chi mạnh tay. Bản thân người Hàn, đến 91% cho rằng họ thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, từ những số liệu kể trên, nếu lấy tổng thu nhập của mỗi hộ gia đình trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, chi phí ăn uống, đi lại, giáo dục cho con cái, v.v… thì thấy cũng chẳng còn lại bao nhiêu. Hàn Quốc là một trong những nước mà người dân có thu nhập cao . Nhưng với mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở đắt đỏ, có lẽ chỉ nên dùng từ “đủ” chứ không thể dùng từ “dư thừa” để nói đến cuộc sống của người Hàn. Có chăng chỉ là một bộ phận trong xã hội mà thôi.Ở Hàn, công việc tốt có nghĩa là tiền lương cao và đảm bảo một tương lai ổn định. Và để dễ dàng có một công việc tốt như mong muốn thì phải có tấm bằng đại học danh giá. Có lẽ vì vậy nên các gia đình chỉ có ít con để có khả năng đầu tư. Nhưng cạnh tranh gay gắt về giáo dục không chỉ là gánh nặng của các bậc phụ huynh mà còn là gánh nặng của bản thân những đứa trẻ. Đối với những em 10 tuổi, thời giờ dành cho học tập trung bình trong 1 ngày là khoảng 6 tiếng đồng hồ.

*

Học sinh nơi này học rất nhiều. ở Hàn Quốc, giờ học của các trường cấp 1, 2, 3 bắt đầu từ khoảng 9 giờ. 1 tiết kéo dài 45-50 phút, học hết 4 tiết thì nghỉ trưa khoảng 1 tiếng rồi lại học thêm 2 tiết nữa. Học xong vẫn chưa về được mà phải tự dọn dẹp phòng học sạch sẽ, sau đó phải tham gia vào các hoạt động thể thao, văn hóa, tức “câu lạc bộ.” Từ lớp 4 trở lên, các học sinh tự chọn những môn mà mình quan tâm, và tham gia câu lạc bộ dành cho môn đó. Ở trường có nhiều câu lạc bộ như bóng chày, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, kiếm đạo, nhu đạo, trà đạo, họa, nhạc, v,v… Sau khi tan học, các học sinh về nhà ăn cơm. Cũng như Việt Nam, ở Hàn “kinh doanh giáo dục” được triển khai tích cực và có rất nhiều trường luyện thi . Nhiều học sinh sau giờ học ở trường chính quy, về nhà ăn cơm xong lại đến trung tâm để học thêm. Theo điều tra của bộ giáo dục, thậm chí trong các học sinh cấp 1 cũng có gần 40% học sinh đi học trường luyện thi. Đối với học sinh cấp 2 thì tỷ lệ này tăng lên đến 70%.

Xem thêm: Những Câu Nói Hay, Hài Hước Về Tán Gái, Những Câu Tán Gái Hay Ngắn Gọn

Học quá nhiều như vậy nên trẻ em Hàn ít có thời gian vui chơi. Theo điều tra năm ngoái, mỗi ngày, thời gian dành cho các hoạt động giải trí của học sinh trường cấp 2 trung bình chỉ là 54 phút. Kết quả điều tra cho thấy, trong thời gian rỗi, học sinh nam thích nhất là trò chơi điện tử. Phương tiện giải trí này được xếp thứ nhất đối với học sinh cấp 1-2 và thứ 2 trong học sinh cấp 3. Cách giải trí được học sinh nam ưa thích thứ 2 là nghe nhạc. Học sinh nữ thì thích nhất là nghe nhạc, thứ 2 là chơi trò chơi điện tử. Trong học sinh cấp 3, cả nam, nữ đều thích hát karaoke. Karaoke không được xếp trong 10 trò chơi giải trí ưa thích nhất của học sinh cấp 1-2 nhưng đối với học sinh cấp 3 thì được xếp thứ 3 với nam giới, thứ 2 với nữ giới.Ở trường, các em sinh hoạt câu lạc bộ và trong đó có các môn thể thao nên khi nghỉ ngơi thì ít chơi thể thao. Học sinh cấp 2 chơi thể thao chỉ 51 phút và học sinh cấp 3 thì chỉ chơi 34 phút trong tuần. Theo điều tra này, đối với học sinh 10 tuổi, thứ tự các môn thể thao được ưa thích là bowling, bơi, bóng chày, bóng đá, bóng rổ. Những người lứa tuổi 20 thích chơi các môn bowling, trượt tuyết, bóng chày, câu cá, bơi. Những người 30 tuổi trở lên thì chơi golf leo núi...Còn cuộc sống của người lớn như thế nào? Đa số người lớn đương nhiên phải đi làm để kiếm sống. Sự khác biệt lớn với tình hình lao động Việt Nam là tỷ lệ nhân viên làm việc trong các cơ sở nhà nước và các chính quyền địa phương. ở nơi này, số lượng viên chức cả các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương là 4.430.000 người, chiếm 7% trong tổng số người lao động là 64.142.000. 93% còn lại đi làm các công ty và cơ quan thuộc khu vực tư nhân. Xét về loại việc làm, 30% người lao động làm việc liên quan đến sản xuất mặt hàng công nghiệp, xây dựng như nhân viên nhà máy, kỹ sư, công nhân xây dựng v,v… Kế tiếp là những người làm việc tại văn phòng, chiếm 18,8%, người bán hàng chiếm 14,8%, những người làm việc nghiên cứu – phát triển chiếm 12%. Những người làm nông nghiệp, ngư nghiệp chỉ chiếm 5,9%.Số người làm việc ở nhà máy, số kỹ sư và công nhân ngành xây dựng nhiều như vậy, chính là ví dụ rõ nhất về 1 nước công nghiệp tiên tiến. Trong 30 năm qua, giới này lúc nào cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số người lao động, luôn luôn hơn 30%. Trong khi đó, số người làm nghề nông, ngư nghiệp giảm đi một cách nhanh chóng. 30 năm trước họ chiếm gần 25% nhưng hiện nay chỉ chiếm 5,9%, mà đa số là người già. Đây cũng là vấn đề nghiêm trọng. Ngược lại, những người làm nghề nghiên cứu-phát triển, nhân viên văn phòng, làm việc dịch vụ đã và đang tăng lên.Một điểm khác biệt của công nhân viên nơi đây so với công tư chức ở Việt Nam là thời gian đi làm – vừa mất thời gian, vừa rất mệt mỏi. Thời gian đi làm và về nhà trong một ngày của tất cả người lao động bình quân là 49 phút. Nhưng ở các thành phố lớn như Tokyo thì thời giờ đi lại thực tế cao gấp đôi chỉ số trung bình nói trên. Điều này khiến người cha, người chồng đi làm ở ngoài khó có nhiều dịp tiếp xúc với gia đình. Vào những ngày trong tuần, trừ thời gian ngủ, thời gian người cha, người chồng tiếp xúc với gia đình chỉ khoảng 4 tiếng đồng hồ.Từ trước đến nay, người Hàn nghĩ rằng để đưa kinh tế đất nước phát triển, người dân phải chịu khó, làm việc cần cù. Nay vùng này đã đạt mục tiêu “trở thành một nước phát triển kinh tế” nên cách suy nghĩ của người dân cũng dần dần thay đổi. 56% người nghĩ rằng, về mặt vật chất họ có đủ thứ rồi nên từ nay trở đi sẽ coi trọng đến việc làm cho cuộc sống tinh thần phong phú hơn. 54,6% người nghĩ rằng, dù không thỏa mãn được về kinh tế thì họ cũng dành ưu tiên hơn cho một cuộc sống dễ chịu, thoải mái.Gần đây, người mảnh đất này đã bắt đầu nghĩ tới việc làm cho cuộc sống tinh thần phong phú hơn. Nhưng khi người ta có quan tâm đến điều đó thì kinh tế Hàn trên đường suy thoái. Hiện nay, các công ty đang mạnh mẽ tiến hành cải tổ. Số vụ phá sản của công ty cũng tăng lên. Sự ổn định của thị trường lao động dựa trên chế độ thâm niên và tuyển dụng suốt đời đang bị đe dọa. Có nhiều người đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Trong khi đó, số người già tăng với tốc độ khá nhanh. Nên dẫn đến nhiều vấn đề cần giải quyết như viện dưỡng lão, hay việc nguy cấp là cân bằng dân số giữ lớp trẻ và già nên các công ty môi giới hôn nhân được lập ra, tiếp đó là nguồn lao động ở tầng lớp trẻ thiếu nên cần bổ sung lao động nước ngoài...Không thể công nhận cuộc sống ở Hàn hơn hẳn Việt Nam về chế độ cơ sở vật chất, y tế, giao thông , bộ máy nhà nước ... cũng như mức lương. Nhưng ở đó chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như ngôn ngữ, văn hoá, lối sống ăn nhanh làm nhanh đi nhanh khiến cuộc sống giống như một guồng máy bắt buộc phải hoat động mỗi ngày giống nhau vậy.