Để tang hay xả tang đều là những nghi thức thể hiện sự đau buồn và nhớ thương đối với người đã khuất. Việc để tang có ý nghĩa quan trọng thì việc xả tang cũng nghĩa quan trọng không kém. Thời gian để tang và đeo băng tang đen trong bao lâu thì bài viết dưới đây sẽ lý giải, hãy cùng tham khảo nhé!

=> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Tang lễ trọn gói tốt nhất HCM

TÌM HIỂU VỀ XẢ TANG LÀ GÌ?

Thời điểm mà một người qua đời gia đình, anh em, họ hàng thể hiện sự tiếc nuối được gọi là nghi thức phát tang. Sau thời điểm đó thì gia đình của người đã khuất thực hiện tổ chức tang lễ, thực hiện những nhiệm vụ cũng như bổn phận của người đã sống dành cho người mất trong thời gian cố định được gọi là để tang. Như vậy thì xả tang chính là thời gian mà gia đình hoàn tất nhiệm vụ và bổn phận để tang.

Bạn đang xem: Đeo băng tang đen trong bao lâu

Lễ xả tang còn được biết đến với tên gọi khác chính là cúng mãn tang. Đây cũng chính là buổi lễ được tiến hành với mục đích thông báo cho mọi người về thời gian hết việc của người đã khuất. Ngoài ra thì việc cúng mãn tang đôi khi còn được xem là một nghi thức tưởng niệm người đã khuất và cầu được phù hộ.

THỜI GIAN ĐỂ TANG VÀ ĐEO BĂNG TANG ĐEN BAO LÂU THÌ CÓ THỂ XẢ TANG

Gia đình để tang trong bao lâu mới có thể tiến hành nghi thức xả tang? Dựa vào mối quan hệ của người còn sống với người đã khuất mà sẽ có thời gian để tang khác nhau. Theo tục lệ thông thường sẽ có 2 hình thức chính là đại tang và tiểu tang, trong đó bao gồm 5 bậc khác nhau và được gọi là ngũ phục.

Đối với đại tang

Đại tang sẽ có thời gian để tang là khá lâu, thường sẽ là 3 năm trước khi tiến hành nghi thức cúng mãn tang. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều gia đình chỉ thực hiện thời gian để tang trong vòng 27 tháng. Điều này có thể lý giải như sau lấy thời gian mang thai 9 tháng để tính 1 năm, và 3 năm sẽ là 27 tháng nhưng chưa có căn cứ rõ ràng.Thông thường thì đây sẽ là thời gian để tang của những người có mối quan hệ với người đã khuất. Một số đối tượng có thể kể đến như cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con dâu để tang che mẹ chồng, cháu đích tôn để tang thay cha(dành cho trường hợp cha đã qua đời).

Đối với tiểu tang

Tiểu tang sẽ có thời gian để tang ít hơn đại tang, thời gian tối đa sẽ là 1 năm và chi thành 4 bậc, cụ thể:Cơ niên sẽ có thời gian để tang là 1 năm. Đối tượng bao gồm: cha mẹ để tang con trai, dâu trưởng hay con gái chưa đi lấy chồng, con rể để tang cha mẹ vợ….Đại công sẽ có thời gian để tang ít hơn thời gian để tang cơ niên, và thời gian để tang chỉ khoảng 9 tháng. Đối tượng bao gồm: cha mẹ để tang cho con dâu thứ, hay con gái đã đi lấy chồng, anh chị em họ hàng để tang cho nhau….Tiểu công thì thời gian để tang người đã mất chỉ khoảng 5 tháng là sẽ có thể cúng mãn tang. Những đối tượng bao gồm: con để tang cha mẹ ghẻ, anh chị em họ hàng đã đi lấy chồng và để tang cho nhau….Ti ma là hình thức để tang ít nhất, thời gian để tang chỉ 3 tháng sau tang lễ. Đối tượng bao gồm: con dâu, con rể, cô, gì, cậu để tang cho nhau…

*

Thời gian thực hiện việc xả tang là bao lâu?

Hiện nay thì cuộc sống hiện đại hơn việc xả tang, để tang và những vấn đề không còn được giữ đúng nghi thức thuở xưa. Trước đây thì con cháu trong gia đình phải qua giỗ đại tường mới được mãn tang. Tuy nhiên thì ngày nay có nhiều lý do khách quan khác nhau, sau khi thực hiện nghi lễ cúng 49 ngày hoặc hỏa táng có thể xin cúng xả tang.

Đây không phải là những điều sai trái hay lỗi đạo, tùy theo yêu cầu của gia đình mà có thời gian chịu ngắn hay dài. Suy cho cùng thì sự hiếu thảo vẫn được nằm ở tấm lòng, tâm của mỗi con người. Những nghi lễ chỉ là một hình thức để thể hiện tấm lòng đó mà thôi.

Trên đây là thời gian để tang và đeo băng tang đen trong bao lâu thì nên xả tang. Mong rằng bài viết sẽ giúp gia đình có thể hiểu rõ hơn về phong tục tập quán Việt Nam

Tang Phục biểu hiện trình độ văn hóa – văn minh của các dân tộc trên thế giới.Ở châu âu, những người chịu tang thường dung Tang Phục màu đen.Ở Việt Nam ta thì Tang Phục màu trắng đã trở thành phong tục từ xưa cho đến nay.Theo nghi thức tang lễ truyền thống thì con trai, con gái, con dâu dùng khăn trắng, thắt bỏ múi ra đằng sau (để phân biệt với hàng cháu chắt).Con rể và các cháu trong họ cũng dùng khăn trắng nhưng không thắt kiểu bỏ múi như trên mà gấp vào.Người Việt Nam chúng ta cũng có tập tục dùng khăn vàng – đỏ - xanh tùy theo người để tang là cháu chắt, chút, chít, cháu nội, cháu ngoại, v.v…

Có Những Loại Tang Phục (Đồ Tang) Nào?

Theo “Thọ Mai Gia Lễ” thì Tang Phục được chia thành 5 hạng Tang Phục nhu sau:1. Quần áo sổ gấu là để tang cha mẹ, áo xô, khăn xô 3 năm.Vợ để tang chồng cũng là như vậy, nhưng cha mẹ chồng còn sống thì không được sổ gấu mà vẫn để tang 3 năm.Con cái để tang mẹ mà cha vẫn còn sống thì cũng không được sổ gấu.2. Cơ phục là để tang 1 năm3. Cửu công là để tang 9 tháng4. Tiểu công là để tang 5 tháng5. Ty ma là để tang 3 tháng.
*

Tang Phục (Đồ Tang) Và Thời Gian Chịu Tang Chi Tiết

Theo phong tục truyền thống của Việt Nam và theo “Thọ Mai Gia Lễ” thì được chia thành rất nhiều loại Tang Phục để Chịu Tang theo vài vế lớn nhỏ trong gia đình.Hiện nay, do xã hội càng này càng phát triển và thay đổi, nên một số Cách Chịu Tang đã được lược bỏ, và hiện nay các đại gia đình có “Ngũ Đại Đồng Đường” hầu như rất hiếm.Vậy nên, trong bài chia sẻ này, Dịch Vụ Tang Lễ Đức Thịnh chỉ chia sẻ những Cách Chịu Tang Và Thời Gian Chịu Tang vẫn còn đang duy trì và được áp dụng hầu hết trong các gia đình “Tứ Đại Đồng Đường” trở xuống như sau:

Để Tang Cha Mẹ

1. Tang cha sinh ra mình thì khăn áo xô sổ gấu để tang 3 năm, gậỵ tre.Mẹ sinh ra mình thì vén gấu để tang 3 năm, gậy gỗ vông.Nếu cha đã mất trước rồi, thì tang mẹ cũng được mặc áo sổ gấu.2. Cha dượng: ở chung thì để tang 1 năm, nếu trước ở chung rồi sau không ở thì để tang 3 tháng, nếu không ở chung thì không tang.3. Nhũ mẫu: là vú nuôi cho bú mớm thì tang 3 tháng.4. Mẹ kế: thì vén gấu, hay sổ gấu để tang 3 năm, nếu mẹ kế phải chia rẽ thì không để tang.5. Anh chị em ruột của cha: để tang 1 năm. Nếu cô đã lấy chồng thì để tang 9 tháng.6. Anh chị em họ của cha: để tang 5 tháng. Nếu cô họ đã lấy chồng thì để tang 3 tháng.

Để Tang Cùng Vai Vế

1. Anh chị ruột: để tang 1 năm.2. Chị dâu: để tang 9 tháng.3. Anh chị họ: để tang 5 tháng.4. Chị dâu họ: để tang 3 tháng.5. Anh chị cùng cha khác mẹ: để tang 5 tháng, vợ anh thì không tang.

Tang Họ Ngoại (Họ Nhà Mẹ)

1. Tang ông bà sinh ra mẹ: để tang 5 tháng.2. Anh chị của mẹ: để tháng 5 tháng.Dân gian có câu: “Chồng cô – vợ cậu – chồng dì” không để tang.3. Anh chị con ruột của cô hoặc cậu hoặc dì ruột: để tang 3 tháng.

Vợ Để Tang Họ Nhà Chồng

1. Ông bà của chồng: để tang 9 tháng.2. Anh chị ruột của ông chồng: để tang 3 tháng, nếu bà cô đã lấy chồng thì thôi.3. Ông bà sinh ra mẹ chồng: để tang 3 tháng.4. Ông bà sinh ra chồng: áo quần sổ gấu 3 năm, dù chồng có là con nuôi vẫn phải để tang theo chồng.5. Anh chị em ruột của cha chồng: để tang 5 tháng.6. Vợ để tang chồng: 3 năm, áo quần sổ gấu.7. Anh chị ruột của chồng: để tang 1 năm.8. Vợ và chồng của anh chị ruột bên chồng: để tang 5 tháng.9. Anh chị họ của chồng: để tang 3 tháng.10. Vợ và chồng của anh chị họ bên chồng: cũng để tang 3 tháng.11. Vợ khác của cha chồng: để tang 1 năm.12. Cậu và dì của chồng: để tang 3 tháng.(Trên đây là để tang họ chồng, nếu ai bị chồng bỏ thi ơn nghĩa ấy cắt đứt, không phải để tang)

Chồng Để Tang Họ Nhà Vợ

Chồng để tang cha mẹ vợ là 1 năm, các trường hợp còn lại không phải để tang. Vợ chết lấy vợ khác cũng vậy.

Con Gái Xuất Giá Để Tang Họ Mình

1. Ông bà: để tang theo anh em trai thế nào thì mình cũng thế.2. Anh chị em ruột của ông: để tang 3 tháng. Nếu bà cô đã lấy chồng thì không tang.3. Cha mẹ sinh ra mình: áo vén gấu, để tang 1 năm4. Anh chị em ruột vói cha: để tang 9 tháng.5. Vợ hoặ chồng của anh chị em ruột với cha: cũng để tang 9 tháng.6. Anh chị em họ của cha: để tang 3 tháng.7. Anh chị ruột: để tang 9 tháng.8. Chị dâu: để tang 5 tháng.9. Anh chị họ: để tang 5 tháng. Chị họ đã xuất giá để tang 3 tháng.Con gái xuất giá đang để tang cha mẹ được 1 năm mà chồng bỏ thì phải để tang cha mẹ 3 năm.

Tang Bên Cha Mẹ Nuôi

1. Ông bà của cha mẹ nuôi: để tang 1 năm.2. Cha mẹ nuôi: áo gấu hoặc sổ gấu có gậy và để tang 3 năm.3. Ông bà sinh ra mẹ nuôi: để tang 5 tháng, còn lại thì không để tang.

Xem thêm: Cách Khôi Phục Tin Nhắn Trên Viber, Cách Khôi Phục Tin Nhắn Viber Khi Bị Xóa, Bị Mất

*
Ngoài ra, cần chú ý đến Trường Phục:Trường Phục có 3 loại như sau:1. Trường Trưởng: từ 16 – 19 tuổi.2. Trường Trung: từ 12 – 15 tuổi3. Hạ Trường: từ 8 – 10 tuổi.Tất cả đều lấy thứ tự để tang giáng 1 bậc. Như vốn giáng 9 tháng, trưởng trường giáng 7 tháng, trung trường giáng 5 tháng, hạ trường giáng 3 tháng. Các trường hợp khác đều như thế mà suy ra.Ví dụ: trai đã lấy vợ, gái đã lấy chồng dẫu còn trẻ. Cũng không thể gọi là trường được, như vốn mình phải để tang 1 năm, trưởng trường giáng xuống 9 tháng, trung trường giáng xuống 7 tháng, hạ trường giáng xuống 5 tháng.Tùy thuộc vào phong tục tập quán riêng của mỗi vùng miền khi áp dụng hình thức Chịu Tang người mất sẽ khác nhau.Tham Khảo Thêm Thông Tin Hưu ích Khác:Cúng Cơm Là Gì?
Hỏa Táng Là Gì?
Các Hình Thức Mai Táng Phổ Biến Tại Việt Nam Hiện Nay