
VOV.VN - Xung đột Nga-Ukraine được cho là sẽ cung cấp manh mối về cách công nghệ tiên tiến phát huy vai trò trong một cuộc chiến trên biển, chẳng hạn như cách hệ thống phòng thủ bờ biển, công nghệ giám sát tiên tiến, phương tiện không người lái có thể kết hợp để giành quyền kiểm soát các vùng nước.
Bạn đang xem: Dự án chiến hạm ddg (x) tương lai của hải quân mỹ
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2/2022, Hạm đội Biển Đen của Nga đã thực hiện các cuộc tấn công với lợi thế áp đảo, một phần do quy mô và sức mạnh của lực lượng hải quân Ukraine đã suy giảm đáng kể từ khi Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014.

Tàu chiến Nga đi qua eo biển Bosphorus, Thổ Nhĩ Kỳ trên đường tới Biển Đen hồi tháng 4/2021. Ảnh: Reuters.Chiến lược pháo đài hàng hải
Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, tàu chiến Nga đã hoạt động ngoài khơi biển Ukraine, kiềm chân các lực lượng Ukraine trong một cuộc tấn công đổ bộ vào thành phố cảng Odessa và nhiều địa điểm khác ở phía Tây. Nga nhanh chóng giành được Đảo Rắn và nắm quyền kiểm soát nút giao thông đường quan trọng của Ukraine.
Tuy vậy, theo thời gian, Ukraine đã xây dựng được một hệ thống phòng thủ khá hiệu quả, dựa trên tên lửa chống hạm được sản xuất bên trong và bên ngoài Ukraine, tàu mặt nước không người lái, máy bay không người lái (UAV) cũng như khai thác các thông tin tình báo qua vệ tinh. Hệ thống phòng thủ này đã gây ra nhiều thách thức đối với Nga.
Có lẽ diễn biến đáng chú ý nhất trong các trận chiến hải quân giữa Nga – Ukraine là vụ soái hạm Moskva bị chìm tại Biển Đen. Phía Ukraine tuyên bố đã bắn trúng con tàu bằng một tên lửa chống hạm. Còn Nga cho biết con tàu bị hư hại nặng và chìm xuống biển sau khi xảy ra hoả hoạn vì kho đạn phát nổ trong lúc phục vụ chiến dịch quân sự ở Ukraine. Vụ chìm tàu cho thấy, Biển Đen là khu vực không an toàn với các tàu mặt nước khi xung đột Nga-Ukraine leo thang. Tuy vậy, không thể phủ nhận khả năng của Nga vận hành các tàu mặt nước gần Ukraine đã giúp Moscow có lợi thế quân sự to lớn.
Dù Ukraine đang đạt được một số bước tiến trên bộ, nhưng trong các trận đánh trên biển, hải quân Nga vẫn giữ được lợi thế quan trọng, đặc biệt ở Biển Đen và Biển Azov. Điều này cho phép Nga theo đuổi chiến lược phát triển pháo đài hàng hải bao quanh là tàu ngầm, hầm chứa tên lửa và thủy lôi. Pháo đài là vùng nước tương đối an toàn, được bảo vệ trước những cuộc tấn công từ bên ngoài. Nga có thể sử dụng các pháo đài như vậy để duy trì quyền kiểm soát các vùng biển và làm bàn đạp để tấn công tầm xa vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Ngoài ra, Nga cũng có thể sử dụng Biển Đen như một vùng đệm chiến lược để bảo vệ Crimea.
Về phần mình, Ukraine không có một lực lượng hải quân đủ lớn để áp đảo sức mạnh của hải quân Nga. Tàu khu trục Hetman Sahaidachny – một trong những trụ cột chính của Hải quân Ukraine đã bị đánh đắm vào tháng 3/2022 và hoạt động của họ chủ yếu phụ thuộc vào các hạm đội nhỏ gồm 4 đến 5 tàu tuần tra, được sử dụng làm nhiệm vụ trinh sát và bảo vệ. Điều này hạn chế khả năng của Ukraine trong việc làm suy yếu lực lượng hải quân đối phương các mục tiêu quân sự quan trọng ở Crimea.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết cung cấp cho Ukraine các tàu tuần tra, nhưng những con tàu này phần lớn được thiết kế để bảo vệ các tuyến đường thủy hơn là tham gia tác chiến trên biển. Vẫn chưa rõ khi nào Ukraine sẽ được tiếp nhận những con tàu này do Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa 2 eo biển Bosporus và Dardanelles vào tháng 2.
Trong suốt cuộc xung đột, Nga đã tận dụng lợi thế hàng hải để kiềm chân lực lượng Ukraine và gây thiệt hại cho nền kinh tế nước này. Trong những tháng đầu tiên phát động chiến dịch quân sự, các tàu chiến Nga đã phong tỏa hoạt động thương mại của Ukraine, tấn công mục tiêu đối phương bằng vũ khí chính xác tầm xa. Đối với Moscow, lực lượng hải quân có vai trò rất quan trọng trong việc làm suy yếu các nguồn lực của Ukraine.

Sự xuất hiện của phương tiện không người lái
Theo các nhà quan sát, xung đột Nga-Ukraine có thể là cuộc xung đột đầu tiên tàu không người lái được sử dụng rộng rãi. Ukraine được cho là đã sử dụng tàu mặt nước không người lái tấn công tàu chiến của Nga tại một số căn cứ hải quân. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, họ đã thu hồi và phân tích các mảnh vỡ của phương tiện không người lái được sử dụng để tấn công các tàu thuộc Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol vào tháng 10 và phát hiện các phương tiện này được trang bị hệ thống định vị.
Dù thiệt hại vẫn chưa được công bố nhưng mối đe dọa từ các phương tiện này sẽ làm thay đổi tính toán của Nga về việc lập căn cứ trên biển. Nhiều cường quốc hải quân khác chắc chắn sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cuộc xung đột và rút ra bài học quan trọng. Các chuyên gia quân sự cho rằng, những gì diễn ra tại Sevastopol có thể dự báo về tương lai của các trận hải chiến. Trong thời gian tới, phương tiện không người lái sẽ trở thành một phần của chiến tranh trên biển.
Xung đột trên Biển Đen năm 2022 được cho là sẽ cung cấp manh mối về cách công nghệ tiên tiến phát huy vai trò trong một cuộc chiến trên biển, chẳng hạn như cách hệ thống phòng thủ bờ biển, công nghệ giám sát tiên tiến, phương tiện không người lái có thể kết hợp để giành quyền kiểm soát các vùng nước. Cuộc xung đột này được cho là sẽ định hình tương lai hàng hải của Nga, Ukraine đồng thời tác động tới chiến lược xây dựng và phát triển lực lượng hải quân của nhiều quốc gia trên toàn thế giới./.
Chính trịQuốc phòng - An ninh
Đa phương tiện
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Kinh tếXã hội
Văn hóa
Phóng sự - Điều tra
Giáo dục - Khoa học
Pháp Luật
Bạn đọc
Y tếThể Thao
Quốc tế
Chính trị
Quốc phòng - An ninh
Đa phương tiện
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Kinh tếXã hội
Văn hóa
Phóng sự - Điều tra
Giáo dục - Khoa học
Pháp Luật
Bạn đọc
Y tếThể thao
Quốc tếDu lịch
Tư liệu - Hồ sơ

Kế hoạch ban đầu
Ngày 11-1, Hội nghị chuyên đề quốc gia lần thứ 34 của Hiệp hội Hải quân Mỹ đã được tổ chức. Trong sự kiện này, nhiều vấn đề khác nhau về sự phát triển hơn nữa của lực lượng mặt nước đã được xem xét, trong đó có các dự án chế tạo tàu chiến đầy hứa hẹn. Đặc biệt, người đứng đầu chương trình này là David Hart đã trình bày báo cáo về Dự án chiến hạm DDG (X) tương lai.
Ông David Hart cho biết tàu khu trục mới này được dùng để thay thế các tàu chiến hiện có và cả chiến hạm lớp Arleigh Burke. Theo kế hoạch, vào đầu thập kỷ 2030, các tàu khu trục DDG (X) sẽ được bổ sung vào các đơn vị chiến đấu của hải quân.
DDG (X) là “Chương trình Khu trục tên lửa có điều khiển thế hệ tiếp theo”, được xem là dự án phát triển nối tiếp của lớp Arleigh Burke. Chúng sẽ khắc phục những hạn chế của lớp tàu trước đó, cũng như áp dụng những giải pháp mới mang tính cách mạng. Tất nhiên, cách tiếp cận công nghệ mới này sẽ được xem xét một cách thận trọng, rút kinh nghiệm từ thất bại của dự án Zumwalt.
Chiến hạm tương lai của Dự án DDG (X). Ảnh: Topwar |
Trong quá trình phát triển dự án, các đề xuất đưa ra nhằm tạo một nền tảng tàu bề mặt với các đặc điểm cần thiết cho chiến tranh hiện đại và thuận lợi cho quá trình hiện đại hóa.
Hiện tại, Hải quân Mỹ bắt đầu phát triển bản dự thảo sơ bộ của Dự án DDG (X). Trong vài năm tới, phiên bản cuối cùng của dự án sẽ được tạo ra, sau đó những chiến hạm đầu tiên sẽ được đóng. Dự kiến tàu khu trục dẫn đầu sẽ hoàn thành vào năm 2028. Đầu những năm 2030, con tàu sẽ được biên chế vào hải quân.
Tuy nhiên, toàn bộ kế hoạch và thời gian xây dựng của dự án vẫn chưa được tiết lộ. Và vẫn chưa rõ kế hoạch cụ thể cho những con tàu tiếp theo của dự án DDG (X).
Khả năng chiến đấu
Trong báo cáo về Dự án DDG (X), tất cả các đặc điểm chính của con tàu tương lai đã được trình bày. Nhìn bề ngoài, thân tàu có phần mũi mở rộng kéo dài theo kiểu truyền thống và các bên không có lỗ hở. Tàu được xây dựng theo cấu trúc thượng tầng, trang bị các thiết bị vô tuyến-điện tử cần thiết, và một khu chứa máy bay trực thăng.
Dự án phải tuân theo các yêu cầu SWAP-C (về kích thước, trọng lượng, công suất, chi phí). Tàu phải có các khoang để lắp đặt tất cả các thiết bị cần thiết.
Trong dự án DDG (X), các yêu cầu tăng khả năng tàng hình của tàu gấp 2 lần hoặc nhiều hơn so với lớp tàu Arleigh Burke hiện tại. Đồng thời cần cải thiện hiệu suất và khả năng sống sót.
Ngoài ra, các tàu chiến này sẽ có nhà máy điện mới và các hệ thống liên quan hiện đại. Hải quân Mỹ muốn tăng phạm vi hành trình thêm 50% hoặc hơn các tàu lớp Arleigh Burke (hơn 7.000km). Bên cạnh đó, thời gian tuần tra trong một khu vực nhất định đạt 120% và giảm 25% lượng nhiên liệu so với các tàu khu trục của Hải quân Mỹ hiện nay.
Hải quân Mỹ muốn có được một chiến hạm đa năng, tương tự như lớp Arleigh Burke. Chúng có thể giải quyết các nhiệm vụ phòng không, chống ngầm, cũng như thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu khác nhau. Đồng thời, phải đảm bảo vượt trội hơn ở tất cả các đặc điểm chính so với các tàu chiến Mỹ hiện có.
Thiết kế ban đầu của tàu chiến dẫn đầu Dự án DDG (X). Ảnh: Topwar |
Dự án DDG (X) được lên kế hoạch sử dụng radar đa năng AN/SPY-6 (V) 1 AMDR. Con tàu cũng sẽ nhận được radar giám sát và điều khiển hỏa lực AN/SPQ-9B, sau đó có thể được thay thế bằng loại FXR hiện đại.
Chiến hạm Dự án DDG (X) sẽ trang bị 2 bệ phóng Mk 41, với 32 ống phóng. Chúng được bố trí ở mũi tàu và nằm giữa các cấu trúc thượng tầng. Ngoài ra, một bệ phóng thống nhất có đường kính lớn hơn dự kiến sẽ được sử dụng trong tương lai. Theo đó, thay cho bố trí 16 ô tên lửa cho Mk 41, có thể đặt 12 ô loại này.
Con tàu trong cấu hình cơ bản có thể sử dụng toàn bộ các loại vũ khí tên lửa tương thích với Mk 41. Chúng có thể là tên lửa tấn công, chống hạm, phòng không và các loại tên lửa khác. Ngoài ra có thể sử dụng các tên lửa siêu thanh hoặc tên lửa đạn đạo khác trong tương lai.
Nhiệm vụ phòng thủ khu vực gần do 2 hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 RAM đảm nhận, với 21 tên lửa mỗi hệ thống. Trong tương lai, chúng có thể được bổ sung hoặc thay thế bằng các tổ hợp laser chiến đấu, với công suất 600 k
W.
Triển vọng tương lai
Dữ liệu về Dự án tàu khu trục DDG (X) được công bố gần đây đang rất được quan tâm. Sự chú ý không chỉ hướng về các đặc tính chiến đấu hay các thành phần mới được đề xuất, mà là các phương pháp tiếp cận chính được sử dụng trong việc định hình diện mạo của con tàu.
Hải quân Mỹ có nhiều kinh nghiệm đóng và vận hành các tàu khu trục Arleigh Burke. Ngoài ra, họ còn rút nhiều bài học từ dự án Zumwalt trước đó. Do đó, họ đã quyết định sử dụng phương pháp tiếp cận tiên tiến trong Dự án DDG (X), đồng thời loại trừ những ý tưởng và giải pháp quá phức tạp, táo bạo.
Sự “khiêm tốn” trong giai đoạn đầu của dự án này không làm giảm ý đồ phát triển tiếp theo, với các nguyên mẫu và ý tưởng phức tạp hơn. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ sẽ thận trọng trong quá trình này và sẽ không vội vàng tăng tốc độ khi chúng có thể đe dọa dự án hoặc chương trình đóng tàu.
Theo các chuyên gia, cách tiếp cận trên có vẻ hợp lý, cho phép Hải quân Mỹ đạt được các kết quả mong muốn, ít nhất là trong việc thiết kế và chế tạo phiên bản đầu tiên của tàu khu trục DDG (X).
Một báo cáo gần đây cho thấy, DDG (X) có thể là dự án tàu chiến hiện đại và phù hợp, với khả năng tác chiến rộng. Và trong tương lai, chúng có thể thực hiện các bước nâng cấp theo ý định rõ ràng.
Xem thêm: Nguyên nhân vết thâm sau mụn và cách xóa vết thâm mụn trên da mặt nhanh chóng
Nhìn chung, dự án DDG (X) đang ở mức phác thảo sơ bộ. Song nó mang lại cho Lầu Năm Góc những lý do lạc quan nhất định và cho phép đưa ra những kế hoạch thực tế cho tương lai. Lớp tàu chiến mới này có thể lặp lại thành công như lớp Arleigh Burke hiện có hay không vẫn là một ẩn số. Kết quả thực sự của dự án DDG (X) sẽ chỉ xuất hiện trong 10-12 năm nữa.