Thai nhi 34 tuần tuổilà giai đoạn mẹ bầu sắp bước vào ngày lâm bồn. Chính vì thế, mẹ cần chú ý trong mọi hoạt động để không ảnh hưởng đến em bé. Ở giai đoạn này, thai nhi đang phát triển rất nhanh để sẵn sàng chào đời. Có lẽ nhiều mẹ tò mò muốnbiếtthai nhi 34 tuần phát triển như thế nào,thai 34 tuần nặng bao nhiêu,thai nhi tuần 34 sinh được chưa... Cùng Huggies giải đáp những thắc mắc trên của mẹ qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ: ăn gì tốt cho mẹ lẫn con để cán đích thành công?

Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng cuối

Thai 34 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi 34 tuần là mấy tháng?

Mang bầu 34 tuần có nghĩa là mẹ đã bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ, chỉ còn 4 - 6 tuần nữa là em bé đã chào đời.

Thai 34 tuần nặng bao nhiêu?

Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm khi thai nhi 34 tuần. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.

Ngoài ra, mẹ cũng cần quan tâm đến một số chỉ số cơ bản của thai tuần thứ 34:

Đường kính lưỡng đỉnh của em bé (BPD): khoảng từ 79mm-91mm, trung bình là 85mm Chiều dài xương đùi của thai nhi (FL): khoảng từ60mm-72mm, trung bình là 65mm Chu vi vòng bụng của em bé (AC): khoảng từ 277mm – 326mm, trung bình là 302mm Chu vi vòng đầu của em bé (HC): khoảng từ 297mm – 33mm, trung bình là 315mm.

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần

Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời vào giai đoạn thai nhi tuần 34. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn. Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn. Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.

*

Hình ảnh thai nhi 34 tuần tuổi trong bụng mẹ

*

Thay đổi ở mẹ bầu 34 tuần

Sinh lý của mẹ

Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì mang thai tuần 34. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à. Hãy làm quen với việc đi vệ sinh vài lần một đêm đi bạn nhé. Tử cung của bạn bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục bạn phải giải quyết rồi. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp bạn có thời gian tự điều chỉnh. Khi đi ngủ hãy để đèn phòng vệ sinh để bạn nhìn rõ mà đi. Khi bạn mang thai được 34 tuần thì bạn sẽ không thể nào khéo léo uyển chuyển được nữa đâu, và bạn phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị ngã nhào trong bóng tối. Từ giờ cho đến khi sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai. Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ “trả lời” lại bằng những chuyển động của mình. Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này. Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.

Tham khảo: Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Tâm lý của mẹ

Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa. Nếu bạn đã có con, thì có khi bạn lại thầm thấy hài lòng vì vẫn còn đến vài tuần nữa. Bạn vẫn còn quá nhiều thứ để sắp xếp, và cứ nhẩm đếm số việc mà mình phải trực tiếp làm. Khi có một thời hạn cụ thể thì chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà chúng ta có thể làm. Nhưng nhớ một điều rằng, bạn không cần phải làm tất cả mọi thứ. Hãy phân công mấy việc vặt cho mấy đứa lớn nhà bạn, và chia thật nhiều việc cho bạn đời của mình đủ để khiến anh ấy bận rộn nhé. Hãy nhớ rằng, đa phần đàn ông thích được giao những việc cụ thể, thế nên hãy thử làm một danh sách những việc mà cả hai bạn sẽ cùng làm trong những tuần cuối này. Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.

*

Thời kỳ “làm tổ”

Đừng ngạc nhiên nếu một buổi sáng bạn thức dậy và cảm thấy như vừa bỏ được tấm màn che mắt mình. Bụi bẩn khắp mọi nơi và bạn không hiểu vì sao trước đây mình lại không nhận ra như thế. Chào mừng bạn đến với thời kì “làm tổ”. Nếu bạn từng cảm thấy rất mệt mỏi khi mang thai thì giờ đây bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tràn đầy năng lượng. Bạn muốn sắp xếp và phân loại lại tất cả mọi thứ, dỡ cái đống thùng hộp kia và lôi các thứ ra ngoài. Sau khi bé chào đời, bạn sẽ rất vui vì mình đã kịp dọn dẹp đồ đạc. Trong vài tuần đầu sau khi sinh bạn sẽ thấy mình không thể dành chút thời gian nào cho việc nhà. Cần nhớ rằng một số bà bầu sẽ hơi trái tính và đặt rất nhiều áp lực lên bản thân họ và người bạn đời. Hãy cố gắng tập trung vào chỉ một việc tại một thời điểm và hoàn thành nó trước khi chuyển sang việc tiếp theo. Nếu gia đình và bạn bè ngỏ lời giúp đỡ thì đừng từ chối. Đây sẽ là thời gian của những mối quan hệ thực sự, và các bạn sẽ cùng nhau khiến cho việc chuẩn bị cho sự ra đời của bé càng thêm phần hào hứng.

Có thể giải thích theo cơ sở sinh học cho việc những bà mẹ ở cuối thai kỳ cảm thấy họ cần phải sắp xếp lại “ổ” của mình. Bản năng tự nhiên của người mẹ là như vậy.

Tham khảo: Cẩm nang mẹ bầu 3 tháng cuối

Chăm sóc sức khỏe của mẹ khi mang thai tuần 34

Trầm cảm trước khi sinh: khi mang thai, tâm sinh lý của mẹ thay đổi rất nhiều. Mẹ nhạy cảm hơn, hay lo lắng vì những bất tiện trong thai kỳ hoặc thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ những người xung quanh. Nếu để tình trạng này kéo dài, nguy cơ mẹ bị trầm cảm là rất cao. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm vì có khoảng 10 - 15% các mẹ khi mang thai bị trầm cảm. Lời khuyên dành cho mẹ là hãy mở lòng nếu như mẹ cần sự giúp đỡ. Để yên tâm hơn, mẹ có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Những vấn đề về mắt: khi thai nhi 34 tuần tuổi, mắt của mẹ sẽ có triệu chứng khô và khá nhạy cảm. Lời khuyên là mẹ nên mang theo thuốc nhỏ mắt và kính râm để có thể bảo vệ đôi mắt luôn khỏe nhé.

Luyện tập thể thao: mẹ có thể tham gia các lớp yoga, đi bơi hoặc chạy bộ để tăng cường việc tuần hoàn máu và endorphin. Việc tập thể dục cũng giúp mẹ có giấc ngủ ngon và giảm bớt những cơn mệt mỏi.

Chế độ ăn uống của mẹ: mẹ nên lưu ý về lượng muối nạp vào cơ thể trong bữa ăn hàng ngày. Một lượng vừa đủ trong các món ăn sẽ giúp cân bằng việc điều tiết dịch lỏng trong cơ thể cũng như hạn chế lượng natri không tốt cho con. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều muối sẽ không tốt cho cả mẹ lẫn bé và khiến cơ thể phù nhiều hơn. Để hạn chế, mẹ nên tránh xa các món ăn nhẹ có muối và kiểm soát lượng muối trong mỗi bữa ăn bằng cách nêm từ từ đến khi món ăn đạt đến độ mặn vừa đủ.

Từ tuần 34, sức khỏe của mẹ và thai nhi cần phải được theo dõi kỹ lưỡng. Ở giai đoạn này, mẹ nên lưu ý những việc như sau:

Tìm hiểu kỹ những dấu hiệu chuyển dạ để đi bệnh viện kịp lúc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Phân biệt rõ hai hiện tượng rỉ ối và chảy dịch âm đạo để có thể xử lý sớm, tránh tình trạng sinh non, thai lưu và suy thai. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu, mẹ phải đi cấp cứu ngay để bảo vệ tính mạng của mẹ và bé. Thường xuyên theo dõi lượng nước ối. Theo dõi kỹ cân nặng của em bé trong 3 tháng cuối để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé cũng như dự đoán được những vấn đề có thể xảy ra sau khi sinh. Mẹ cần nắm rõ và phân biệt được cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ hay thai máy để đi bệnh viện kịp lúc.

*

Mẹ mang thai tuần 34 nên làm gì?

Đừng quên đánh răng đấy! Viêm lợi có thể gây ra sinh non, thế nên việc đánh răng ít nhất hai lần một ngày, xỉa răng bằng chỉ nha khoa, và khám răng thường xuyên là rất quan trọng. Nếu suốt thai kỳ bạn vẫn chưa đi nha sỹ lần nào, thì hãy đặt hẹn ngay. Vi khuẩn gây sâu răng lây rất nhanh, và người mẹ sẽ dễ dàng truyền vi khuẩn đường miệng sang con thông qua nước bọt và hơi thở khi miệng em bé đang bị khô. Bạn cần phải nghỉ trưa, nhưng chớ nên ngủ nhiều hơn một tiếng. Ngủ trưa quá nhiều có thể gây ra chứng mất ngủ về đêm, vậy nên hãy cẩn thận với lượng thời gian bạn ngủ trưa cho dù bạn có mệt đến đâu.

Những câu hỏi thường gặp khi mẹ mang bầu 34 tuần

Mẹ mang thai 34 tuần cần thực hiện những xét nghiệm gì?

Vào giai đoạn này, mẹ nên dành nhiều thời gian để theo dõi sự phát triển của trẻ. Một số xét nghiệm bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ thực hiện để ước tính thời gian em bé ra đời:

Đo huyết áp. Đo hàm lượng đường và đạm trong nước tiểu. Kiểm tra các dấu hiệu giãn tĩnh mạch nếu có. Kiểm tra độ giãn nở của tử cung. Đo nhịp tim của em bé. Đo kích thước của thai nhi, hướng và vị trí nằm.

Thai 34 tuần có mổ được không?

Thông thường, thai nhi sinh đủ tháng sẽ rơi vào khoảng tuần thai thứ 38 - 40. Vậy nên, nếu mẹ sinh em bé ở tuần thai thứ 34 tức là sinh non. Vì một số lý do nên mẹ bắt buộc phải sinh em bé vào giai đoạn này:

Nước ối nhiều hoặc mẹ mang đa thai khiến cổ tử cung lớn quá sức chịu đựng của mẹ. Tử cung có cấu trúc bất thường. Mẹ cần phẫu thuật bụng để điều trị các bệnh như u nang buồng trứng, ruột thừa... Nhau thai gặp vấn đề như nhau tiền đạo, dính nhau bất thường, nhau bị bóc tách... Mẹ mắc bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục. Mẹ bị ngoại lực tác động gây sinh non.

Thai 34 tuần gò cứng bụng thì mẹ nên làm gì?

Nghỉ ngơi:cơ thể mệt mỏi có thể là nguyên nhân khiến thai nhi gò cứng bụng. Vậy nên, để giảm thiểu tình trạng này, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Tắm nước ấm có thể giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm sự căng tức ở bụng cho mẹ bầu. Tập yoga: với những động tác nhẹ nhàng, bụng mẹ sẽ đỡ đau hơn rất nhiều. Đặc biệt, việc tập yoga còn giúp quá trình sinh nở của mẹ diễn ra dễ dàng hơn.

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:

Thai 34 tuần nặng bao nhiêu? Vậy là chỉ cách thời điểm sinh chừng 1 tháng, mẹ có tò mò về sự phát triển và thay đổi của thai nhi và chính mình không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

*
Thai 34 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ cần quan tâm điều gì khi sắp “cán đích”

Thai 34 tuần là mấy tháng?

Thai 34 tuần tuổi đang ở giai đoạn “nước rút”, vì chỉ ít lâu nữa thôi, mẹ có thể ôm bé yêu trong lòng. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý trong mọi hoạt động để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Giai đoạn từ tuần thai thứ 34, thai nhi đạt tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Có lẽ nhiều mẹ sẽ tò mò muốn biết về các chỉ số thai nhi 34 tuần, thai 34 tuần nặng bao nhiêu,… Trước khi giải đáp băn khoăn này, hãy cùng shthcm.edu.vn tìm hiểu thai 34 tuần là tháng mấy nhé!

Nếu mẹ đang mang thai 34 tuần, có nghĩa là đang bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ. Chỉ còn cách ngày sinh 4 – 6 tuần nữa thôi là cả gia đình có thể gặp nhau rồi đó!

Thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Trong tất cả các chỉ số thai nhi, cân nặng và chiều cao là chỉ số không thể bỏ qua khi khám thai. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa cho mẹ lời khuyên về dinh dưỡng, cũng như cách chăm sóc để giúp thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Vậy cân nặng thai nhi 34 tuần là bao nhiêu?

Theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn WHO, ở tuần thai thứ 34, bé sẽ nặng khoảng 2.4kg và dài khoảng 45cm. Lúc này bé ra đời, con sẽ không cần tới sự chăm sóc đặc biệt vì có thể tự hô hấp được. Tuy nhiên, bé sẽ gặp chút trở ngại trong việc bú mẹ.

Để giúp mẹ tìm hiểu chi tiết hơn về cân nặng thai nhi tuần 34, hãy theo dõi bảng số liệu dưới đây:

Ngoài cân nặng của thai nhi, mẹ có thể tham khảo thêm các chỉ số khác của bé ở tuần 34 này nhé!

Chiều dài xương mũi thai nhi 34 tuần (NBL): từ tuần thứ 20, số đo chiều dài xương mũi từ 4.5mm trở lên là bình thường.Chiều dài xương đùi của thai nhi (FL): ~ 60 – 72mm
Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi (BPD): ~ 79 – 91mm
Chu vi vòng đầu của thai nhi: ~ 277 – 326mm
Chu vi vòng bụng của thai nhi: ~ 277 – 326mm

? Xem nhiều hơn: Quá trình phát triển của thai nhi theo tuần

Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

Tất cả thai nhi đều phát triển với tốc độ khác nhau. Vì vậy, khi đi siêu âm tuần 34, mẹ có thể sẽ thấy em bé của mình nhẹ hơn hoặc thậm chí nặng hơn so với mức tăng trưởng “bình thường”. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề quá lo lắng nếu bé vẫn phát triển đều và phản ứng nhanh.

*
Thai nhi 34 tuần nặng trung bình khoảng 2.2kg

Quay trở lại với câu hỏi “thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không?”. Thai 34 tuần tuổi có cân nặng trung bình khoảng 2.4kg, dao động trong ngưỡng 1911 – 2600g. Như vậy, nếu em bé của bạn đạt cân nặng 2kg ở tuần thai thứ 34 thì vẫn nằm trong giới hạn bình thường, nhưng hơi nhẹ chút xíu so với mức cân nặng trung bình trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, bé nặng 2kg không phải là mức đáng báo động. Thế nhưng, để bé yêu chào đời khỏe mạnh, mẹ hãy chú trọng dinh dưỡng trong những tháng cuối này nhé!

Thai 34 tuần phát triển như thế nào?

Mẹ có tò mò muốn biết thai nhi 34 tuần tuổi phát triển như thế nào không? Hãy cùng shthcm.edu.vn khám phá nhé!

Tinh hoàn di chuyển xuống bìu

Nếu thai nhi là bé trai, lúc này tinh hoàn sẽ bắt đầu di chuyển xuống bìu. Tuy nhiên, quá trình này cũng có thể diễn ra lâu hơn ở một số bé. Điều này hoàn toàn bình thường, vì vậy mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé! Chúng sẽ về đúng vị trí trước sinh nhật 1 tuổi của bé thôi.

Thận và gan đã phát triển

Không chỉ quan tâm “thai 34 tuần nặng bao nhiêu?”, mẹ cũng nên biết thận và gan của bé phát triển như thế nào trong giai đoạn này. Cụ thể, thận của bé đã hoàn thiện đầy đủ, gan cũng đã sẵn sàng cho việc sản sinh chất thải. Ở tuần thứ 34, hầu hết các phát triển về thể chất của bé đều đã hoàn tất. Thời gian còn lại ở trong bụng mẹ, bé sẽ dành hầu hết để tăng cân.

Hệ hô hấp và tiêu hóa được hoàn thiện

Ở tuần thứ 34, cả hệ hô hấp và tiêu hóa của thai nhi đã được hoàn thiện. Như đã nói ở trên, nếu bé chào đời vào thời điểm này, con có thể tự hô hấp được mà không cần chăm sóc trong lồng kính. Bên cạnh đó, bé cũng có thể hấp thu sữa mẹ dễ dàng.

*
Hệ tiêu hóa và hệ hô hấp của thai nhi đã hoàn thiện từ tuần 34

Hệ thần kinh đang hoàn thiện

Hệ thần kinh là cơ quan phức tạp nhất, quá trình hoàn tất sẽ kéo dài đến khi bé tròn 3 tuổi. Vì vậy, thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi, hệ thần kinh vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. 

Hệ miễn dịch và xương phát triển

Hệ miễn dịch phát triển, khung xương bé ngày càng cứng cáp hơn. Tuy nhiên, mẹ sẽ thấy phần xương sọ vẫn sẽ mềm cho đến tận thời điểm chào đời.

Hormone giới tính xuất hiện

Thai 34 tuần nặng bao nhiêu cũng quan trọng như khi biết hormone giới tính xuất hiện chưa. Tại thời điểm này, bộ phận sinh dục của cả bé trai và bé gái có dấu hiệu sưng và phù hơn so với giai đoạn trước đó. Điều này chứng tỏ, hormone giới tính của bé đã xuất hiện và đang được sản xuất nhiều hơn.

*
Hormone giới tính của thai nhi bắt đầu xuất hiện

Lớp sáp bảo vệ da dày lên

Khi thai được 34 tuần tuổi, da bé xuất hiện lớp phủ sáng trắng, giúp bảo vệ bé khỏi nước ối. Đồng thời nó còn đóng vai trò làm chất bôi trơn, giúp mẹ “vượt cạn” dễ dàng hơn.

Chân bé có thể bị cong

Không gian trong bụng mẹ thì có giới hạn, trong khi đó càng gần tháng sinh, thai nhi phát triển ngày càng lớn. Điều này khiến bé phải cuộn tròn người lại nên chân dễ bị cong. Nếu mẹ để ý, bé cũng sẽ ít đạp hơn bình thường, nhưng các cử động sẽ rõ rệt hơn, đến nỗi mẹ có thể cảm nhận tay hay chân bé vừa chuyển động.

Mắt phát triển

Mắt của bé có thể phản ứng với ánh sáng bên ngoài và con người phát triển ở mức có thể giãn ra.

Móng tay và móng chân đã xuất hiện

Sau nhiều tuần phát triển, cuối cùng từ tuần thứ 33, móng chân và móng tay của thai nhi cũng đã chạm được đến đầu ngón, sẵn sàng có thể “làm nail” sau khi chào đời.

Nhận biết giọng nói

Thú vị không kém “thai 34 tuần nặng bao nhiêu?”, bé tại thời điểm này đã có thể nhận biết được giọng nói và lời hát quen thuộc. Có được khả năng này là do thính giác bé đã phát triển và có thể dẫn truyền thông tin đến não. Vì vậy, giai đoạn này dạy thai giáo cho bé là rất quan trọng. Sau khi chào đời, bé sẽ thấy quen thuộc với những bản nhạc đã từng nghe khi còn trong bụng đó!

Hình ảnh thai nhi 34 tuần

Cùng ngắm nhìn những khoảnh khắc đáng yêu của thai nhi vào thời điểm 34 tuần tuổi nhé!

*
Bé đang ngủ thật ngon! Mẹ có thấy rõ đôi mắt, mũi và chiếc miệng chúm chím của bé không?
*
Mẹ có thấy ngón tay xinh xắn của bé không?
*
Bắt trọn mọi khoảnh khắc của bé yêu!

Những thay đổi của mẹ ở tuần thai thứ 34

Ở tuần thứ 34, sự thay đổi không chỉ diễn ra ở thai nhi mà còn ở chính bản thân mẹ nữa. 

Mắt bị mờ tạm thời

Nếu chỉ biết “thai 34 tuần nặng bao nhiêu”, có lẽ mẹ sẽ bất ngờ với thông tin, càng vào gần tháng cuối thai kỳ, mắt bạn sẽ càng mờ. Đôi lúc, bạn sẽ có thể không nhìn rõ mọi thứ như bình thường. Ngoài ra, mắt còn có thể bị khô, khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời. Sau khi bé chào đời, mắt bạn sẽ trở lại trạng thái bình thường ngay thôi!

Tử cung phồng lên

Tử cung vốn nằm khuất bên trong xương chậu, nhưng trong những tháng cuối thai kỳ, nó đã chạm đến khung xương sườn. Sự thay đổi này khiến các cơ quan nội tạng khác bị chèn ép, gây nên hiện tượng buồn tiểu thường xuyên hơn.

*
Những thay đổi của mẹ ở tuần thai thứ 34

Rối loạn tiêu hóa

Tâm trạng hồi hộp, lo lắng trước lúc “lâm bồn” có thể khiến mẹ bầu bị đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy, hãy thử học cách hít thở sâu, 1 – 2 phút mỗi ngày, để giảm bớt áp lực, căng thẳng.

Thời điểm này, mẹ cũng dễ bị táo bón hơn. Nguyên nhân có thể do kích thước thai nhi ngày càng lớn, gây chèn ép trực tràng, dẫn đến táo bón.

Bệnh trĩ

Nếu mẹ bị táo bón kéo dài không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến bệnh trĩ. Để giảm triệu chứng của bệnh, mẹ có thể áp dụng các bài tập Kegels để làm tăng độ dẻo dai của cơ vùng chậu.

Lồi rốn

Vào tuần thai thứ 34, một số mẹ bầu có hiện tượng lồi rốn. Nguyên nhân là do tử cung chèn ép làm rồi lồn lên. Đây là tình trạng bình thường của thai kỳ, vì vậy mẹ bầu không có gì phải lo lắng cả!

Đau lưng

Bình thường, xương sống đã phải “gánh” trọng lượng của cơ thể. Khi mang thai, cộng thêm với trọng lượng thai nhi, áp lực này khiến lưng mẹ luôn trong tình trạng đau mỏi, khó chịu. 

Chuột rút ở chân

Thai 34 tuần nặng bao nhiêu? Cân nặng của thai nhi giai đoạn này tăng ngày càng nhanh nên mẹ sẽ dễ bị tụt canxi. Điều này khiến bạn đối mặt với triệu chứng chuột rút ở chân. Để giảm sự khó chịu, mẹ có thể tiến hành massage chân hoặc chườm lạnh nhé!

Lời khuyên của bác sĩ giúp thai nhi 34 tuần tăng trưởng đều

Để thai nhi phát triển, mẹ có thể trạng tốt “sẵn sàng” cho cuộc “vượt cạn” sắp tới, hãy trang bị cho mình những kiến thức hữu ích được bật mí từ chuyên gia nhé!

Thai nhi 34 tuần nên ăn gì?

Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ. Nếu mẹ ăn uống thiếu chất, thai nhi sẽ chậm phát triển, dẫn đến cân nặng không đạt chuẩn. Ngược lại, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều so với thời điểm trước mang thai, cân nặng của bé có thể vượt ngưỡng trung bình, gây khó khăn trong sanh đẻ. Vì vậy, một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học là điều mẹ cần chú trọng trong giai đoạn này. Dưới đây là những nhóm thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong tháng cuối thai kỳ:

Thực phẩm giàu đạm: sữa tươi tiệt trùng, tôm, cua, cá hồi, trứng gà, thịt bò, thịt lợn nạc,… Thực phẩm giàu sắt: yến mạch, cải bó xôi, súp lơ xanh, các loại hạt, bí đỏ, thịt bò, lòng đỏ trứng gà,…Thực phẩm giàu canxi: trứng gà, các loại đậu, cá hồi, quả kiwi, cua biển, các loại sữa,…Thực phẩm giàu vitamin: nước dừa, đậu hũ, cà rốt, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt, ổi, bưởi, cam, chuối,…Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm khác như: tinh bột, magie, axit folic, kẽm, DHA,…
*
Mẹ nên duy trì chế độ dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi phát triển đều, bản thân có thể trạng tốt

Chế độ vận động dành cho mẹ bầu 34 tuần tuổi

Vận động thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, tăng trương lực cơ. Tuy nhiên, vào thời điểm này, mẹ chỉ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng, vừa sức. Một số môn thể thao phù hợp cho mẹ bầu luyện tập là: yoga, đi bộ, bơi lội,…

Chăm sóc bản thân 

Càng gần ngày sinh, mẹ bầu càng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Do đó, mẹ hãy cố gắng để có được sự thoải mái trước khi ngủ để có được giấc ngủ thật sự chất lượng.

Xem thêm:

Để làm được điều này, hãy thử massage, tắm nước ấm và uống cốc sữa ốm nhé! Nếu mẹ vẫn không thể chìm vào giấc ngủ, hãy nghe một bản nhạc nhẹ nhàng hay đọc sách cho đến khi cơn buồn ngủ ập đến nhé!

Tư thế nằm cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Các chuyên gia cho rằng, nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho cả mẹ và bé. Tư thế cho phép máu và chất dinh dưỡng được truyền tới thai nhi một cách dễ dàng. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm hiện tượng phù tay, chân của mẹ bầu.

Những câu hỏi thường gặp về thai nhi 34 tuần

Ngoài thắc mắc “thai 34 tuần nặng bao nhiêu?”, dưới đây là những quan tâm thường gặp của các mẹ bầu. Chúng ta cùng nhau giải quyết từng băn khoăn một nhé!

Thai 34 tuần chưa quay đầu có sao không?

Mỗi thai nhi có một thời điểm quay đầu khác nhau. Điều này tùy thuộc vào cơ địa và số lần mẹ đã mang thai. Nhưng thường, thai nhi sẽ quay đầu vào từ tuần thai 32 – 37. Vì vậy, nếu thai 34 tuần chưa quay đầu thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé! Mẹ hãy cố gắng ăn uống, ngủ nghỉ điều độ và theo dõi theo chỉ định từ bác sĩ nhé!

Thai nhi 34 tuần ít đạp có sao không?

Nhiều bà mẹ thường lo lắng khi đến gần kỳ sinh nhưng con ít đạp, không có nhiều phản ứng với môi trường bên ngoài. Điều này là hoàn toàn bình thường, bởi bé ngày càng lớn lên, không gian trong bụng mẹ sẽ khiến thai nhi cảm thấy chật chội. Vì vậy, không có nhiều khoảng không để bé cử động nữa nên mẹ sẽ thấy bé ít đạp hơn. Tuy nhiên, nếu trong nhiều giờ, mẹ không cảm nhận được bất cứ điều gì, hãy chủ động “đánh thức” bé bằng cách thay đổi tư thế nhé! Nếu bé vẫn không phản ứng gì thì mẹ hãy đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm, càng tốt nhé!

Thai 34 tuần gò cứng bụng xử lý thế nào?

Không ít người cho rằng, bụng gò cứng là dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tuy nhiên, thực tế chưa chắc đã là vậy. Mẹ bầu 34 tuần tuổi có thể bị bụng gò cứng do nhiều nguyên nhân, đa phần là do sự thiếu hiểu biết. Bạn cần lưu ý rằng, sự kích thích vùng đầu núm ti và bụng có thể gây cơn co thắt tử cung. Do đó, từ tuần thứ 34 trở đi, mẹ cần thận trọng khi xoa bụng hoặc núm vú. Khi có cảm giác tử cung co thắt nhiều, mẹ nên nằm nghiêng sang trái, chân co lại. Nghỉ ngơi trong ít phút, cơn gò sẽ biến mất, mẹ sẽ trở lại trạng thái bình thường ngay thôi!

Trên đây là giải đáp “thai 34 tuần nặng bao nhiêu”, cũng như sự phát triển và thay đổi của cả thai nhi lẫn mẹ bầu trong giai đoạn này. Mong rằng chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho mẹ kiến thức bổ ích để “sẵn sàng” lâm bồn!