Đối với một số chân lý hơi kỳ quặc, nhiều người đã “ném đá” không thương tiếc cho đến khi nó được chứng minh là đúng. Và quan điểm của Stephen Hawking về sự ra đời của vũ trụ là một trong số đó.


Stephen có một cuộc đời đầy những sự kiện phi thường, ông được cho là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời khoa học vật lý và vũ trụ.

Bạn đang xem: Thuyết vạn vật stephen hawking

Trong 76 năm cuộc đời, những khám phá của ông đã định hình cho khoa học vũ trụ hiện đại cũng như truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Nói đến
Stephen Hawking, mọi người sẽ nhớ đến các thuyết nổi tiếng của ông. Và ông từng có quan điểm gây sốc: Vũ trụ tạo nên từ... điều kỳ dị.


Được biết, phát hiện gây chấn động đầu tiên của Hawking là vào năm 1970, khi ông 28 tuổi. Stephen cùng người cộng sự Roger Penrose đã trình bày về cách hoạt động của hố đen.

Theo họ, điều kỳ dị (Singularity) của hố đen đã gây ra vụ nổ Big Bang, hình thành nên toàn vũ trụ.



Ý nghĩ này từng gây xôn xao lớn vì đi ngược lại ý kiến Chúa trời tạo nên vạn vật.

Một lý thuyết khác gây tranh cãi của nhà khoa học vĩ đại là "Bức xạ Hawking", trình bày năm 1974. Hawking cho rằng hố đen vũ trụ đến một lúc sẽ thu nhỏ lại và biến mất do các tác động từ bên trong.

Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy vào kích thước hố đen nhưng đều tỏa ra năng lượng vô cùng lớn.

Ban đầu, lý thuyết này bị phản đối vì người ta cho rằng hố đen luôn giữ nguyên kích cỡ và hình dạng của mình.

Thế nhưng các nghiên cứu khác vào cuối thập niên 70 khẳng định Hawking đã đúng, phát hiện này của ông trở thành cú đột phá cho ngành vật lý lý thuyết.

Có lẽ cả thế giới ai cũng đều biết đến với cái tên Stephen Hawking, ông không chỉ là một nhà vật lý, nhà vũ trụ học đã có sự đóng góp lớn cho nền kiến thức nhân loại – tác giả của thuyết vạn vật – mà còn là một hiện tượng của thế giới với ý chí kiên cường vượt qua những rào cản lớn nhất của con người, đó là bệnh tật và cái chết, để luôn sống mạnh mẽ với niềm lạc quan yêu đời. Vậy điều gì đã khiến cho Hawking có một sự cố gắng đáng khâm phục đến như vậy? Hãy cùng bước vào thế giới của “Theory of everything” để cảm nhận.

*

Stephen William Hawking - ảnh tư liệu

Bộ phim được đạo diễn James Marsh chuyển thể từ cuốn tự truyện của chính người vợ đầu tiên của Stephen Hawking, Jane Wilde Hawking: “Travelling to Infinity: My life with Stephen” (Chuyến du hành vô hạn: Cuộc đời tôi với Stephen). Có thể nói đây là một cuốn sách đầy tâm huyết của bà trong quãng thời gian chung sống với chồng mình, bởi các nhà làm phim phải mất đến gần 10 năm để thuyết phục bà cho phép dựng câu chuyện thành phim. "Theory of everything" còn hơn cả một câu chuyện tình yêu, nó còn là một tác phẩm phản ánh chân thực và sâu sắc về cuộc đời của Stephen Hawking, những thành tựu mà ông đạt được trong lĩnh vực vật lý cũng như những nỗ lực sống phi thường của ông.

Trailer phim

Bối cảnh bộ phim được bắt đầu từ những năm 60 khi Hawking còn là một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết đang ngồi trên ghế nhà trường đại học Cambridge. Lúc này anh đang trong thời gian bảo vệ luận án tiến sĩ thì gặp Jane Wilde, một nữ sinh viên chuyên khoa Văn cùng trường. Hai người đã yêu nhau và cùng trải qua thời gian lãng mạn trong những năm cuối cùng của đời sinh viên mặc cho quan điểm về đức tin và khoa học vô cùng đối lập.

*

Stephen và Jane gặp nhau lần đầu tiên trong một buổi tiệc

Chỉ không lâu sau, Stephen bị chẩn đoán mắc một căn bệnh quái ác khiến suy giảm thần kinh vận động – căn bệnh khiến bệnh nhân dần mất đi khả năng tự điều khiển cơ bắp mặc dù không ảnh hưởng đến não bộ, và anh được thông báo chỉ còn sống được thêm 2 năm nữa. Biết được tin này, Jane đã vô cùng đau lòng nhưng cô vẫn kiên định một lòng giữ vững tình yêu của mình. Và rồi hai người đã kết hôn và có với nhau ba đứa con.

*

Bên trái: bức ảnh tư liệu ngoài đời thực. Bên phải: cảnh trong phim

Thời gian trôi qua, căn bệnh của Stephen ngày một trầm trọng hơn khi anh gần như không thể điều khiển bản thân trong những hoạt động đơn giản nhất, và đây cũng là lúc Jane nhận ra những thử thách mà mình phải đối mặt khi phải lo toan không chỉ cho chồng, con mà còn cho chính bản thân cô.

*

Tuy nhiên, đó chỉ là những phân đoạn nhỏ của bộ phim, phần còn lại hé mở những tình tiết thú vị, cảm động và giàu kịch tính như những thử thách cho tình yêu gia đình, đôi lứa, và trên hết là thử thách cho lòng dũng cảm của con người. Tác giả kịch bản Mc
Carten đã khắc họa những nỗi đau, sự mâu thuẫn, sức mạnh vươn lên và cả những sai lầm con người hay mắc phải của Stephen và Jane. "Theory of everything" đã cho chúng ta một sự chiêm nghiệm sâu sắc về những cuộc đời nhỏ bé trong cái vũ trụ bao la từ các giả thuyết mà Stephen đưa ra. Ta có thể thấy được đôi khi cuộc đời con người có những điều còn khó lý giải hơn cả những lý thuyết khoa học. Bạn sẽ nhận ra một điều tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng hóa ra lại tương đồng đến kì lạ trong phim. Stephen luôn tin rằng Chúa trời không tồn tại, ông cho rằng vạn vật đều không có ranh giới, chỉ có những bí ẩn của vũ trụ mà con người chưa khám phá được hết, cũng như chưa thể tường tận về khả năng của chính bản thân mình. Có người hỏi Stephen rằng nếu ông không tin vào chúa, ông tin vào điều gì? Ông đáp rằng “Nơi nào có sự sống, nơi đó có hi vọng.” Suy cho đến cùng, dù đứng ở lập trường nào, con người chúng ta vẫn luôn tin vào bản thân và hướng đến những điều kì diệu, hay nói cách khác đó là kì tích.

Xem thêm: Xe Phương Trang Đi Cần Thơ, Xe Khách Tuyến Đường Cà Mau

*

Không nghi ngờ gì với sự thành công của bộ phim với giải Oscar và giải Quả cầu vàng cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất năm 2014, ngoài ra bộ phim đã gặt hái được nhiều giải cho các hạng mục khác. Nam diễn viên chính Eddie Redmayne đã lột tả nhân vật chân thực và sống động đến độ khán giả khó có thể nghĩ rằng anh đang diễn. Có thể nói ai đã từng xem bộ phim này cũng bị cuốn đi với một Stephen Hawking thật sự, và tưởng chừng như đang xem một thước phim tư liệu. Trong khi đó, nữ diễn viên Fecility Jones lại chứng tỏ được khả năng thể hiện đa sắc thái qua từng ánh mắt, cử chỉ đơn giản nhất. Đối với bất kì diễn viên nào thì việc đối diện với một vai có thật ngoài đời thực sự là một áp lực và thử thách, nhưng cặp đôi Eddie – Fecility lại vô cùng xuất sắc khiến cho các nhà phê bình nhận xét rằng họ đóng vai trò mấu chốt cho thành công "Theory of everything" hơn là so với kịch bản của bộ phim này.

Linh Le