Thể chế hành chính có một nội dung quan trọng là quy định thủ tục hành chính để giải quyết các mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức và công dân. Bản chất của thủ tục hành chính là quy định cách thức (các bước) để giải quyêtd nhữung đòi hỏi của công dân, tổ chức từ phía các cơ quan nhà nước.Một trong bốn nội dung của chương trình tổng thể cải cách nền hành chính Nhà nước là cải cách thể chế hành chính Nhà nước trong đó có nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.Thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay còn nhiều phức tạp, thiếu công khai, minh bạch . Điều đó có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do: (1) một hồ sơ cần có nhiều loại giấy tờ (nhiều khi có những loại giấy tờ không thật sự cần thiết), (2)để có một loại giấy tờ trong hồ sơ người dân (tổ chức, công dân) thường phải liên hệ từ một đến nhiều cơ quan hành chính nhà nước (đôi lúc phải liên hệ với tổ chức sự nghiệp của nhà nước) để xin, (3)khoảng thời gian kể từ lúc chính thức xin đến khi được cho không xác định được, nó dài hay ngắn tuỳ vào việc xin có đúng địa chỉ hay không, nếu đúng rồi thì còn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý thức tuân thủ kỷ luật của cán bộ, công chức được nhà nước trao quyền, (4)tổ chức công dân ít khi biết chính xác theo quy định của nhà nước họ sẽ phải chi trả, đóng góp cho ngân sách những khoản phí, lệ phí gì khi làm thủ tục hành chính đó. LỜI MỞ ĐẦU 1I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ 31. Cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”. 3 2. Cơ chế “một cửa điện tử” (egate) 3 2.1. Nguồn gốc: 3 2.3. Điểm nổi bật của mô hình: 3II THỰC TRẠNG ÁP DỤN TẠI VIỆT NAM . 31. Áp dụng cơ chế “một cửa điện tử” tại một số địa phương trong cả nước. 31.1. Bắc Giang. 3- Triển khai “Một cửa điện tử” tại UBND thành phố Bắc Giang: 3- Triển khai “Một cửa điện tử” tại UBND huyện Yên Dũng: 3- Triển khai “Một cửa điện tử”Huyện Yên Thế: 31.2. Thành phố Hồ Chí Minh. 31.3. Quảng Nam 31.4. Hà Nội 31.5. Lạng Sơn. 32. Đánh giá chung: 32.1. Thành tựu đạt được: 32.2. Tồn tại: 33. Ưu điểm, nhược điểm 33.1. Ưu điểm 33.2. Nhược điểm: 3IV. TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN : 31. Sự cần thiết và phát triển. 32. Giải pháp triển khai “Một cửa điện tử”: 3KẾT LUẬN 3TÀI LIỆU THAM KHẢO: 3MỤC LỤC 3


*
44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8369 | Lượt tải: 10
*

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp trển khai mô hình một cửa điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Mạng máy tính kết nối sẽ cung cấp toàn bộ các thủ tục, danh mục tài liệu yêu cầu của hồ sơ, thủ tục và các thông tin chi tiết liên quan của thủ tục hồ sơ. Công dân trực tiếp tra cứu thông qua các màn hình tương tác (Touch Screen), hiển thị các thông tin mô tả tài liệu và quy trình của các thủ tục hồ sơ. Ở mức độ cao hơn “Egate” có thể cho phép người dân có thể gửi hồ sơ của mình thông qua các cổng thông tin trực tuyến của từng cơ quan, Bộ, ngành bằng cách điền đầy đủ thông tin cá nhân vào những bản mẫu được cung cấp sẵn bởi cách cổng thông tin trực tuyến đó. Tính xác thực của những thông tin đó được đảm bảo bởi cơ sở dữ liệu về thông tin cá nhân và được chứng thực bằng chữ kí điện tử.Các cơ quan hành chính nhà nước đều kết nối với nhau bằng mạng Intranet và mạng LAN để có thể nhanh chóng giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân. Ở mức độ cao hơn nữa “một cửa điện tử” cho phép người dân nộp trực tiếp các loại lệ phí thông qua tài khoản taị các ngân hàng và nhận kết quả trực tuyến trên mạng hoặc thông qua đường bưu điện.Bên cạnh đó, “Egate - Một cửa điện tử” cho phép công dân tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ thông qua điện thoại, tra cứu thông qua trang web portal của quận và tiến tới tra cứu thông tin thông qua hệ thống nhắn tin dịch vụ. Các bước tiếp nhận và chuyển giao xử lý được cụ thể hóa bằng các tình trạng xử lý tại các bộ phận nhằm minh bạch hóa công tác xử lý, giúp lãnh đạo, công dân nắm được chu trình đi của hồ sơ tại mọi thời điểm.VD: Hồ sơ mới nhận --> Hồ sơ đã chuyển về phòng để xử lý --> hồ sơ đang xử lý --> Hồ sơ đã xử lý, đang trình ký --> Hồ sơ đã xử lý xong --> Hồ sơ đã chuyển về bộ phận 1 cửa. Hồ sơ được gắn mã số để theo dõi, mã số được thể hiện bằng số và được hiển thị bằng mã vạch. Mã số hồ sơ có thể dài từ 4 - 13 con số bắt buộc theo chuẩn năm-mãsốthủtục-sốthứtự. Thông tin năm phục vụ cho việc lưu trữ các hồ sơ theo nhiều năm.Mã số thủ tục phục vụ công tác quản lý và phân loại theo dõi về các loại thủ tục.Số thứ tự: số quản lý theo đầu hồ sơ của các loại thủ tục. Tuy nhiên Mã số thủ tục không nên quá dài để tránh gây phức tạp cho công dân khi tra cứu. Thực hiện cấp mã số hồ sơ và mã vạch của mã số hồ sơ khi tiếp nhận, các thông tin trên sẽ được in trực tiếp vào phiếu tiếp nhận hồ sơ và được chuyển cho công dân.Trong phiếu biên nhận cần có hướng dẫn công dân sử dụng mã số để tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ.Công dân có thể đăng nhập và tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ của mình thông qua mã số hồ sơ. Với hệ thống tổng đài phần mềm được lập trình hỗ trợ đón nhận các thông tin mã số thủ tục nhập vào từ điện thoại, cho phép các công dân tra cứu và biết được thông tin tình trạng của hồ sơ: Quay số vào tổng đài trả lời tự động, nghe hướng dẫn cách nhập mã số thủ tụ → Nhập mã số thủ tục (nhập sai cho phép hủy bỏ và nhập lại)→ Nghe thông tin về tình trạng xử lý thủ tục tại các bộ phận xử lý→ Nhấn nút lựa chọn để dừng hoặc thực hiện tra cứu tiếp.Như vậy “một cửa điện tử” đã làm cho: - Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công trở lên đơn giản, gọn nhẹ, giúp cán bộ chuyên môn giảm bớt áp lực làm việc, tạo sự thoải mái cho công dân đến giải quyết công việc. - thông tin về các thủ tục hành chính được công bố công khai, minh bạch giúp công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin, tra cứu kết quả thụ lý hồ sơ, nhận thông tin tư vấn. Khi công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin, tra cứu kết quả thụ lý hồ sơ, nhận thông tin tư vấn; người dân giám sát việc giải quyết của cơ quan nhà nước. - Tạo lập kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính giúp lãnh đạo theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ một cách dễ dàng có hệ thống để kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành. Từng bước nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính công của cán bộ, lãnh đạo. - Hỗ trợ cán bộ công chức thực hiện tác nghiệp đối với quá trình tiếp nhận-thụ lý-trả kết quả đối với việc giải quyết các thủ tục hành chính qua phần mềm một cửa giúp cán bộ giảm bớt thời gian, công sức giải quyết công việc, giúp công dân nhanh chóng có được kết quả. - Tạo nguồn thông tin về các hồ sơ thủ tục hành chính để cung cấp cho cổng thông tin điện tử của dịch vụ công... Có thể thấy những lợi ích mà “Một cửa điện tử” đem lại đã góp phần to lớn vào công cuộc cải cách hành chính tại mỗi đơn vị, mang đến những quyền lợi thiết thực cho nhân dân, tạo sự tiếp xúc cởi mở, thông thoáng giữa người dân và cơ quan quản lý nhà nước. “ Egate - Một cửa điện tử” tạo khả năng tìm kiếm, tra cứu tường minh và dễ dàng cho các công dân với mọi loại trình độ, hệ thống cung cấp thông tin tức thời, dễ dàng thay đổi, bổ xung khi cần thiết. Với cơ chế “một cửa điện tử” công dân có thể ngồi nhà và gửi những thắc mắc của mình thông qua mạng máy tính kết nối toàn cầu- Internet. Theo đó, hệ thống một cửa điện tử hiện nay đã cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ cấp phép kinh doanh, lao động và văn hóa…Người dân có thể dùng phương tiện liên lạc thông dụng nhất là điện thoại để được trả lời tự động về tình trạng hồ sơ bằng hộp thư thoại, tin nhắn. Hệ thống này trở thành công cụ hữu hiệu để người dân và lãnh đạo giám sát các dịch vụ công, bởi báo cáo được cung cấp là trung thực nhất vì được thực hiện hoàn toàn tự động và không thể bị thay đổi.THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ "MỘT CỬA ĐIỆN TỬ" TẠI VIỆT NAMHiện nay việc cải cách cách hành chính đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin gắn liền vào cải cách thủ tục hành chính. Việc sử dụng phần mềm một cửa điện tử đã và đang được các cơ quan trong hệ thống chính quyền triển khai áp dụng chính là một trong những bước tiến góp phần đẩy mạnh tin học hoá cải cách hành chính, đặc biệt là làm đơn giản và minh bạch hoá các thủ tục hành chính đối với công dân. 1. Áp dụng cơ chế “một cửa điện tử” tại một số địa phương trong cả nước 1. 1. Bắc Giang
Hiện nay, xây dựng Chính phủ điện tử là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ và chính quyền các cấp. Mục đích xây dựng Chính phủ điện tử là phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn, giảm tiêu cực, phiền hà, giải quyết nhanh, chính xác, công khai và minh bạch. Vì vậy, từ năm 2007 UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và ứng dụng CNTT vào giải quyết các thủ tục hành chính công. Bắc Giang là một trong những tỉnh áp dụng cơ chế “một cửa điện tử” sớm nhất cả nước. Năm 2008, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, một số cơ quan đã áp dụng hệ thống một cửa để giải quyết các thủ tục hành chính công, trong đó có một số cơ quan áp dụng “Một cửa điện tử” liên thông như UBTP Bắc Giang, UBND huyện Lạng Giang, UBND huyện Yên Dũng. - Triển khai “Một cửa điện tử” tại UBND thành phố Bắc Giang: Bộ phận “Một cửa điện tử” tại thành phố Bắc Giang giải quyết 13 lĩnh vực hành chính công. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng số hồ sơ tiếp nhận là 6278 hồ sơ, đã giải quyết 5909 hồ sơ, trong đó có 1737 hồ sơ trước hạn, 4169 hồ sơ đúng hạn, 03 hồ sơ quá hạn và 247 hồ sơ đang giải quyết. Phần mềm “Một cửa điện tử” vận hành ổn định, tuy nhiên có một nhược điểm là khi bổ sung, chỉnh sửa quy trình, thủ tục hành chính phải can thiệp vào mã nguồn và không triển khai “Một cửa điện tử” liên thông tới được cấp xã, phường. Triển khai “Một cửa điện tử” tại UBND huyện Yên Dũng: Năm 2007, UBND tỉnh Bắc Giang và Sở Thông tin & Truyền thông đã chọn UBND huyện Yên Dũng làm điểm triển khai mô hình thí điểm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan cấp huyện, xã huyện Yên Dũng”. Hơn một một năm triển khai, hoạt động đem lại rất nhiều hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước. Có thể nói dự án rất hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích thiết thực về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước và được UBND tỉnh cho phép triển khai nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh. Được sự tín nhiệm của UBND tỉnh và Sở Thông tin & Truyền thông, UBND huyện tiếp tục được chọn làm điểm triển khai thực hiện mô hình “ Một cửa điện tử”.. Cổng thông tin điện tử của huyện, công dân có thể tra cứu kết quả qua Internet; có thể tạo mới, chỉnh sửa quy trình thủ tục hành chính dễ dàng qua hệ thống quản trị và có khả năng triển khai “Một cửa điện tử” liên thông tới cấp xã. Đây là hoạt động thí điểm theo dự án phối hợp giữa Cục Ứng dụng CNTT (Bộ TT&TT), Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Yên Dũng. Công ty Net
Com triển khai dựa trên giải pháp chính phủ điện tử Active
City của Đức Ngay trong thời gian thử nghiệm trước khai trương, các dịch vụ hành chính công mức 3 (cho phép nộp hồ sơ trực tuyến) đã tỏ ra hấp dẫn người dân tại đây. Riêng dịch vụ đăng ký kinh doanh cá thể, mỗi ngày hệ thống tiếp nhận hơn 30 hồ sơ đăng ký với đầy đủ các loại hình. Ngoài ra còn có hồ sơ của hàng chục dịch vụ khác có thể nộp trực tuyến liên quan đến địa chính, xây dựng, tư pháp, hộ tịch... Nếu tính cả những dịch vụ hành chính công mức 1 (có hướng dẫn quy trình, căn cứ pháp lý, yêu cầu hồ sơ...) và mức 2 (có thêm mẫu hồ sơ để người dân download), tổng số dịch vụ trên cổng thông tin của huyện Yên Dũng lên tới trên 50. "Ngoài những mức ứng dụng trên, giải pháp cổng dịch vụ hành chính công này cũng sẵn sàng ứng dụng mức 4 - cho phép người dân thanh toán trực tuyến các phí và lệ phí liên quan đến hồ sơ của mình. Tuy nhiên, theo ông Mai Duy Quang, Giám đốc Công ty Net
Tháng 11/2004, giai đoạn 1 của dự án “Ứng dụng CNTT nhằm tin học hoá bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính” đã hoàn thành. Sở Bưu chính – Viễn thông (BCVT) Hà Nội đã phối hợp với công ty Vietsoftware, đơn vị phát triển phần mềm Onegate tổ chức triển khai cài đặt, đào tạo và hỗ trợ vận hành cho các sở, ngành, quận, huyện tại Hà Nội sử dụng phần mềm “một cửa điện tử”. Đến nay, ngoài 6 quận và 16 sở, ban, ngành đang sử dụng phần mềm Onegate. Nhận xét về Onegate, TS. Trần Minh, Sở BCVT Hà Nội cho biết: Onegate là sự gặp gỡ giữa các chuyên gia hành chính và các chuyên gia CNTT. CNTT đã làm cho bộ máy hành chính đạt được những mục tiêu nhất định mà cụ thể ở đây là minh bạch, dân chủ hóa trong việc giải quyết thủ tục, hồ sơ hành chính. Sở BCVT Hà Nội và Vietsoftware vẫn đang tiếp tục triển khai cài đặt cho các đơn vị còn lại của thành phố. Ông Nguyễn Hoài Nam, quản lý nhóm phát triển dự án Hanoi Portal, công ty Vietsoftware cho biết: “Onegate không chỉ cho phép thông báo trạng thái giải quyết hồ sơ hành chính lên cổng giao tiếp điện tử Hà Nội mà còn đáp ứng mục tiêu tin học hóa hoạt động tiếp nhận - giải quyết – hoàn trả hồ sơ hành chính.” Với phần mềm hiện đại, Hà Nội đang áp dụng cơ chế mới và đã tạo ra hiệu quả to lớn trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, công dân và tổ chức.1.5. Lạng Sơn Thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính Nhà nước, ngay từ đầu năm 2004, TP Lạng Sơn đã triển khai hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa”. Qua 5 năm hoạt động, bộ phận này ngày càng chuyên nghiệp và hiện đại hơn khi thành phố triển khai “một cửa điện tử”- đưa công nghệ thông tin vào thực hiện các dịch vụ hành chính công.Cùng với hoạt động của bộ phận “một cửa” ở các xã, phường, “một cửa điện tử” tại UBND thành phố Lạng Sơn đã góp phần giải quyết thủ tục hành chính theo hướng giản đơn, rút ngắn thời gian giải quyết, góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức. Năm 2009, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của thành phố đã tiếp nhận 14.118 hồ sơ, trong đó đã trả kết quả cho 13.954 hồ sơ, thu gần 571 triệu đồng phí và lệ phí, trong số các hồ sơ đã trả kết quả thì tỷ lệ trả đúng hẹn đạt 99,64%. Còn tại các xã, phường, bộ phận “một cửa” cũng đã tiếp nhận và trả kết quả cho 65.934 hồ sơ với 100% trả kết quả đúng hẹn, thu trên 556 triệu đồng phí và lệ phí. Những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính năm 2009, đặc biệt là trong cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thành phố Lạng Sơn thực hiện có hiệu quả 2. Đánh giá chung: 2.1. Thành tựu đạt được: Việc triển khai “một cửa điện tử” đã công khai và minh bạch hóa hoạt động của quan nhà nước, góp phần cải cách hành chính, được nhân dân hài lòng tin tưởng. Công nghệ thông tin đã hỗ trợ cán bộ công chức thực hiện tác nghiệp trong quá trình giải quyết được nhanh chóng. Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công được chuẩn hóa, giúp cán bộ chuyên môn giảm bớt áp lực làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; các thủ tục hành chính được niêm yết công khai; những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức được tiếp nhận, xử lý kịp thời... Công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin, tra cứu kết quả thụ lý hồ sơ, nhận thông tin tư vấn; người dân giám sát việc giải quyết của cơ quan nhà nước. Trong giải quyết thủ tục hành chính đã hình thành kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ. Việc giải quyết thủ tục theo cơ chế “Một cửa điện tử” góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, minh bạch, hạn chế phiền hà, tiêu cực xảy ra. 2.2. Tồn tại: Tuy nhiên bên cạnh đó “Một cửa điện tử” vẫn còn một số tồn tại nhất định như: việc phần mềm tra cứu được hồ sơ đang do ai giải quyết góp phần giám sát đội ngũ công chức trong quá trình làm việc, nhưng cũng có điểm chưa tốt là công dân, doanh nghiệp biết ai đang giải quyết, mắc ở đâu để đến gặp riêng, đề nghị sửa đổi để cơ quan nhà nước quyết định có lợi cho mình, đây là mầm mống dễ xảy ra tiêu cực. Một số phần mềm chưa lập được các báo cáo chi tiết về kết quả giải quyết của từng cán bộ, từng đơn vị thực hiện nhanh chậm, tốt xấu ra sao. Khi thủ tục hành chính thay đổi, lại phải nhờ đơn vị cung cấp phần mềm đến mới xử lý được gây tốn kém và không kịp thời, chủ động. Về cơ bản, bộ phận “Một cửa điện tử” hiện nay vẫn tiếp nhận hồ sơ bằng giấy, chuyển hồ sơ bằng giấy cho các bộ phận giải quyết gây chậm trễ và tốn kém trong quá trình tác nghiệp. 3.Ưu điểm, nhược điểm3.1. Ưu điểm:Cơ chế một cửa điện tử mặc dù mới xuất hiện trên thế giới nhưng nó đã mang lại nhiều hiểu quả cho phép rút ngắn khoảng cách giữa Nhà nước và nhân dân. Cơ chế này có những ưu điểm nổi bật như sau:Về phía cán bộ ,công chức:- Việc triển khai “một cửa điện tử” đã công khai và minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính,góp phần cải cách hành chính,được nhân dân hài lòng tin tưởng.- Thực hiện “một cửa điện tử” giúp cho quy trình giải quyết các thủ tục hành chính trở nên đơn giản,gọn nhẹ,giúp cán bộ ,công chức giảm áp lực làm việc,giảm thời gian,công sức giải quyết công việc.- Tạo lập kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính giúp lãnh đạo theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ một cách dễ dàng,có hệ thống để kịp thời đưa ra các quyết định chỉ đạo ,điều hành.Về phía tổ chức ,cá nhân ,công dân:- Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa điện tử” giúp cho cơ quan, tổ chức ,công dân có thể chủ động xem xét quá trình giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước,dễ dàng tra cứu thông tin về việc thụ lý ,giải quyết hồ sơ, kịp thời nhận hồ sơ khi cơ quan nhà nước đã giải quyết xong.- “Một cửa điện tử” còn góp phần xây dựng chính quyền trong sạch,minh bạch,hạn chế phiền hà, tiêu cực, sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, tạo sự hài lòng, thoải mái cho công dân.Như vậy:- Việc triển khai “Một cửa điện tử” đã công khai và minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần cải cách hành chính, được nhân dân hài lòng tin tưởng. - Công nghệ thông tin đã hỗ trợ cán bộ công chức thực hiện tác nghiệp trong quá trình giải quyết được nhanh chóng. Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công được chuẩn hóa, giúp cán bộ chuyên môn giảm bớt áp lực làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; các thủ tục hành chính được niêm yết công khai; những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức được tiếp nhận, xử lý kịp thời... - Khi áp dụng cơ chế một cửa điện tử giúp công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin, tra cứu kết quả thụ lý hồ sơ, nhận thông tin tư vấn; người dân giám sát việc giải quyết của cơ quan quan nhà nước. Trong giải quyết thủ tục hành chính đã hình thành kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ. Việc giải quyết thủ tục theo cơ chế “Một cửa điện tử” góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, minh bạch, hạn chế phiền hà, tiêu cực xảy ra. Khi áp dụng cơ chế một cảu điện tử giúp cho quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công trở lên đơn giản, gọn nhẹ, giúp cán bộ chuyên môn giảm bớt áp lực làm việc, tạo sự thoải mái cho công dân đến giải quyết công việc.Vì vậy hiểu quả làm việc sẽ được nâng cao,tạo sự hài lòng cho người dân. Đồng thời một cửa điện tử cung cấp Thông tin về các thủ tục hành chính được công bố công khai, minh bạch giúp công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin, tra cứu kết quả thụ lý hồ sơ, nhận thông tin tư vấn. Ngoài ra nó còn tạo lập kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính giúp lãnh đạo theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ một cách dễ dàng có hệ thống để kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành. Từng bước nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính công của cán bộ, lãnh đạo. Đặc biệt hơn Một cửa điện tử hỗ trợ cán bộ công chức thực hiện tác nghiệp đối với quá trình tiếp nhận-thụ lý-trả kết quả đối với việc giải quyết các thủ tục hành chính qua phần mềm một cửa giúp cán bộ giảm bớt thời gian, công sức giải quyết công việc, giúp công dân nhanh chóng có được kết quả. Một cửa điện tử còn được áp dụng trong các Doanh nghiệp ,làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong các DN. Có thể nói Một cửa điện tử ra đời phục vụ cho Nhân dân và DN, nó thúc đẩy tính hiểu quả của công cuộc cải cách Hành chính,với mục tiêu phục vụ người dân và Dn tốt hơn,giảm tiêu cực phiền hà,giải quyết nhanh, chính xác công khai,minh bạch các thủ tục Hành chính
Tổng cục Hải quan : Cải cách thủ tục hành chính và đổi mới công tác Hải Quan
Đề án cải cách nền hành chính nhà nước

Cơ chế một cửa được phân định rõ ràng các bộ phận tiếp nhận và trả giấy tờ để giải quyết thủ tục một cách nhanh nhất. Với cơ chế này các cán bộ đã và đang được áp dụng nhiều hơn về trang thiết bị, phần mềm điện tử trong việc thực hiện các giao dịch giúp quá trình trở lên hoàn tất hơn bao giờ hết.

Bạn đang xem: Ưu nhược điểm của cơ chế một cửa


Thủ tục hành chính là một khái niệm quen thuộc, tuy nhiên thường thì thủ tục hành chính được đánh giá là rườm rà và gây phiền hà cho người dân. Hiện nay, trong quá trình đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, Nhà nước ta đã áp dụng nhiều mô hình nhằm cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Trong số những mô hình đó thì cơ chế một cửa là một hướng đi thích hợp cho yêu cầu cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, nhanh gọn và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các bên. Đồng thời cũng giúp phát triển chung nền hành chính phục vụ ở nước ta.

Vậy hiểu thế nào cho đúng về cơ chế một cửa, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi với chủ đề Cơ chế một cửa là gì?

Cơ chế một cửa là gì?

Cơ chế một cửa trong thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận một cửa theo quy định tại Điều 3 – Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Để hiểu rõ hơn cơ chế một cửa là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Bộ phận một cửa. Đây là tên gọi chung của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh. Bộ phận này sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hay chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản, về bản chất cơ chế này sẽ tổ chức lại công việc một cách khoa học, phân chia rõ ràng giữa việc tiếp nhận và trả lại hợp một cách hợp lý nhất. Từ đó, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết và tập trung cho các giai đoạn khác nhằm giúp thủ tục được thực hiện một cách hiệu quả.

Bộ phận một cửa là gì?

Bộ phận một cửa là nơi tiếp nhận đồng thời là nơi trả hồ sơ đã được giải quyết của một cá nhân tổ chức và cũng là nơi kiểm tra và chuyển hồ sơ tới các cơ quan có thẩm quyền và chuyên môn khác.

Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận một cửa

Nhiệm vụ của bộ phận một cửa

a) Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; các nội dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định này; hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằng phương tiện điện tử;

b) Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;

c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc ủy quyền cho công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa giải quyết; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;

d) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan khác có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;

đ) Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân;


e) Bố trí trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 13 Nghị định này và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết về pháp lý, thanh toán phí, lệ phí, nộp thuế, phiên dịch tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc (nếu cần), sao chụp, in ấn tài liệu và các dịch vụ cần thiết khác khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật.

Quyền hạn của bộ phận một cửa

a) Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;

b) Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thông tin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; đôn đốc các cơ quan, đơn vị tham gia Bộ phận Một cửa xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết;

c) Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức do các cơ quan có thẩm quyền cử đến công tác tại Bộ phận Một cửa về việc chấp hành thời gian lao động, các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan;

d) Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện công vụ đúng thời hạn, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

đ) Quản lý, đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng của các Hệ thống thông tin một cửa điện tử; tham gia bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng các Hệ thống này;

e) Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.

Các bộ phận trong cơ chế một cửa

Cơ chế một cửa được phân định rõ ràng các bộ phận tiếp nhận và trả giấy tờ để giải quyết thủ tục một cách nhanh nhất.

– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ bao gồm những người có nhiệm vụ làm đầu mối để hướng dẫn cá nhân, tổ chức để làm thủ tục bao gồm việc giải đáp vướng mắc, hỗ trợ về mặt thủ tục hồ sơ để chuyển đến các cơ quan tổ chức có liên quan và chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn

– Sau khi hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết, xác nhận và ký hoàn thành thì sẽ chuyển tới bộ phận được gọi là Bộ phận trả hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không được xét duyệt thì phải thông báo hướng dẫn cho người nộp về việc bổ sung hoàn thiện và nộp lại.

Hai bộ phận trên đây có sự phân công rõ ràng ở giai đoạn đầu và cuối của thủ tục tuy nhiên lại có mối quan hệ bền chặt với nhau về việc tiếp và nhận hồ sơ đã tạo nên một bước đột phá mới cho một cơ chế.


Với cơ chế này các cán bộ đã và đang được áp dụng nhiều hơn về trang thiết bị, phần mềm điện tử trong việc thực hiện các giao dịch giúp quá trình trở lên hoàn tất hơn bao giờ hết.

*

Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa

– Đối với cơ chế này sẽ ưu tiên lấy sự hài lòng của cá nhân tổ chức là thước đo và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan có thẩm quyền

– Việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung và thống nhất

– Quá trình giải quyết thủ tục hành chính được đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, rà soát bằng các phương thức trên cơ sở đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ thông tin và có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức

– Cơ chế một cửa cũng không làm phát sinh các chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức ngoài quy định của pháp luật

– Trong việc thực thi công vụ, cán bộ công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện trách nhiệm giải trình về việc thực thi này

– Nguyên tắc tiếp theo là việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan đến việc thực hiện cơ chế một cửa giải quyết các thủ tục hành chính của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký.

Ưu nhược điểm của cơ chế một cửa

Từ việc hiểu Cơ chế một cửa là gì? cùng thực tế vận hành, chúng ta có thể thấy cơ chế này mang lại rất nhiều lợi ích nhưng đâu đó vẫn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục

Thứ nhất: Về ưu điểm cơ chế một cửa

– Cái đầu tiên có thể thấy đó là cơ chế một cửa sẽ giúp khắc phục được những thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian chờ đợi và thực hiện thủ tục, tránh được sự chồng chéo về giấy tờ.

– Bộ máy được tinh giản và gọn nhẹ hơn rất nhiều, bộ máy làm việc và đơn vị quản lý được xét và tổ chức mang tính tập trung hơn tại một nơi giúp quá trình giải quyết nhanh hơn.

– Chất lượng phục vụ được nâng cao giúp khắc phục tình trạng hối lộ, cùng chất lượng kém trước đây chú trọng hơn vào việc trách nhiệm đề cao sự bình đẳng cũng như tránh được việc gia hạn thêm về hồ sơ.


– Người thực hiện xin không cần thực thi, chuẩn bị làm việc tại nhiều khâu khác nhau, giảm được thời gian và chi phí cho việc tham gia làm thủ tục nhiều lần.

Thứ hai: Về nhược điểm cơ chế một cửa

– Tình trạng tiêu cực trên thực tế vẫn xảy ra, người dân mặc dù có cơ chế một cửa nhưng vẫn bị tình trạng lộng quyền, bị đòi hỏi các chi phí không liên quan tơi quy định của pháp luật nhằm ảnh hưởng hưởng xấu đến hình ảnh cán bộ công chức nhà nước

– Việc tách các phòng ban dẫn đến sự liên kết chưa thực sự chặt chẽ đồng thời với việc các thủ tục thường xuyên thay đổi, không thống nhất dẫn đến thời gian bị kéo dài và có sự đùn đẩy chức tranh và quyền hạn.

Xem thêm: Top 100 Bài Hát Âu Mỹ Hay Nhất, Top 100 Pop Usuk Hay Nhất

Tóm lại, trước những thực trạng còn tồn đọng thì Nhà nước cũng cần có những giải pháp để đưa cơ chế một cửa trở thành một mô hình mang tính hiệu quả cao hơn trong tương lai.