Website chuyên thông tin về đạo Phật. Thư viện phật giáo gồm các clip sinh động về học Phật, đọc Pháp, hình ảnh chân thực các vị Phật, Bồ Tát


Tin tức Phật học Danh tăng Văn học Văn hóa Tự viện Các Chùa Trong Nước Các Chùa Trên Thế Giới Phật pháp Giáo pháp Bước đầu học phật Lịch sử Nghi thức Từ thiện Thư viện audio Âm nhạc Pháp âm Radio phật giáo Nhạc chờ phật giáo Thư viện video Pháp thoại Thư viện ảnh Hình phật Hoa sen Chú tiểu Danh lam thắng cảnh

Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời

Nếu cá ở ngoài lưới thì còn gì để nói, cá đã vào lưới mà còn nhảy ra được thì mới thật là hay. Đạo lý nhà Phật dạy cho mọi người ngay nơi nghiện ngập si mê luôn bị phiền não chi phối và sai sử, chúng ta cố gắng vượt qua được mới thật là hay!


*

Người tu ở đây không hạn cuộc là người xuất gia hay tại gia mà là người dám sửa đổi những thói quen tật xấu của bản thân, dám thừa nhận lỗi lầm để làm mới lại chính mình. Người tu luôn biết sám hối, hổ thẹn, quyết chí sửa sai, dám nhìn nhận sự thật, dám từ bỏ không tái phạm nữa.Tu có nghĩa là sửa, là thay đổi và chuyển hóa, đổi xấu thành tốt, đổi ác thành thiện, đổi dở thành hay, nói chung là sửa đổi những thói quen có hại cho người và vật.Tu là cốt chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện, đây là nền tảng của sự tu hành và là bước đầu của người học Phật. Muốn cất nhà lầu ba tầng thì trước tiên chúng ta phải biết xây dựng nền móng nhân quả, chứ không thể cất ngay tầng thứ ba được.Vậy nghiệp là gì? Nghiệp là năng lực, là hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần từ thân-miệng-ý của mỗi người, lâu ngày trở thành thói quen. Thói quen đó có sức mạnh lôi cuốn, chi phối, sai sử lại con người, đi theo hai chiều hướng tốt hoặc xấu.Khi xưa chưa biết tu thì ta luôn làm các việc xấu ác, ý suy nghĩ rồi miệng nói năng và thân hành động làm khổ nhiều người, nay biết tu rồi thì cũng ngay nơi đó mà chuyển ba nghiệp thân-miệng-ý thành tốt lành.Người tu thì việc ác lánh xa không làm, việc lành nên cố gắng thực hiện, khi chưa biết tu thì thân có khi làm ác, miệng nói lời hung dữ, ý nghĩ xấu, ganh ghét và hận thù. Nay biết tu rồi thì thân tâm luôn hướng thượng, giúp đỡ và chia sẻ cho người khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Miệng nói lời hòa nhã, dịu dàng, dễ nghe, ý luôn nghĩ điều tốt lành, thánh thiện.Cứ sau một lần thất bại và vấp ngã, người không có niềm tin về chính mình sẽ bị gục ngã trước, để rồi chấp nhận cuộc đời đen tối, mặc cho dòng đời cuốn trôi.Sau nhiều lần thất bại sẽ chôn vùi những con người quá yếu đuối, bạc nhược, hèn nhát, kém cỏi; ngược lại sẽ giúp cho những người có ý chí và nghị lực phi thường, thất bại với họ chỉ là thử thách. Đạo Phật không dạy chúng ta trốn tránh cuộc đời mà dạy chúng ta dũng cảm đối diện với cuộc đời, dùng trí tuệ từ bi để làm mới lại chính mình, vượt qua biển khổ sông mê nhằm góp phần phục vụ lợi ích cho hạnh phúc gia đình, xây dựng xã hội và thế giới hòa bình, an lạc lâu dài.Người thật tâm muốn làm mới lại cuộc đời ngay nơi vấp ngã đó hãy can đảm đứng lên, vứt bỏ hết tất cả, giống như chú cá kia dám nhảy khỏi lưới để thóat thân; còn nhiều con cá khác vì không đủ khả năng thoát ra, đành cam chịu mắc lưới để chờ ngày làm thịt.Như người nghiện rượu nếu ngày nào không có, tay chân run lẩy bẩy không thể làm được việc gì, bắt buộc mỗi sáng phải đưa vô một hoặc hai xị mới có thể tỉnh táo trở lại, đó là chỉ nói sơ về tác hại của người ghiền rượu.Muốn bỏ những thói quen nghiện ngập, si mê cũng không khó khăn gì, chúng ta phải nhận thức được sự tác hại của nó, tin sâu nhân quả, nhân nghiện ngập, quả si mê và cuối cùng dẫn đến cướp của, giết người không gớm tay để thỏa mãn cơn ghiền của mình.Chúng ta phải quyết tâm dũng mãnh, vượt qua giai đoạn vật vã, khốn khổ, đa số người đời vì không chịu nỗi chỗ này nên đành chấp nhận sống trong nghiện ngập, đam mê si dại.Có nhiều người bỏ được thói quen xấu rồi, nhưng khi gặp bạn bè nói bóng, nói gió, “đàn ông không biết uống rượu là pê-đê”, nghe vậy tức quá nên để chứng minh mình không phải pê-đê họ tiếp tục uống rượu trở lại, rốt cuộc rồi chứng nào tật đó, vì ai cũng thích được khen hơn bị chê dù biết đó là lời khen lấy lòng. Cũng vậy, con người ai cũng thích cảm giác khoái lạc hơn là bị những cơn vật vã hành hạ khốn khổ.Như người hút á phiện, chích xì ke chẳng hạn, nếu người hút chích liên tục từ hai lần trở lên sẽ bị ghiền và rất khó bỏ. Có hai loại cảm giác khoái lạc làm cho con người đam mê say đắm khó rời xa, đó là khoái lạc nam nữ và khoái lạc ma túy.Trong tình yêu lứa đôi, nhờ biết cách vun bồi cho nhau nên duy trì được hạnh phúc gia đình. Khoái lạc nam nữ đã giúp cho nhiều người sống có trách nhiệm và bổn phận hơn trong sự nghiệp phát triển, duy trì nòi giống nhân loại.Khoái lạc ma túy làm cho con người bị sa đọa trầm trọng, gây ra thảm họa cho loài người trong hiện tại và tương lai. Tác hại của nó hơn gấp trăm ngàn lần các thứ khác, ai dính vào vòng này coi như thân tàn ma dại, con người trở nên tàn ác vô lương tâm và sẵn sàng hành động dã man để có tiền thỏa mãn cơn nghiện.Người nghiện ma túy trăm người chỉ bỏ được một là cùng, hiện tại đã đến hồi báo động cho thế giới loài người, cứ mỗi ngày có thêm một trăm người bị bệnh sida. Tệ nạn xã hội càng ngày gia tăng, đến nỗi nhà tù mọc lên như nấm, sự thiệt hại về con người và vật chất quá lớn do con nghiện gây ra không sao tính kể.Từ thế kỷ 21 trở về sau con người sẽ sống chung với bệnh hoạn, sống chung với ô nhiễm môi trường, sống chung với người nghiện ngập, sống chung với thiên tai, sống chung với nhiều người không có tình yêu thương chân thật, vì đạo đức suy đồi, nhân cách thấp kém, hiểu biết nông cạn.Chúng ta luôn bị lệ thuộc vào nhu cầu vật chất quá lớn nên tâm linh mai một, xã hội tha hóa, con người trở nên ác độc với nhau nhiều hơn vì không có tình yêu thương chân chính.Chính vì vậy, chúng ta đang sống trong thời đại ô nhiễm mà không si mê, nghiện ngập quả thật là điều rất khó, nhưng khi đã vướng vào rồi mà thoát ra được mới là người đáng khâm phục và tôn kính, như cá nhảy khỏi lưới mới hay. Hay quá! Hay quá!Nếu cá ở ngoài lưới thì còn gì để nói, cá đã vào lưới mà còn nhảy ra được thì mới thật là hay. Đạo lý nhà Phật dạy cho mọi người ngay nơi nghiện ngập si mê luôn bị phiền não chi phối và sai sử, chúng ta cố gắng vượt qua được mới thật là hay!Người Phật tử chân chính cần phải thấu đáo chỗ này để cố gắng tiến tu, bởi có lỗi lầm nên quý vị mới đến chùa sám hối, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền và hay làm những điều phước thiện. Còn nếu chúng ta cứ chấp nhận số phận như một định mệnh, phó mặc cho thần linh thượng đế, chẳng cần phấn đấu vươn lên làm lại cuộc đời thì vô tình đẩy ta vào con đường cùng, không lối thoát.Đạo Phật không chấp nhận như thế, không thể đổ thừa cho số phận rồi nói theo thực thể cố định như có một cái gì quy định sẵn. Hạng người như vậy đáng thương hơn là đáng ghét vì họ thiếu hiểu biết, ít học hỏi, chẳng bao giờ gieo trồng phước đức, nên suy nghĩ và hành động không sáng suốt, đành cam chịu chấp nhận số phận đã an bài, để rồi suốt cuộc đời sống trong đau khổ, lầm mê.Định kiến này sẽ không còn tác dụng đối với người dám làm mới lại chính mình, dám từ bỏ những điều bất thiện và quyết tâm khắc phục lỗi lầm, vì nhân quả có thể thay đổi được. Nếu nói cái gì cũng là cố định hết thì trên đời này không một ai tu được, nếu có tu cũng chẳng lợi ích gì.Đúng thế! Đúng thế! Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chí và quyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này. Tuy nhiên, mọi người đều có tâm Phật sáng suốt, nên ai cũng có khả năng chuyển hóa và vượt thoát vòng luyến ái trần tục. Vậy, đúng là cá nhảy khỏi lưới mới hay! 

Cuộc đời con người có lúc thăng, lúc trầm, lúc thế này, lúc thế kia giống như những bài thơ hay về cuộc sống, nhưng cốt cách của con người lúc nào cũng có, bạn phải có trách nhiệm hoàn thành kiếp nhân sinh của mình, mà người Nga gọi là bạn phải tự cho thấy bạn là loại thép nào, xứng với “Thép đã tôi thế đấy” không.

Bạn đang xem: 10 lời nhắn nhủ bản thân trong những lúc khó khăn

Những bài thơ về cuộc sống hay và ý nghĩa

Thơ về cuộc sống, tuyển tập những bài thơ hay ý nghĩa

Những người nỗ lực lao động của họ mang lại nhiều giá trị lớn lao cho xã hội sẽ luôn luôn thấy mãn nguyện về mình, được người đời đề cao, ngưỡng mộ. Để làm được điều lớn lao, những người đó phải chọn được lẽ sống đúng cho mình, và sống phải lẽ theo lẽ sống ấy, không bị những điều vô nghĩa, những cạm bẫy, những điều xã hội không mong muốn làm tha hóa…

Mỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại. Nhưng gần đây, bạn trẻ sống lơ lửng, không mục đích, không chỗ bám vào một lẽ sống rõ ràng. Ai ai cũng nói mình dám nói, dám làm, dám sống, dám chơi… nhưng cụ thể Lẽ sống của họ là gì? Ước mơ, hoài bão, lý tưởng của họ đối với bản thân mình, với lợi ích chung, sự tiến bộ của xã hội, cái tôi trong cái chúng ta của xã hội và hy sinh bản thân vì cái chung để xã hội đi lên… Giản Tư Trung, chuyên gia đào tạo doanh nhân có nói “Lẽ sống giống bánh lái của cuộc đời. Con người không có lẽ sống giống như con thuyền không có bánh lái, chẳng biết đi đâu, về đâu“. Sống để làm gì? Nếu xác định được mục đích, bạn sẽ sống khác đi và cuộc sống của bạn cũng sẽ khác.

Thơ về cuộc sống, tuyển tập những bài thơ hay ý nghĩa

Anh Trung trong một bài trình bày của mình có diễn giải về lẽ sống như sau: “Một người không có ước mơ sẽ có cuộc sống giống thực vật. Trong xã hội, nhiều người không may phải nằm bất động trong bệnh viện nhưng không sống thực vật vì họ từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây vẫn đang quyết tâm đấu tranh với bệnh tật để cứu lấy sinh mạng của mình. Họ có ước mơ và niềm tin khỏi bệnh.

Nhưng ngược lại, có những người khỏe mạnh lại “bất động” về tâm hồn. Ấy là khi họ không xác định được cho mình phương hướng và mục đích sống. Vì vậy, người trẻ hãy luôn thường trực câu hỏi: Mình phải dùng cuộc sống này vào việc gì?”

Nhưng chọn con đường đi đúng cho một người đâu phải dễ? Khi bạn đã cất bước trên đường rồi, sẽ có lúc bạn phải xem lại và suy nghĩ về đích đến của đời mình. Nhiều khi, con đường đi đúng chỉ ló dạng khi ta dám cất bước.

Thơ về cuộc sống, tuyển tập những bài thơ hay ý nghĩa

Bài thơ hay về cuộc sống 1: Lẽ sống

(Thơ Đặng Hải)

Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đời có ích tệ sống chơi
Ai làm trăm sự cho ta sống
Cớ sao tham sống chỉ hại đời

Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đẹp xem ai quyết xây đời
Tự tránh xa hoa nơi đàng điếm
Trần thế không nên sống ham chơi

Vui sao sống đẹp mãi sáng ngời
Ghi dấu sáng danh nghĩa tình đời
Nhân văn ghi chép thiên niên kỷ
Nghĩa tình cao cả với con người.

Bài thơ hay về cuộc sống 2: Thơ Đạo Phật

Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống…

Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

Thơ về cuộc sống, tuyển tập những bài thơ hay ý nghĩa

Bài thơ hay về cuộc sống 3: Thơ Tự Sự

(Nguyễn Quang Vũ)

Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy
Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâmĐất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai!

 

Bài thơ hay về cuộc sống 4: Thơ Sống – Chết

(Đặng Văn Bá làm nhân cái chết Tây Hồ Phan Châu Trinh)

SỐNG

Sống dại mà chi sống chật đời!Sống xem Âu Mỹ hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,Sống chịu ngu si để bạn cười!

Sống tưởng công danh không tưởng nước,Sống lo phú quí chẳng lo đời.Sống mà như thế đừng nên sống,Sống dại sinh chi đứng chật đời.

CHẾT

Chết mà vì nước, chết vì dân,Chết đấng nam nhi trả nợ trần.Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,Chết như Tây Hán lúc tam phân.

Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,Chết mà vì nước, chết vì dân.

Bài thơ hay về cuộc sống 5: Thơ Nguyễn An Ninh

SỐNG

Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.

Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.

Xem thêm: Hướng Dẫn Các Cách Ngắt Trang Trong Word 2016, Cách Ngắt Trang, Chia Phần Trong Word 2016

CHẾT

Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai

Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.

Bài 6. Sống với Chết

(Trần Nhuận Minh)

Sống ao ước muốn mong mọi thứ
Chết một đồng một chữ không theo
Thế gian cái sướng, cái nghèo
Cái danh, cái lợi là điều mộng mơ

Sống được những phút giây thoải mái
Kiếp con người được lãi thế thôi
Bao nhiêu những phút vui cườiẤy là phần thưởng mà trời ban cho

Sống với những buồn lo ngày tháng
Sống nhọc nhằn với sáng hôm mai
Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn chơi
Thật là cuộc sống phí hoài biết bao

Cái chết kia, ai nào đã thoát
Số mệnh, trời định đoạt, ai hayĐược vui, hãy biết hôm nay
Vì đời những cái rủi, may bất thường

Phúc với họa, đôi đường ai biết
Tạo điều vui, tiêu diệt ngàn sầu
Chẳng nên mong quá sang giàu
Tháng ngày mải miết đâm đầu đổ đuôi

Cho mệt xác để rồi cũng chết
Lãi trên đời là biết sống vui
Nghèo mà lòng dạ thảnh thơi
Còn hơn giàu có suốt đời lo toan

Chỉ tại bởi lòng tham ra cả
Thành cuộc đời vất vả quanh nămÓc đầu suy nghĩ chăm chămĐôi tay chỉ muốn quắp năm, vơ mười

Sao không nghĩ kiếp người là mấy
Gương thế gian trông thấy rõ ràng
Sống thời tích trữ bạc, vàng
Sống thời tay trắng không mang được gì
Còn được sống, tiêu đi là lãi
Chết thiệt thòi, vừa dại, vừa ngu
Bản thân chỉ biết có thu
Chi ra lại sợ không bù được ngay

Thành cuộc sống tháng ngày đầy đọa
Miệng có thèm cũng chẳng dám ăn
Lòng còn đo đắn băn khoăn
Những cân nhắc chán lại dằn xuống thôi

Sao chả biết con người là quýSống coi tiền như vị thần linhĐể tiền sai khiến được mình
Thật là hèn hạ đáng khinh, đáng cười

Trong vạn vật con người là quýCủa làm ra còn mất như chơi
Chỉ duy có một con người
Tan ra là hết muôn đời còn đâu?

Bài 7. SỐNG

(Long Giang Tử)

Sống vì chính nghĩa nên ráng sống
Sống bao lâu không uổng công sinh
Sống làm đất nước thanh bình
Sống vì dân tộc quên mình lợi danh

Sống như thế sống thành muôn tuổi
Sống thơm danh, thác gọi anh hùng
Không tham nghìn tứ muôn chung
Sống nghèo, sống cực mà lòng thanh cao

Sống để nói những câu đạo đức
An ủi người cơ cực lầm than
Văn chương tô điểm giang san
Chết rồi vẫn sống muôn ngàn năm sau

Nhưng có kẻ sống thừa sống thải
Sống mà không đường lối lập trường
Sống vì tiền của bất lương
Sống trên vật chất phô trương lợi quyền

Sống ngu dốt cầu yên nương tựa
Sống làm thân trâu ngựa cho người
Sống vì danh lợi… ôi thôi!Sống chi nhục nhã muôn đời chúng khính

Bài 8: Dòng đời

(Thơ Đinh Văn Nhã)

Dòng đời lúc nổi lúc chìm
Lúc phiêu dạt, lúc có mình không ta
Lúc đời ngoạn mục thăng hoa
Lúc cay, lúc đắng, lúc xa, lúc gần
Lúc thắng, lúc bại, khổ thân!Lại có lúc sang đúng chiều chiều sai
Ngày mai lại đúng

Có lúc nằm mơ mong thoát kiếp dại khờ
Lại có lúc không biết sống đến mai
Mà dành củ khoai đến mốt
Khi vinh, khi nhục nên phải biết sống căn cơ
Như âm dương nghịch cảnh đợi chờ

Cho nên muốn trọn kiếp người
Phải tu thân tích đức, phải nuôi chí bền
Khổ công rèn luyện mới nên
Dòng đời hết đục trong liền mênh mông.Trôi vào bất tận biển Đông
Dòng đời sáng mãi trong ngần vinh quang!

Bài 9: Thành Công

(Ralph Waldo Emerson, 1803-1882)

Bạn ơi! biết cười luôn, biết yêu nhiềuĐược người đời kính trọngĐược con trẻ yêu mếnĐược phê bình là ” tạm được”Chịu đựng được cái đau bị bạn bè phản bội

Biết thưởng thức cái đẹp
Biết tìm ra cái tốt nhất nơi người khác;Biết cống hiến hết mìnhĐể lại cho đời một cái gì tốt hơn
Ví như nuôi con cái nên người
Hoặc vun xới một mảnh vườn tốt tươi
Hoặc xã hội được cái thiện;Đã chơi say mê và cười thoải mái
Và ca hát vang lừng

Biết đã giúp một cuộc đời được dễ thở hơn
Vì mình đã làm đã sống…Bạn ơi, như vậy là đã thành công!(TS. Phùng Liên Đoàn dịch)

Bài 10: Tự Nguyện

(Thơ Trương Quốc Khánh)

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ nam ra ngoài bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình

Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ