Trong không khí rộn ràng của Tết đến xuân về, người người nhà nhà đều đang bận rộn chuẩn bị cho một ngày Tết Nguyên Đán đầm ấm và đủ đầy. Tết Nguyên Đán là một trong những dịp quan trọng nhất của người Việt thể hiện được nét đặc trưng truyền thống Á Đông của Việt Nam. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, các gia đình đều có rất nhiều những hoạt động truyền thống phải thực hiện. Cùng Du lịch Việt Vui tìm hiểu 8 hoạt động “nhà nào cũng có” trong ngày Tết đến xuân về.

Bạn đang xem: Một hoạt động trong những ngày tết

1. Sắm Tết

Sắm Tết là hoạt động chắc chắn nhà nào cũng cần làm để chuẩn bị cho ngày Tết. Tết là thời điểm mà tất cả mọi người đều nghỉ ngơi, ở bên gia đình và mọi công việc buôn bán được dừng lại. Vào những ngày này, hàng quán, chợ, siêu thị đều đóng cửa nghỉ hoạt động. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng, Tết cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Vì vậy, mọi người đều phải sắm Tết trước và tích trữ để sử dụng vào những ngày này.

*
Để có một cái Tết trọn vẹn nhất thì sắm Tết là hoạt động không thể thiếu

Những sản phẩm, đồ dùng cần thiết phải sắm sửa chuẩn bị trước Tết là các vật phẩm dùng để cúng lễ như vàng, hương, nến...; thực phẩm sử dụng trong những ngày này, các vật dụng dùng để trang trí nhà cửa hay dùng vào một số hoạt động khác; bánh kẹo để đón khách và mời khách... Sắm Tết là cách để chuẩn bị chu đáo và đầy đủ nhất cho một trong những dịp quan trọng nhất của người Việt Nam. Chính vì vậy, đừng quên hoạt động này để gia đình bạn có một cái Tết đủ đầy, trọn vẹn nhất.

2. Dọn dẹp nhà cửa

Tết là sự kiện đánh dấu khoảnh khắc khởi đầu của một năm mới. Năm mới đến, hầu hết mọi người đều mong muốn mình và gia đình sẽ đón năm mới với những điều mới mẻ. Do đó, việc dọn dẹp nhà cửa đã trở thành hoạt động thường niên không thể thiếu với bất cứ gia đình nào. Hơn thế nữa, Tết là dịp mà các gia đình đều đón rất nhiều người đến thăm nhà và chúc Tết. Chẳng ai lại muốn đón khách trong một ngôi nhà bẩn cả, nhất là vào năm mới như thế. Thêm nữa, nếu nhà cửa sạch sẽ thì sẽ giữ chân được khách lâu hơn và gây được ấn tượng tốt với những người đến chúc Tết.

Dọn dẹp ngày Tết không chỉ đơn thuần là dọn dẹp nhà thông thường mà bạn sẽ cần phải dọn dẹp từng ngóc ngách một trong ngôi nhà của bạn thật cẩn thận. Cần chú ý dọn dẹp kĩ nơi cúng bái như bàn thờ, tủ thờ, các vật dụng dùng để thờ cúng... Đó là cách để một phần thể hiện sự tôn trọng, biết ơn sự che chở phù hộ trong một năm qua của tổ tiên.

*
Dọn dẹp nhà cửa là một hoạt động “nhà nào cũng có” trong những ngày sắp Tết

3. Trang trí nhà cửa

Sau khi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ rồi, các gia đình sẽ trang trí nhà cửa để không gian căn nhà thêm đẹp, sẵn sàng đón Tết. Hoạt động trang trí nhà cửa quen thuộc nhất mà hầu như bất cứ gia đình nào cũng làm là mua hoa Tết hay cây cảnh Tết. Miền Bắc có đào, quất, miền Nam có hoa mai. Đó đều là những cây, hoa đặc trưng của mỗi vùng miền vào năm mới. Ngoài ra, hiện tại các chợ hoa xuân mở cửa đều bày bán rất nhiều loại hoa, cây khác nhau chứ không chỉ bó hẹp ở một vài loại quen thuộc nữa. Hiện tại, bạn có rất nhiều sự lựa chọn cho việc trang trí nhà cửa. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí thêm những cành đào, mai hay cây quất cảnh... bằng những dây đèn hoặc các câu đối nhỏ dùng để treo trang trí.

Trang trí nhà cửa không chỉ mang lại một căn nhà đẹp mà còn mang đến nét mới cho ngôi nhà. Nét mới là điều cần thiết để chào đón một năm mới tới. Căn nhà được trang hoàng đẹp đẽ giống như được tiếp thêm không khí tưng bừng, hạnh phúc của ngày Tết vậy, mà ngày Tết thì chắc chắn không thể thiếu được không khí ấy.

4. Gói bánh chưng

Bánh chưng truyền thống không bao giờ có thể thiếu được vào ngày Tết, bất cứ gia đình nào cũng vậy. Hoạt động gói bánh chưng trước đây cũng là hoạt động mà nhà nào cũng phải có và là hình ảnh tuổi thơ không thể thiếu trong kí ức của rất nhiều người. Cho đến hiện tại, có rất nhiều người đã không còn gói bánh chưng nữa mà thay vào đó là mua sẵn ở bên ngoài.

*
Hoạt động gói bánh chưng giúp không khí Tết ấm áp hơn

Gói bánh chưng ngày Tết thật ra có nhiều ý nghĩa hơn hẳn so với việc chỉ là một hoạt động truyền thống chuẩn bị cho ngày Tết. Cùng nhau gói bánh chưng giúp kéo gần khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình. Đây cũng là hoạt động khiến Tết trở nên đầm ấm và hạnh phúc hơn. Cùng gói bánh chưng và cùng nhau trông nồi bánh chưng vẫn có một chất Tết không thể thay thế được, đó cũng sẽ là những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ nhất của ngày Tết mà những đứa trẻ đã trải qua sẽ luôn ghi nhớ.

5. Bày mâm ngũ quả

Bày mâm ngũ quả ngày Tết trên bàn thờ gia tiên là một phần truyền thống không thể thiếu với bất cứ gia đình nào, ở nơi nào trên mảnh đất chữ S. Phong tục bày mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa cầu mong may mắn và hạnh phúc cho một năm mới. Mỗi loại quả thuộc mâm ngũ quả đều mang một ý nghĩa tốt đẹp riêng thay cho một lời cầu nguyện năm mới. Gọi là mâm ngũ quả nhưng số lượng các loại quả có thể lớn hơn năm. Mâm ngũ quả chỉ là một cách gọi chung mà thôi. Một số loại quả quen thuộc trên mâm ngũ quả có thể kể đến là bưởi, chuối, đu đủ, nho, đào, quất, xoài... Những loại quả đó tương ứng với ý nghĩa như sự thăng tiến, sung túc, no đủ, bình an, phúc lộc, sự bảo bọc...

*
Tết đến xuân về nhà nào cũng bày mâm ngũ quả

Mỗi miền lại có một cách bày mâm ngũ quả đặc trưng. Miền Bắc thường bày mâm ngũ quả với một nải chuối ở dưới cùng, phía trên là một quả bưởi ở chính giữa và xung quanh là các loại quả nhỏ hơn. Miền Nam thì kiêng kị bày chuối, táo, lê và cam, quýt theo một số quan niệm dân gian. Còn các gia đình miền Trung thì bày mâm ngũ quả không quá câu nệ, có gì bày đó, miễn sao các loại hoa quả đó tươi ngon là được.

6. Xông đất đầu năm

Phong tục xông đất đầu năm được các gia đình tương đối coi trọng, có ý nghĩa rất nhiều về mặt tâm linh. Theo tục lệ được truyền lại từ bao đời nay của người Việt, xông đất đầu năm được tính từ khoảnh khắc giao thừa, người nào là khách đầu tiên đến nhà thì chính là người xông đất năm đó cho gia đình. Quan niệm từ xa xưa của tục xông đất cho rằng người xông đất sẽ là ai có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc, may mắn cũng như tài lộ trong năm mới của gia chủ. Người càng hợp tuổi thì càng mang đến những điều tốt đẹp cho gia chủ. Cũng chính vì vậy mà có nhiều gia đình nhờ sẵn những người hợp tuổi đến xông đất cho gia đình mình vào năm mới. Cũng có một cách xông đất khác được nhiều gia đình lựa chọn hơn đó là một thành viên trong gia đình sẽ tự xông đất cho nhà mình. Họ sẽ rời nhà trước khi giao thừa và trở về sau khi giao thừa. Khi trở về có thể mang thêm cành lộc đầu xuân để tăng thêm may mắn hạnh phúc cho gia đình.

*
Xông đất là phong tục của người Việt vào những ngày đầu năm mới

7. Chúc Tết

Phong tục chúc Tết chính là một nét văn hóa đẹp và được gìn giữ lâu đời của người Việt. Vào dịp Tết, mọi người thường đến thăm nhà họ hàng, bạn bè và người quen thân để chúc Tết. Những lời chúc mang ý nghĩa tốt đẹp chính là cách thể hiện sự thân thiết và tình cảm của người chúc Tết đến với người được nhận lời chúc. Khi một người nhận được lời chúc, họ cũng sẽ dùng những lời lẽ tốt đẹp nhất để chúc lại cho người đối diện. Những lời chúc Tết thường được sử dụng mang ý nghĩa cầu bình an, an khang, hạnh phúc và thành công cho người nhận lời chúc. Đó cũng là những điều mà bất cứ ai cũng mong muốn vào dịp năm mới.

8. Đi lễ chùa

Đi lễ chùa đầu năm cũng là hoạt động nhằm mục đích cầu bình an năm mới của người Việt. Họ lên chùa thắp nhang và cầu khấn được thần phật phù hộ vào năm mới. Những lời khẩn cầu muôn hình vạn trạng nhưng kể chung lại mục đích vẫn là mong muốn một năm mới may mắn và thuận lợi nhất có thể, gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Đi lễ chùa là hoạt động tâm linh giúp cho người Việt cảm thấy an tâm hơn để đón nhận một năm mới với nhiều điều mới mẻ.

*
Lễ chùa đầu năm cầu bình an cho bản thân và gia đình

Trên đây là 8 hoạt động “nhà nào cũng có” trong dịp Tết đến xuân về. Nếu bạn chưa thực hiện hoạt động nào thì năm mới này hãy dành thời gian thực hiện để có một cái Tết trọng vẹn hơn nhé. Chúc cho bạn và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc, vạn sự như ý.

Mỗi vùng miền trên nước ta sẽ có những phong tục và hoạt động ngày Tết khác nhau, tạo nên đặc trưng rất riêng cho dịp lễ quan trọng này. Tuy nhiên, dù bạn đang ở đâu thì các hoạt động sau đây chắc chắn không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Đó chính là một trong những yếu tố tạo sự gắn kết mọi vùng miền và giúp duy trì những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Cùng Zalo
Pay khám phá xem đó là những hoạt động nào ngay sau đây.

Các hoạt động thường niên trong ngày Tết truyền thống Việt Nam

Các hoạt động nổi bật trước Tết

Đối với nhiều người, những hoạt động diễn ra trước Tết không chỉ là quá trình chuẩn bị mà còn mang đến cảm giác rộn ràng háo hức rất đặc biệt. Dù bạn ở vùng miền nào thì hoạt động ngày Tết truyền thống vẫn không thể thiếu những việc sau:

Mua sắm Tết
*

Tết là dịp lễ lớn nhất trong năm tại Việt Nam. Vào thời điểm này, hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp cũng như các đơn vị kinh doanh đều tạm nghỉ để mọi người được sum vầy bên gia đình. Do đó, các hoạt động mua sắm Tết cần được thực hiện trước khi chợ và siêu thị đóng cửa để có sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho những ngày này.

Mùng 1 Tết Âm lịch 2023 năm Qúy Mão sẽ là vào ngày Chủ Nhật 22/1 dương lịch. Do đó, từ giữa đến cuối tháng 12 năm Nhâm Dần nhà nhà đã bắt đầu lên kế hoạch cho việc mua sắm Tết.

Có khá nhiều thứ phải sắm sửa để chuẩn bị cho ngày Tết như các vật dụng trang trí nhà cửa, bánh kẹo mời khách, đồ cúng lễ,… Đây là hoạt động không thể thiếu trong văn hóa Việt, mang đến không khí đầy rộn ràng trong những ngày cận Tết. Và đến hẹn lại lên, chi tiêu Tết sao cho tiết kiệm luôn là bài toán hóc búa hằng năm cho những "thủ quỹ" trong gia đình.

Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Trong các hoạt động ngày Tết điển hình chắc chắn không thể bỏ qua việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Ai cũng mong muốn năm mới mọi thứ đều mới mẻ khang trang để vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn. Do đó, nhà nhà đều dành những ngày cuối năm để tổng vệ sinh nhà cửa, bàn thờ gia tiên và trang trí bằng những loại hoa khác nhau như hoa đào, hoa mai hay chậu quất… Một số vùng còn dựng cây nêu, treo câu đối đỏ,…giúp ngày Tết thêm phần rộn ràng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.

*
Bày mâm ngũ quả

Bày mâm ngũ quả là một trong những hoạt động ngày Tết không thể thiếu của hầu hết mọi gia đình Việt. Quan niệm dân gian cho rằng Tết là dịp ông bà tổ tiên sẽ về sum vầy với con cháu nên ngoài việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, mâm ngũ quả phải luôn được chuẩn bị chu đáo để bày biện trên bàn thờ gia tiên.

Mỗi vùng miền sẽ có những ước định riêng về các loại trái cây bày trên mâm. Chẳng hạn như Tết miền Bắc sẽ chọn 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ hành, miền Nam sẽ ưu tiên các loại quả như mãng cầu, đu đủ, dừa và xoài để cầu mong sung túc, may mắn sẽ đến trong năm mới. Mỗi vùng miền đều có phong tục bày trí mâm ngũ quả khác nhau tuy nhiên đều mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới hạnh phúc và may mắn.

Gói bánh chưng

Trong tuổi thơ của rất nhiều người Việt, được cùng gia đình gói bánh chưng và trông nồi bánh mỗi dịp Tết trở thành ký ức sâu sắc và đầm ấm không thể nào quên. Cứ đến 29,30 Tết, cả gia đình lại được quây quần bên nhau, cùng làm ra những chiếc bánh dâng ông bà tổ tiên hoặc thân tặng người thân trong gia đình đã trở thành hoạt động không thể thiếu, giúp phong vị Tết càng thêm đậm đà.

*
Tất niên

Theo phong tục Việt Nam, cứ đến ngày 30 Tết là các gia đình lại chuẩn bị một mâm cơm cúng để tạ ơn trời đất và những người đã khuất phù hộ cho một năm suôn sẻ cũng như cầu mong một năm mới tốt đẹp hơn. Việc này nhằm đánh dấu kết thúc một năm cũ và mời ông bà tổ tiên, những người đã khuất về chung vui Tết cùng con cháu. Đây là hoạt động ngày Tết không thể thiếu ở bất cứ vùng miền nào, là dịp để người thân trong gia đình tụ họp, cùng nhau dùng bữa cơm cuối năm và trò chuyện về những điều đã qua.

Cúng Ông Táo

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày Ông Táo phải về trời để báo cáo những việc đã xảy ra trong một năm ở mỗi gia đình. Theo đó, các gia đình sẽ dọn dẹp bếp núc sạch sẽ, cúng cá chép để Ông Táo cưỡi về trời với hy vọng năm mới sẽ tiếp tục được phù hộ cho gia đạo bình an. Cá chép sau khi cúng sẽ được thả về với sông hồ, cũng là cách để thể hiện tấm lòng từ bi bác ái của người Việt.

Đón Giao Thừa

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Việt thường có thói quen bày mâm cúng để đón Giao Thừa.

*

Đây là tục lệ đã có từ lâu đời, nhằm cầu mong may mắn, bình an cho năm mới. Ngoài ra, tùy vùng miền mà mọi người có thể đi hái lộc đầu năm, đến viếng các đền chùa hoặc cùng gia đình chờ xem bắn pháo hoa với mong muốn một năm mới hạnh phúc, an yên.

Hoạt động thường niên trong Tết

Xông đất

Theo quan niệm dân gian, thời gian xông đất đầu năm được tính từ giao thừa. Ai đến nhà đầu tiên chính là người xông đất của gia đình. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến may mắn, tài lộc trong năm tới của gia chủ. Đó cũng là lý do nhiều gia đình nhờ người hợp tuổi đến xông đất vào dịp năm mới. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng tự xông đất cho mình bằng cách về nhà sau giao thừa kèm cành lộc cầu may.

Đi chùa đầu năm

Đi chùa đầu năm cũng là hoạt động ngày Tết quen thuộc của nhiều gia đình. Mọi người thường ăn mặc trang trọng, đến đền chùa thắp nhang niệm phật để tâm hồn được thanh tịnh, mong cầu sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình. Đây là hoạt động tâm linh ý nghĩa, đã được tiếp nối qua rất nhiều thế hệ.

*
Tảo mộ

Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người trong gia đình sẽ dậy thật sớm, chuẩn bị nhang đèn để đi thăm viếng mộ ông bà tổ tiên. Đây là cách để tưởng nhớ những người đã khuất, để con cháu biết đến nguồn cội gia đình.

Hóa vàng

Về các hoạt động trong ngày Tết, tục hóa vàng cũng là một trong những nghi lễ không thể thiếu. Thông thường, từ mồng 3 đến mồng 10 tháng Giêng, các gia đình sẽ đốt vàng mã để tiễn ông bà, tổ tiên về trời. Ngoài ra, lễ hóa vàng cũng được xem là lễ nghênh đón thần tài về với gia đình, cầu mong một năm mới làm ăn thuận lợi, tài lộc tấn tới.

Lì xì và chúc Tết đến người thân, bạn bè

Xuyên suốt những ngày Tết, tục lệ lì xì và chúc Tết người thân bạn bè là một trong những hoạt động trong ngày Tết ý nghĩa mà mọi người đều gìn giữ. Sau một năm bận rộn, đây chính là dịp để mọi người ghé thăm nhau, gửi những phong bao lì xì với lời cầu chúc may mắn, bình an đến con cháu và những người lớn tuổi trong gia đình.

Xem thêm: Ost là viết tắt của từ gì - ý nghĩa của ost trong âm nhạc

Lì xì độc đáo, gửi vạn lời hay cùng Zalo
Pay

*

Tục lệ lì xì chúc Tết là hoạt động không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Ngay cả khi không thể gặp gỡ trực tiếp để trao gửi những lời chúc tốt đẹp cùng phong bao lì xì may mắn dịp năm mới, bạn vẫn hoàn toàn có thể thể hiện thành ý qua ví điện tử Zalo
Pay. Theo đó, người dùng có thể gửi lì xì online đính kèm phong bao lì xì được thiết kế đặc sắc cùng những câu chúc hay, ý nghĩa đến bạn bè, người thân dễ dàng thông qua ví Zalo
Pay ngay trong ứng dụng chat Zalo. Gửi lì xì tiện lợi, nhắc lì xì tinh tế cho cá nhân hay nhóm chat công ty, hội bạn thân,...cực vui nhộn với tính năng lì xì ngẫu nhiên, lì xì bằng nhau. Đặc biệt, người dùng chỉ cần ấn nhận, tiền lì xì sẽ được chuyển ngay về ví để sử dụng hoặc rút về ngân hàng liên kết vô cùng dễ dàng.

Dù bạn ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam thì những hoạt động ngày Tết này vẫn là một phần vô cùng ý nghĩa, mang đậm bản sắc dân tộc. Tết năm nay, dẫu cho còn nhiều hạn chế vì Covid thì cũng đừng quên lan tỏa những nét truyền thống quý báu đó. Hãy để tết xa cũng hóa gần với tính năng lì xì cùng ví Zalo
Pay và còn rất nhiều tiện ích thú vị khác đang chờ bạn khám phá! Mở Ví Vàng Zalo
Pay ngày tết này và tìm hiểu những tính năng thú vị dành riêng cho bạn nhé!