Nội dung

Thông tin nhà Công tử Bạc Liêu
Kiến trúc nhà Công tử Bạc Liêu
Tiểu sử về Công tử Bạc Liêu
Cuộc đời danh tiếng của cậu ba Trần Trinh Huy – Lịch sử công tử Bạc Liêu
Những câu chuyện về giai thoại của Công tử Bạc Liêu – Lịch sử về công tử Bạc Liêu
Thú vui xa hoa của Công tử Bạc Liêu
Những dấu tích về công tử Bạc Liêu thời nay Những địa điểm du lịch nổi tiếng gần nhà công tử Bạc Liêu – Bạc Liêu có gì chơi?
Nhà công tử Bạc Liêu
là 1 trong 3 ngôi nhà cổ lưu giữ nét văn hóa thời điền chủ, bá hộ ngày trước. Đặc biệt nơi đây còn là vật chứng sống cho sở thích ăn chơi xa xỉ ngày xưa của công tử Bạc Liêu. Nếu bạn đã từng nghe qua những giai thoại về chuyện ăn chơi nức tiếng về công tử Bạc Liêu thì ngay bây giờ hãy cùng Du lịch Nụ cười Mê Kông khám phá ngôi nhà của công tử Bạc Liêu để hiểu thêm về ông, cũng như những thành viên thế hệ sau của công tử nức tiếng miền Tây này!
*
*
*
*
*
*
*
Hành lang mang hơi thở văn hóa cổ xưa
Tuy có lịch sử hơn 100 năm những ngôi nhà vẫn còn được bảo tồn và tu sửa khá nguyên vẹn. Từ những chi tiết nhỏ như con vít, cái ốc; hay những không gian lớn hơn đều rất tỉ mỉ và chỉnh chu. Tất cả đều được đóng dấu chìm chữ P. Nó dùng để mô tả xuất xứ từ Paris – thủ đô nước Pháp hoa lệ.

Bạn đang xem: Tham quan nhà công tử bạc liêu


Khi đến thăm nhà công tử Bạc Liêu, các bạn sẽ được biết đây chỉ là một trong những ngôi nhà của ông ở miền Tây. Tầng dưới ngôi nhà chính có 2 gian phòng ngủ của Công tử Bạc Liêu và ông Hội đồng Trạch. Hai đại sảnh phòng khách khá rộng để tiếp đón những vị khách sang trọng.
Tầng trên gồm 3 gian phòng ngủ khác nhau và hai đại sảnh. Ngôi nhà được thiết kế với những đèn treo vàng lung linh. Mang lại cho ngôi nhà một không khí ấm cúng và sang trọng.
Phía lầu trên còn có ban công sân thượng thoáng mát nhìn ra mặt sông và chợ. Nhà Công tử Bạc Liêu là nơi hội tụ đủ các yếu tố bậc nhất của một căn nhà mặt tiền trước đây: gần sông, gần chợ và tiếp giáp lộ lớn.
Không những thiết kế sang trọng, rộng rãi mà đồ nội thất bên trong còn rất quý giá. Ngôi nhà có nhiều món đồ cổ quý hiếm khác nhau. Những chiếc bình, chiếc chậu được chạm trổ tỉ mỉ, sắc nét với nhiều hoa văn tinh tế. Đặc biệt ngôi nhà còn lưu giữ hai chiếc giường mùa đông và mùa hè của Công tử Bạc Liêu giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng. Tuy đã mất mát khá nhiều vật dụng nhưng những món đồ còn sót lại vẫn thể hiện sự sang trọng bậc nhất của Công tử Bạc Liêu bấy giờ.
Công tử Bạc Liêu với nét sống phóng khoáng. Những câu chuyện về ông luôn là những truyền kỳ thú vị được người dân bàn tán.
Cha của Công tử Bạc Liêu là ông Trần Trinh Trạch. Đương thời, ông là một trong ba phú hộ giàu nhất lục tỉnh miền Tây thời bấy giờ. Trần Trinh Huy (công tử Bạc Liêu) là người con thứ ba của bá hộ Trạch.
Công tử Bạc Liêu có tên thật là Trần Trinh Huy; vì ông là người con thứ 3 của bá hộ Trạch nên người đời vẫn hay gọi ông là Ba Huy. Là con của phú hộ giàu nhất lục tỉnh nên ông còn được các tá điền gọi là ông Hội đồng Ba. Ngoài ra, có người còn gọi ông với tên “Hắc công tử”. Vì ông có nước da ngăm đen và phân biệt cùng 1 vị công tử ăn chơi khét tiếng khác là Bạch Công Tử. Tuy nhiên, qua những thú vui xa hoa, tốn kém nên người đời lưu truyền ông với cái tên “công tử Bạc Liêu” .
Công tử Bạc Liêu cao 1m7, thân hình vừa phải, mày rậm, mặt bầu, da ngăm đen. Đặc biệt với thời thiếu ăn thiếu mặt ngày xưa thì 1m7 là người khá cao ráo so với các thanh niên lúc bấy giờ. Do sinh ra trong một gia đình giàu có, được đi du học từ sớm nên Công tử Bạc Liêu đã sớm nổi tiếng với thú vui ăn chơi xa xỉ, hoang phí. Tuy nhiên, có một điều nổi bật về công tử Bạc Liêu mà nhiều người bỏ qua đó là; công tử Bạc Liêu là một người rất giỏi và điềm đạm. Ông làm ra được tiền và rất biết cách đối nhân xử thế. Dù là một bá hộ nhưng ông thường hay xóa nợ cho những người nghèo; hoặc giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Công tử Bạc Liêu nổi tiếng là hứa gì làm đó. Ông hứa giảm tô nông dân, không hợp tác với người Pháp hay viện trợ tiền cách mạng, ông đều làm được.
Ông cũng thường hay tổ chức các buổi hội trợ để tăng cường giao thương. Hay tổ chức các cuộc thi Hoa hậu miệt vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước khi trở thành một Công tử ăn chơi sành điệu, Công tử Bạc Liêu cũng từng du học ở Pháp và có nhiều kiến thức, tư duy tân tiến.
Sau này khi đã giàu có, ông hội đồng Trạch vẫn ý thức được có nhiều tiền nhưng không có người biết quản lý nó thì cũng sẽ như cha vợ mình mất tất cả. Vì vậy, ông đã đưa người con thứ ba của mình là Trần Trinh Huy sang Pháp du học. Ông hy vọng rằng cậu con trai thông minh từ nhỏ của mình sẽ học được chữ nghĩa từ bên trời Tây hiện đại.
Nghe lời cha mình, cậu ba sang Pháp du học. Nhưng trong ba năm ăn học, cậu ba chỉ thích học lái máy bay, học nhảy, học lái xe hơi. Ngoài ra, bên trời Tây ông còn có một người vợ cùng một đứa con lai. Mở đầu cho hành trình đào hoa nhiều vợ và con của Công tử Bạc Liêu.
Sau khi 3 năm ăn học “thành tài”; cậu ba gọi điện về nhà để ông hội đồng Trạch ra đón. Mừng rỡ vì người con cưng về nước sau nhiều năm; ông hội đồng Trạch quyết định mua xe mới đón con từ Sài Gòn về quê.
Khi vào hãng xe, người ta thấy ông già quê mùa mặc áo bà ba ngả màu, tay xách giỏ nhà quê, mang dép quê mùa vào mua xe. Ai cũng khinh thường ông già quê mùa. Bất chấp vậy, ông cho người chọn chiếc xe mắc nhất, lớn nhất. Sau đó, ông mở giỏ ra, lấy từng cọc tiền mặt trả tiền trước sự ngạc nhiên của những nhân viên bán hàng.
Ngày về nước, cậu ba Huy chính tay lái chiếc xe đời mới chở cha mẹ mình từ Sài Gòn về Bạc Liêu. Mọi người ai cũng tấm tắc khen tài lái xe của cậu ba. Hành trình trở thành vị công tử ăn chơi khét tiếng Nam kỳ lúc bấy giờ của cậu ba Huy bắt đầu.
Khi qua Pháp du học, cậu ba Huy có một người vợ Tây và một người con lai. Nhưng vì truyền thống ngày xưa và những cuộc vui chơi ở trời Việt nên cậu không còn thiết tha với vợ con ở Pháp nữa và dần quên đi họ.
Cậu ba Huy đã cưới người con gái đẹp nhất Bạc Liêu lúc bấy giờ là bà Ngô Thị Đen. Sau một thời gian, ông lại lấy tiếp người vợ thứ hai ở Mỹ Tho là bà Nguyễn Thị Hai.
Vì công việc làm ăn, cậu ba Huy thường sống ở ngôi nhà trên đường Nguyễn Huệ ở Sài Gòn. Một hôm cậu bắt gặp một người con gái gánh nước thuê. Ấn tượng với nhan sắc của cô gái, ông tìm đến ngôi nhà của cô gái là một tiệm sửa xe đạp cũ kỹ. Ông đã xin đổi ngôi nhà của mình để mong lấy được cô gái. Cuối cùng, ông cũng lấy được cô gái ấy, lúc bấy giờ ông hơn cô gái 50 tuổi. Đến cuối đời công tử Bạc liêu có 3 người vợ chính thức. Ngoài ra, ông còn có hàng chục người tình khác nhau và nhiều người con rơi.
Ba Huy còn rất nhiều con với các nhân tình. Tuy những người đó không phải vợ chính thức nhưng con cái của họ đều được Trần gia thừa nhận. Ông mất năm 1973 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.
Đa phần con cháu công tử Bạc Liêu còn lại đều lưu lạc tứ xứ khác nhau. Nhưng người chị cả được biết đang định cư ở Mỹ, cô ấy từng về viếng cha mình. Tuy vậy họ sống khá kín tiếng. Người con trai công tử Bạc Liêu tên Đức thì gia cảnh khó khăn. Ông đang làm nhân viên và bán sách nói về cuộc đời công tử Bạc Liêu tại chính ngôi nhà lớn ở Bạc Liêu.
Những giai thoại về Công tử Bạc Liêu có rất nhiều. Những sự kiện này đôi khi là truyền miệng, đôi khi chưa được xác minh thật rõ nên chỉ dừng ở mực giai thoại. Nhưng lúc bấy giờ, người ta vẫn có câu truyền lưu để tỏ sự sành sỏi ăn chơi của Công tử Bạc Liêu là “Vua Bảo Đại có thứ gì thì Công tử Bạc Liêu có thử đó, nhưng Công tử Bạc Liêu có thứ gì thì chưa chắc vua Bảo Đại đã có.”
Công tử Bạc Liêu rất mê nghề võ. Vào nửa đầu thế kỷ 20, học võ là một cái mốt với nhận thức: học võ để nâng cao cái khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà học võ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông.
Công tử Bạc Liêu được cho là người Việt đầu tiên sở hữu một chiếc máy bay. Lúc bấy giờ cả Việt Nam chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu và vua Bảo Đại. Tuy nhiên, chiếc máy bay của vua Bảo Đại được mua từ tiền ngân khố nên không được tính là sở hữu máy bay tư nhân.
Tương truyền, có một lần khi ông lái chiếc máy bay ra Hà Tiên. Lúc hứng chí ông đã tranh lái cùng với phi công riêng. Ông bay rất lâu đến khi máy bay báo hết xăng thì không kịp quay lại nữa. Lúc ấy ông phải ghé qua nước Xiêm (Thái Lan hiện nay). Nhà nước Xiêm bắt giữ ông và bắt dùng 200 ngàn giạ lúa chuộc về. Tương truyền, đoàn xe chở lúa lúc bấy giờ kéo dài cả một con sông để chuộc Công tử Bạc Liêu về.
Vì là người du học ở bên Tây về nên Công tử Bạc Liêu khá sành điệu khi ăn mặc ra đường. Lúc nào ông cũng bận vest sang trọng khi ra đường. Ông thường di chuyển đi lại giữa các tỉnh miền Tây và Sài Gòn vì quản lý gia sản của gia đình. Ông có căn biệt thự lớn ở đường Nguyễn Huệ – Sài Gòn nhưng ông hiếm khi ở đó. Thông thường ông thường thuê những khách sạn đắt tiền, sang trọng nhất ở Sài Gòn bấy giờ để ở. Ngoài ra, ông cũng thường đi lại giữa các tỉnh thành để du lịch. Những điểm đến của ông thường là Vũng Tàu, Đà Lạt hay Cần Thơ.
Thời bấy giờ còn có một vị công tử; tên là Lê Công Phước cũng khá nổi tiếng về độ chịu chơi. Vì có nước da trắng nên người ta gọi ông là Bạch công tử. Người có nước da ngâm đen Công tử Bạc Liêu được gọi là Hắc công tử.
Vì cùng nổi tiếng là những công tử chịu chơi nên hai người thường có những cuộc cạnh tranh để xem ai là người giỏi nhất. Lúc bấy giờ cô Ba Trà là đào hát nổi tiếng về giọng ca và nhan sắc được cả hai đua tranh lấy lòng. Bạch công tử tặng cô Ba Trà chiếc nhẫn hột xoàn giá 3.000đ bạc lúc bấy giờ. Bằng lương cả năm của một Thống đốc Nam kỳ bấy giờ. Hắc công tử nghe tin đã cho người tặng cô Ba Trà một chiếc nhẫn trị giá gấp đôi ngay lập tức.
Tương truyền có lúc đang xem hát, Bạch công tử vô tình rớt tờ 5 đồng bạc khi đang bật lửa hút thuốc. Vì rạp tắt đèn tất cả nên Bạch công tử lò mò tìm kiếm tờ tiền. Thấy thời cơ hạ bệ đối thủ đã đến, Hắc công tử bèn lấy vài tờ 100 đồng ra đốt sáng soi cho Bạch công tử tìm tờ 5 đồng. Khiến cho Bạch công tử một phen bẽ mặt.
Ngoài ra, cũng có giai thoại nấu trứng hay nấu chè đậu xanh của hai vị công tử Hắc Bạch. Nhưng con của Công tử Bạc Liêu đã phủ nhận chuyện này.
Có nhiều giai thoại công tử Bạc Liêu đốt tiền trong một cuộc thi nấu đậu xanh giữa Hắc Công Tử và Bạch Công Tử. Chuyện kể hai người thi nhau đốt tiền để nấu chín một kg đậu xanh; ai nấu chín trước thì thắng. Không rõ hai người đã đốt bao nhiêu nhưng kết quả Bạch Công Tử thắng. Nhưng về sau này, con công tử Bạc Liêu là ông Trần Trinh Đức (con trai Công Tử Bạc Liêu) đã phủ nhận điều này. Ông nói “Sau này ba tôi nói lại rằng: Chuyện chơi ngông thì ba tôi có lúc cũng chơi ngông để cho thiên hạ chú ý tới mình, nhưng ba tôi là người có ăn học, biết chơi ngông tới đâu thì dừng lại, chứ đâu phải bị bệnh đâu mà đem tiền ra để đốt.”
Ước tính tài sản của Công tử Bạc Liêu lên đến hơn 5 tấn vàng. Ông sở hữu đến 200.000 hecta ruộng lúa phì nhiêu ở Bạc Liêu và các vùng lân cận. Chưa tính các sở hữu ruộng muối, các căn nhà phố mặt tiền và nhiều tài sản cá nhân khác.
Nhắc đến công tử Bạc Liêu, người ta luôn nhớ về những giai thoại về thú vui ăn chơi xa hoa. Tuy lúc du học Công tử Bạc Liêu ăn chơi khá nhiều. Nhưng tầm nhìn của ông cũng rất rộng lớn. Ông thường tham quan các mô hình nông nghiệp ở Pháp để học hỏi. Biết mình không giỏi việc quản lý và nó cũng tiêu tốn thời gian vui chơi của mình. Ông đã mướn một người Pháp tài năng tên là Henry quản lý gia sản của mình. Với tiền lương nhận được là 10% lợi tức nên ông Henry đã đồng ý làm việc cho Công tử Bạc Liêu.
Tương truyền trong bữa cơm gia đình, Công tử Bạc Liêu hỏi cha là ông Hội đồng Trạch: “Vì sao nhà mình lại giàu như vậy cha biết không?”. Ông Hội đồng Trạch trả lời: “Do gia sản mình nhiều, tích lũy giàu có dần”. Công tử Bạc Liêu mới trả lời: “Không phải đâu cha, mà là do những tá điền. Hàng năm họ làm việc từ sáng đến chiều để làm giàu cho gia đình mình. Vì vậy, chúng ta phải luôn biết ơn và sống tốt với họ”. Từ đó cho thấy tầm nhìn và năng lực của Công tử Bạc Liêu. Đặc biệt, ông chính là người mở ra ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Rất nhiều phú hộ đều gửi tiền mặt ở ngân hàng của ông.
Tuy Công tử Bạc Liêu huy hoàng là thế, nhưng vật cực tất suy. Gia tộc họ Trần của ông cũng không ngoại lệ. Năm 1960, với cuộc cách mạng ruộng đất của chính quyền. Đa phần các vị bá hộ đều bị tước đoạt ruộng đất, với gia sản đa phần là đi từ nông nghiệp, gia tộc Trần Trinh cũng trở nên điêu đứng.
Cùng với việc tiêu xài quen phí đã thành quen, gia tài của Công tử Bạc Liêu dần trở nên hao hụt nhanh chóng. Và đỉnh điểm là năm 1975, gia sản chỉ còn lại vài căn nhà phố ở Sài Gòn. Đa phần các con đều bán đi và ra nước ngoài sinh sống.
Hiện nay chỉ còn lại ông Đức là người con trai công tử Bạc Liêu trong số những người con cháu của Công tử Bạc Liêu còn sống ở Việt Nam. Nhưng cuộc sống của ông cũng khá khó khăn. Sau khi được cha chia lại căn nhà phố ở Sài Gòn, ông bán đi và kinh doanh nhà hàng. Nhưng người con gái, con trai khác của ông lại sa vào cờ bạc. Theo tương truyền thì người con gái của ông bị một người con trai lừa tiền trở nên điên loạn. Vừa lo trả nợ vừa chăm sóc bệnh của cô, ông Đức trở nên khánh kiệt và phải làm nghề xe ôm mưu sinh.

Vùng đất Nam Bộ xưa nay vốn nổi tiếng gần xa về tiếng đờn ca tài tử, về người nghệ sĩ mang tên Cao Văn Lầu. Và người ta cũng nhắc nhiều về cái tên Công tử Bạc Liêu nổi tiếng ăn chơi nức tiếng cùng ngôi nhà to nhất lục tỉnh miền Tây lúc bấy giờ. Ngôi nhà cổ hơn 100 năm tuổi đời nhưng đến nay vẫn còn gần như nguyên vẹn và là tọa độ check in được đông đảo giới trẻ và du khách yêu thích mỗi khi có dịp về xứ Bạc Liêu.

Bạn có tò mò về cuộc đời và ngôi nhà, ngôi biệt thự gắn với vị công tử nổi tiếng này, cùng shthcm.edu.vn review kinh nghiệm du lịch đi tìm câu trả lời nhé!

*

Giới thiệu về nhà công tử Bạc Liêu ở đâu ?

Cụm từ “Công tử Bạc Liêu” bắt đầu xuất hiện cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và dần trở nên phổ biến để nói về những người con trong gia đình giàu có tại Bạc Liêu lúc bấy giờ. Nổi tiếng nhất phải kể đến Trần Đình Huy (1900 - 1974) hay còn được biết với tên gọi Ba Huy vì là con trai thứ ba trong nhà. Cha là ông Trần Trinh Trạch điền chủ giàu nhất Bạc Liêu và đứng thứ tư trong nhóm phú hộ giàu nhất Nam kỳ “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch” .

Tọa lạc tại vị trí đắc địa số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu được ví như biệt thự Tây Phương giữa lòng Tây Đô. Nhà công tử Bạc Liêu được xây dựng và hoàn thành trong vòng 2 năm từ năm 1917 - 1919 do kỹ sư người Pháp thiết kế. Hầu như tất cả các nguyên vật liệu đều được chọn lựa khắt khe và chuyển từ nước Pháp sang nên rất dễ nhận ra sự sang trọng nhưng không kém phần tinh tế, hài hòa trong căn nhà. Theo ước tính giá trị của căn nhà có có thể lên tới 400 tỷ đồng, cũng chính bởi sự xa hoa và bề thế này mà người dân trong vùng đã gọi đây là “nhà lớn”.

*

Nhà công tử Bạc Liêu địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật

Nhà công tử Bạc Liêu có giờ mở cửa đón du khách tham quan, trải nghiệm tìm hiểu từ 08:00 - 17:30. Lịch mở cửa hoạt động nhà công tử Bạc Liêu tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

*

Giá vé nhà công tử Bạc Liêu vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?

Vé vào tham quan nhà công tử Bạc Liêu người lớn: 30.000 VNĐ/Vé; Vé trẻ em: 20.000 VNĐ/Vé. Ngoài ra du khách có thể mua thêm vé hướng dẫn viên thuyết minh tại điểm 200.000 VNĐ/Đoàn.

Bạn mua vé ngay tại quầy để vào bên trong, nếu dự đi xe cá nhân đến có thể đậu xe phía ngoài đường sau khu tham quan với chi phí trông giữ xe: 10.000 VNĐ/xe máy, 30.000 VNĐ/Xe ô tô.

*

Tour du lịch đi khu nhà công tử Bạc Liêu vào thời gian mùa nào đẹp ?

Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Bạc Liêu bước vào mùa khô, trời nắng ráo ít mưa rất thích hợp cho những chuyến đi khám phá. yêu thích những giai điệu đờn ca tài tử bạn đừng bỏ lỡ lễ hội “Dạ Cổ Hoài Lang” diễn ra từ 11-15 tháng 8 âm lịch. Đây là lễ hội lớn của cả Bạc Liêu nhằm tri ân nhạc sĩ đã có những đóng góp to lớn của vọng cổ mang tên Cao Văn Lầu.

*

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi nhà công tử Bạc Liêu

Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu chỉ hơn 1km du khách muốn đến nhà công tử Bạc Liêu chỉ cần đi dọc con đường Trần Phú khoảng 5 phút là đến nơi. Hiện tỉnh Bạc Liêu chưa có sân bay nên phương tiện di chuyển thích hợp nhất là du khách sẽ bay từ các thành phố lớn đến sân bay Cà Mau. Từ đây bạn chỉ cần bắt taxi hoặc đi xe khách khoảng 60km là tới.

*

Review trải nghiệm tìm hiểu, tham quan du lịch Nhà công tử Bạc Liêu có gì ?

Không quá sặc sỡ nhưng ngôi nhà vẫn nổi bật nhờ vẻ đẹp nhẹ nhàng gồm 2 tầng sơn trắng với điểm nhấn là những ô cửa màu xanh. Bên trong ngôi nhà là sự lịch lãm và ấm cúng toát ra từ hệ thống đèn chùm màu vàng cùng những đường nét tinh tế, tỉ mỉ.

+ Tìm hiểu về tổng thể căn nhà: Tầng 1 hay tầng trệt Tầng trệt có 2 phòng ngủ và 2 sảnh lớn, bên cạnh có cầu thang dẫn lên tầng trên. Cầu thang đặc biệt được làm bằng đá cẩm thạch, gồm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu của gia chủ. Chính giữa là nơi đặt bàn thờ và tượng cha mẹ công tử Bạc Liêu, phía đối diện là tấm ảnh gia đình được chụp từ nhiều năm về trước. Nhiều du khách đến đây thường tò mò mà theo cầu thang gỗ nhỏ dẫn lên một căn gác nơi ngày xưa gia đình ông Trần Trinh Trạch dùng để phơi tiền tránh ẩm mốc. Ở đây còn đang trưng bày một chiếc xe ô tô cổ xếp vào hàng sang trọng nhất lúc bấy giờ. Trên lầu có 3 phòng ngủ và hai đại sảnh lớn. Bước ra ban công là thấy khung cảnh sông nước hữu tình, gần đó còn là 1 khu chợ lớn.

+ Chiêm ngưỡng những hiện vật quý còn được lưu giữ: Những hiện vật khá nguyên vẹn gần như chưa có sự hư hại nhiều cho thấy sự vương giả của chính gia chủ. Bộ trường kỷ làm từ 1 tấn gỗ nguyên khối, 2 chiếc giường nóng và lạnh, bình hoa được chạm khắc tinh xảo, những chiếc giường ngủ, giường hút thuốc phiện, bàn đánh bài…

+ Nghe thuyết minh về sự lụi tàn của một gia đình, một gia tộc hào môn: Ông Trần Trinh Trạch vốn xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng có tài, lại làm ăn giỏi cùng với thời vận đã giúp ông trở thành phú hộ sở hữu những ruộng lúa, ruộng muối rộng lớn đếm không xuể. Nhiều người cho rằng sự lụi tàn của gia tộc Trần Trinh bởi sự ăn chơi của cậu Ba Huy tuy nhiên khách quan mà nói số tiền đó chỉ như gió thoảng qua mà thôi. Nguyên nhân chính bởi chính sách cải cách ruộng đất miền Nam vào năm 1960 nên đa phần đất đai, gia sản nhà ông phú hộ đều phải mang chia đều cho nông dân. Ngay cả ngân hàng do ông Trạch sáng lập cũng rơi vào khủng hoảng và phá sản vì tiền tệ Pháp gửi và tất cả giấy tờ đều không được nhà nước ta công nhận. Đỉnh điểm là năm 1975, gia tài họ Trần Trinh chỉ còn lại vài căn nhà ở Sài Gòn, các con ông hầu như đều bán đi và định cư tại nước ngoài.

*

Bỏ túi kinh nghiệm đi nhà công tử Bạc Liêu có lưu ý gì quan trọng ?

Bên cạnh những thông tin cần thiết về ngôi nhà, dưới đây là một vài lưu ý và kinh nghiệm du lịch hữu ích mà bạn nên bỏ túi khi tham quan nhà công tử Bạc Liêu.

+ Nằm tại vị trí trung tâm nên sau khi tham quan xong nhà công tử Bạc Liêu du khách có thể kết hợp ghé thăm một số địa điểm nổi tiếng lân cận như Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Quảng trường Hùng Vương, chùa Ông Quan đế miếu hay Chợ Bạc Liêu…

+ Đừng quên thưởng thức bánh bò và bún cá cay, hai món ngon nổi tiếng ngay cạnh dinh thự bạn nhé. Hoặc bạn cũng có thể ghé chợ Bạc Liêu thử những món ăn dân dã thơm ngon.

+ Du khách lưu ý khi tham quan không chạm hay di dời các hiện vật được trưng bày, giữ trật tự khi tham quan.

+ Mẹo nhỏ hữu ích nếu hút thuốc bạn nên ra khu vực ngoài hoặc hỏi ý kiến của người trông coi ngôi nhà nhé.

+ Mẹo hay du lịch khi đi tham quan nên chọn trang phục lịch sự thoải mái để tiện di chuyển và thâm hút mồ hôi phù hợp với thời tiết nóng ở Bạc Liêu. Du khách có thể tham khảo như giày thể thao, quần Jean, áo phông…

+ Kinh nghiệm hữu ích khi đến khám phá nhà công tử Bạc Liêu đừng quên bôi kem chống nắng, mang theo nón mũ, chai nước uống để bảo vệ sức khỏe.

+ Trong quá trình tham quan, du khách nên di chuyển theo lối đi được quy định, bỏ rác vào đúng nơi, đúng chỗ và giữ gìn vệ sinh không gian chung của di tích.

Xem thêm: Chuyên đề đạo hàm của hàm số lượng giác ( khó ), đạo hàm của hàm số lượng giác

Hơn một thế kỷ trôi qua nhưng cũng không thể làm mờ vẻ hoa lệ của một ngôi nhà hay một tòa dinh thự hoa lệ giữa lòng thành phố Bạc Liêu. Đền đây tìm hiểu và khám phá lại nét văn hoa xưa, nghe những giai thoại những câu chuyện về cậu Ba Huy công tử khét tiếng một thời cũng sẽ là một điểm nhấn thú vị trong chuyến đi của bạn.