(VTC News) -

Vào ngày Thất tịch - ngày Ngưu lang Chức nữ gặp nhau, trời thường đổ mưa, dân gian gọi là mưa ngâu; bạn có biết tại sao và điều này có ý nghĩa gì?


Trong tâm thức dân gian, ngày Thất tịch (7/7 âm lịch) là ngày Ngưu lang Chức nữ gặp nhau. Sự tích này có trong kho tàng truyện cổ dân gian của Việt Nam và một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Mặc dù có nhiều dị bản ở các nước nhưng nhìn chung, chuyện Ngưu lang Chức nữ đều nói về tình yêu son sắt, dù phải cách xa vẫn luôn nhớ nhung và mong ngày đoàn tụ, về nỗi khát khao được bên nhau của lứa đôi, và về tình yêu vượt qua mọi trở ngại...

Bạn đang xem: Thất tịch không mưa nghĩa là gì

Câu chuyện tình yêu buồn man mác về Ngưu lang Chức nữ, hay sự tích ông Ngâu bà Ngâu, là cách dân gian lý giải vì sao trời thường mưa vào ngày này.

Ngày lễ Thất tịch bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu man mác buồn của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Tại sao ngày Thất Tịch hay có mưa?

Theo truyện cổ dân gian, xưa có chàng chăn trâu - Ngưu lang hiền lành, chăm chỉ, một lần vô tình gặp Chức nữ - nàng tiên dệt vải trên trời xinh đẹp, dịu hiền. Họ nên duyên vợ chồng và có với nhau đứa con kháu khỉnh.

Một ngày nọ, Chức nữ phải trở về trời. Bố con Ngưu lang ở hạ giới ngày ngày nhớ thương nên cùng nhau đi tìm. Tới sông Ngân, ranh giới vào thượng giới, thân phận phàm nhân khiến họ không thể vượt qua. Ngưu lang và con quyết không trở về, ngày ngày ngồi đợi bên dòng sông, mong đoàn tụ với vợ. Họ biến thành một ngôi sao nhỏ và một ngôi sao lớn chờ đợi tin tức của Chức nữ. Vương mẫu cảm động trước tấm lòng của Ngưu lang dành cho Chức nữ nên cho phép hai người được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Họ đoàn tụ trên cầu Ô Thước bắc qua sông Ngân, do đàn quạ trời tạo ra.

Truyện có nhiều phiên bản với những chi tiết khác biệt về sự trở về của hai bố con, hay về chuyện vì sao đàn quạ trời phải bắc cầu Ô thước. Điểm thống nhất là đôi vợ chồng suốt năm đều mong đến ngày Thất tịch (mùng 7 tháng 7) để hội ngộ. Nỗi mừng tủi khi gặp nhau cũng như nỗi buồn vì sắp phải xa nhau khiến Ngưu lang và Chức nữ khóc dầm dề. Nước mắt của họ đã rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa tháng Bảy, dân gian gọi là mưa ngâu ("ngâu" là cách đọc chệch âm "ngưu", cũng như vợ chồng Ngưu lang được gọi là ông Ngâu bà Ngâu).

Thực tế Thất tịch hằng năm đều có những cơn mưa lất phất.

Ở phương diện khí tượng, vào đầu tháng 7 âm lịch ở Việt Nam, trời thường đổ mưa, gọi là mưa ngâu. Đặc điểm của những cơn mưa này là rải rác, rả rích từng cơn, có ngày ít, có ngày nhiều chứ không liên tục. Vì thế mà hiện tượng thời tiết này được miêu tả là "trời mưa sụt sùi". Dân gian Việt Nam có câu tục ngữ "Vào mùng 3, ra mùng 7", nghĩa là trời sẽ mưa vào các ngày từ mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. 

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết hiện nay không còn giống với hàng trăm, hàng nghìn năm trước. Vì thế không phải ngày Thất tịch năm nào cũng có mưa ngâu. Hiện tượng thời tiết này có thể đến muộn hơn hoặc thậm chí không có.

Mặt khác, ngay cả ở thời chưa có sự biến đổi khí hậu, mưa ngâu cũng không nhất thiết xuất hiện vào đúng ngày Thất tịch. Vào những ngày Thất tịch không mưa, người ta có thể ngắm sao Ngưu lang và sao Chức nữ trên bầu trời, các đôi lứa có thể chỉ sao mà thề hẹn rằng dù có trải qua bao nhiêu trở ngại cũng sẽ cố gắng vượt qua để được ở bên nhau. Nhiều người tin rằng đôi lứa yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu lang Chức nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch thì sẽ tình duyên viên mãn. 

Làm gì trong ngày lễ Thất tịch?

Dưới đây là các hoạt động mà nhiều người thực hiện vào ngày lễ Thất tịch.

Đi chùa

Đi chùa cầu phúc là một thói quen của nhiều người trong ngày lễ Thất tịch mùng 7 tháng 7. Người dân quan niệm rằng vào ngày đoàn tụ của Ngưu lang và Chức nữ, việc cùng nhau đi chùa sẽ tạo nên điềm lành cho cả gia đình. Những người độc thân đi chùa để cầu sớm tìm được ý trung nhân. Ngoài ra, mọi người đến chùa còn để cầu sức khỏe, tài lộc, bình an cho bản thân và gia đình.

Làm việc thiện để tích phúc

Lễ Thất tịch là ngày có ý nghĩa gắn với chuyện tình yêu, vậy nên trong ngày này, mọi người nên làm nhiều việc thiện để tích phúc cho cuộc sống của mình và gia đình.

Tặng quà cho những thân yêu

Tặng quà để thể hiện lời yêu thương sẽ là cách tỏ tình rõ nhất. Vào ngày này, các đôi nam nữ sẽ tặng quà cho nhau, hoặc vợ chồng trao nhau những món đồ đối phương thích nhằm mong tương lai an lành.

Ăn chè hoặc các món từ đậu đỏ

Đây là tục của Trung Quốc nhưng gần đây phổ biến rộng rãi ở nhiều nước châu Á nhờ mạng xã hội. Việc ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch tượng trưng cho đường nhân duyên thuận lợi, may mắn. Nhiều người quan niệm, các đôi đang yêu nhau nếu cùng ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch thì tình yêu sẽ vững bền, tươi đẹp.

Tránh dạm hỏi, tổ chức cưới hỏi

Dù được hội ngộ mỗi năm một lần nhưng Ngưu Lang và Chức Nữ phải chịu chia cách các ngày còn lại trong năm. Chính vì thế người ta sợ chuyện tình nhà Ngâu sẽ vận vào đôi vợ chồng trẻ, khiến cuộc sống hôn nhân của họ gặp phải sự chia xa, ly biệt.

Không xây nhà, trùng tu tổ ấm

Ngày lễ Thất tịch thường rơi vào mùa mưa, điều này gây bất lợi cho việc xây nhà hay trùng tu lại nhà cửa. Vì vậy, mọi người tránh thi công vào ngày này để tránh những xui xẻo không đáng có. Nhiều người sợ nếu khởi công xây dựng nhà cửa vào ngày này thì gia đình sẽ ly tán.

Tiêu Dùng + Theo văn hóa một số nước phương Đông thì ngày thất tịch hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ là ngày 7 tháng 7 Âm lịch. Bài viết dưới đây sẽ giải thích thất tịch không mưa nghĩa là gì và ý nghĩa của ngày đó.


*

Đột nhiên, Ngưu Lang nghe thấy chú bò nói với mình: “Cô ấy là con gái út trong bảy người con của Ngọc Hoàng, tên nàng là Chức Nữ. Nếu anh lấy xiêm y của nàng, nàng sẽ không thể trở về và sẽ chung sống với anh.” Ngưu Lang thấy vậy liền làm theo lời chú bò và lén giấu xiêm y của nàng tiên nữ Chức Nữ đi.Bạn đang xem: Thất tịch không mưa là gì

Khi các nàng tiên chuẩn bị bay về trời thì Chức Nữ tìm mãi mà vẫn không thấy xiêm y của mình. Sợ trễ giờ quay về Thiên Thượng nên các chị gái của nàng đành buồn bã để nàng ở lại. Chức Nữ một mình tìm kiếm, nàng cảm thấy vô vọng rồi bật khóc.

Ngưu Lang cảm thấy hối hận vì đã khiến Chức Nữ phải khóc nên chàng đã bước ra khỏi lùm cây và trả lại quần áo cho nàng. Ngưu Lang cũng thành thật thú nhận là mình bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của nàng và xin cưới nàng làm vợ.

Chức Nữ cảm thấy Ngưu Lang là một chàng trai tốt bụng, dễ thương, chân thành và thiện tâm nên nàng đã đồng ý ở lại cùng Ngưu Lang, cũng vì nàng chẳng thể quay lại Thiên Thượng được nữa. Ngưu Lang và Chức Nữ sống hạnh phúc bên nhau, ngày ngày Ngưu Lang chăn bò và làm ruộng, còn Chức Nữ ở nhà thêu thùa may vá.

Chẳng bao lâu sau, họ sinh được hai đứa bé đáng yêu, một trai một gái, cuộc sống của gia đình bé nhỏ cứ thế bình yên trôi qua. Thấm thoắt đã vài năm trôi qua nhưng với trên Thiên Thượng chỉ là một quãng thời gian rất ngắn.

Ngọc Hoàng và Vương Mẫu đã phát hiện ra cô con gái út đã mất tích. Vương Mẫu rất giận dữ khi biết rằng Chức Nữ đã vi phạm luật thiên đình, ở lại Nhân gian và cưới một người thường. Bà đã sai thiên binh xuống mang Chức Nữ trở về.

Chú bò của Ngưu Lang đã biết được điều này và nói với Ngưu Lang về chuyện sắp xảy ra, nó cũng không quên dặn Ngưu Lang lấy da của nó choàng qua người và hai con thì cũng có thể bay lên trời.

Nói xong thì chú bò cũng qua đời, dù đau lòng nhưng Ngưu Lang vẫn nghe theo lời khuyên của chú bò, chàng lột da nó và mai táng xác bên gốc cây gần nhà. Khi Ngưu Lang vừa về đến nhà, bầu trời đột nhiên xám xịt và gió bắt đầu gào thét. Thiên binh xuất hiện, xông vào nhà và bắt Chức Nữ đi.

Chức Nữ biết mình không thể thoát được, nàng ngoái đầu nhìn chồng con mà đẫm nước mắt nói lời từ biệt. Nhớ đến lời khuyên của chú bò, Ngưu Lang nhanh chóng khoác da bò, đặt hai đứa con vào hai cái thúng rồi gánh lên vai và chạy theo Chức Nữ.

Chàng cố gắng chạy thật nhanh, thật nhanh nhưng khi tới gần, đúng lúc anh định vươn tay nắm lấy vợ mình thì Vương Mẫu đã rút trâm cài đầu và vạch nên một đường ngăn cách. Ngay lập tức, một dòng sông lớn được tạo ra và chia cắt hai người.

Dòng sông ấy sau này được gọi là Dải Ngân Hà. Từ đó về sau, Ngưu Lang Chức Nữ đã bị chia ly nơi đôi bờ sông. Chức Nữ ở phía bên này sông, còn Ngưu Lang và hai người con đứng ở bên kia sông. Ngày qua ngày, nước mắt tuôn rơi, họ nhìn mãi về phía bên kia sông, nơi ấy có người mà mình thương yêu. 

Vương Mẫu cuối cùng đã cảm động trước tấm lòng thủy chung ấy, vì thế bà đã đồng ý cho họ được gặp nhau mỗi năm một lần. Đó chính là ngày 7 tháng 7 âm lịch. Vào đêm này hàng năm, một đàn quạ lớn sẽ bay lên trời và tạo nên một chiếc cầu bằng thân thể chúng, bắc ngang qua dòng sông thần, gọi là cầu Ô Thước.

Chỉ duy nhất vào đêm ấy Ngưu Lang và Chức Nữ mới có thể băng qua Dải Ngân Hà để đến bên nhau. Tiết Thất tịch diễn ra vào giữa mùa hè khi tiết trời ấm áp và cây cỏ xanh ngát. Nếu lắng tai nghe, bạn có thể nghe được âm thanh như lời thì thầm của Ngưu Lang và Chức Nữ đang thổ lộ tình yêu sau thời gian dài xa cách. 

2. Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt. Vậy vì sao các bạn trẻ lại truyền miệng "thất tịch không mưa", nghĩa là gì?

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền"


*

Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng.

Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau. 

Ở Hà Nội, vào ngày này, giới trẻ thường đổ về Chùa Hà để cầu quyên, cầu tình. Sở dĩ chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý.

Vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. 


Thất tịch không mưa là tác phẩm gắn bó với tên tuổi của Lâu Vũ Tình, cuốn sách được xem là đại diện của những câu chuyện ngôn tình có kết thúc không trọn vẹn.

Chỉ với mười bảy chương ngắn ngủi nhưng Thất tịch không mưa đã lấy đi nhiều nước mắt của nhiều độc giả khi miêu tả tình yêu không thắng nổi số phận. 

Đôi nét về nhà văn Lâu Vũ Tình 

Trung Quốc vốn là quốc gia nổi tiếng với dòng sách ngôn tình, tiêu biểu phải kể đến Diệp Lạc Vô Tâm, Phỉ Ngã Tử Tồn, Đồng Hoa, Thương Thái Vi và Lâu Vũ Tình, “mẹ ruột” của Thất tịch không mưa.

Lâu Vũ Tình còn có bút danh khác là Lâu Tâm Nguyệt, không chỉ khiến đồng nghiệp cũng như độc giả ngưỡng mộ với sự nghiệp thành công, cô còn nhận được nhiều yêu mến bởi lối sống lạc quan và thân thiện.


*

Hình ảnh nhà văn Lâu Vũ Tình

Tuy vốn học thức không được sâu rộng, thành tích kém nổi bật nhưng tác phẩm của cô lại có chiều sâu nội tâm, mang đến cho độc giả nhiều thông điệp giàu ý nghĩa. Câu nói mà Lâu Vũ Tình yêu thích nhất là:

“Bằng cấp không chứng minh được năng lực, nhưng bằng cấp có thể cho bạn cơ hội chứng tỏ năng lực của mình.”

Nhà văn có rất nhiều bộ truyện nổi tiếng như Nhật ký chia tay, Nợ em một hạnh phúc, Trái tim không đề phòng, Đừng nói lời tạm biệt và thành công nhất là Thất tịch không mưa. Tác phẩm đã đưa cái tên Lâu Vũ Tình đến gần hơn với độc giả Việt Nam với những cung bậc cảm xúc khó quên.

Thất tịch không mưa là tình cảm chân thành từ những ngày thơ bé

Cuốn sách xuất bản lần đầu ở Việt Nam vào năm 2013, sau đó nhanh chóng nổi tiếng và được các bạn trẻ đón đọc trong suốt nhiều năm liền. Tính đến nay, Thất tịch không mưa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế đối với những độc giả yêu thích truyện ngôn tình. 


*

Bìa cuốn Thất tịch không mưa do Nhà xuất bản phụ nữ phát hành

Thất tịch không mưa mở đầu với nhiều tình cảm anh em tốt đẹp giữa Thẩm Hàn Vũ và Thẩm Thiên Tình. Cô là một người hoạt bát và đáng yêu, luôn bám lấy anh trai giỏi giang của mình như hình với bóng.

“Tôi tên là Thẩm Thiên Tình. Đầu tiên, cũng giống như tất cả mọi người, tôi có cha mẹ rất hiền từ, lại có một người anh vô cùng đẹp trai, ưu tú khiến các nữ sinh nhìn thấy đều không kìm được mà hét lên ngưỡng mộ.”

Thẩm Hàn Vũ không chỉ học hành giỏi giang mà còn là người anh trai tốt, anh yêu thương và chiều chuộng Thẩm Thiên Tình vô điều kiện. Dù cho bố mẹ, thầy cô và bạn học có nổi giận vì những trò quậy phá của em gái thì Thẩm Hàn Vũ vẫn luôn bênh vực, che chở.

“Tôi tên là Thẩm Hàn Vũ. Cuộc đời tôi thực ra cũng chẳng có gì cao trào, kịch tính, tất cả đều xoay quanh một trọng tâm duy nhất là cô gái có tên Thẩm Thiên Tình.”

– Thất tịch không mưa

Tuổi thơ của hai anh em vô cùng đẹp đẽ khi Thẩm Thiên Tình cùng Thẩm Hàn Vũ đi qua mọi ngóc ngách ở quê nhà, chơi đủ mọi trò chơi. Cô thích ăn khế và hay trèo cây khế trước nhà hái cho anh trai những trái khế xanh vừa chát vừa chua.

“Tình yêu, giống như lần đầu tiên được nếm thử vị của quả khế mới chín. Chua chua, chát chát nhưng lại không kìm được muốn nếm thêm lần nữa. Trong quả khế chát xanh xanh, nụ cười ngốc nghếch ngọt ngào của anh, tình đầu trong sáng của em, lặng lẽ nảy mầm.”

Thẩm Thiên Tình sinh vào ngày Thất tịch nhằm mùng bảy tháng bảy âm lịch. Nó gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau mỗi năm một lần và ngày này thường đổ mưa, dân gian cho rằng đó là giọt nước mắt hạnh phúc khi tương ngộ của đôi phu thê trên trời.

Có lần, họ nghe lén cuộc trò chuyện bí mật của bố mẹ và biết rằng Thẩm Thiên Tình không phải con ruột trong gia đình mà là được nhận nuôi. Từ đó mà hai anh em lại có những tình cảm khác nơi đáy lòng.


*

Thất tịch không mưa là tình yêu chớm nở từ những ngày thơ bé

Vào lần sinh nhật thứ mười lăm của Thẩm Thiên Tình, Thẩm Hàn Vũ hứa sẽ cho cô một bất ngờ, anh định tỏ tình cô như những người con trai khác, thế nhưng sau đó lại nhận một cái tát mạnh từ cha bởi họ thực sự là anh em cùng cha khác mẹ.

Hơn cả là Thẩm Thiên Tình sống trong cô đơn khi anh trai không còn bên cạnh che chở cho cô nữa.

“Từ lâu tôi đã nhận thức được rằng, tôi có thể mất đi tất cả, những không thể không có anh trai.”

Đến năm mười tám tuổi, Thẩm Thiên Tình bất chấp sự ngăn cản của mẹ để đi tìm anh trai và bi kịch tình yêu của họ bắt đầu từ đây.

Khóc cho mối tình ngang trái đầy bi thương

Ba năm sống trong nhung nhớ, Thẩm Thiên Tình vất vả đến Đài Bắc tìm Thẩm Hàn Vũ nhưng khi gặp lại thì cô lại nhận ánh mắt lạnh lùng của anh. 

“Anh biết nỗi nhớ là cảm giác gì không? Giống như hàng vạn con kiến cắn trên người, vừa ngứa, vừa tê, vừa đau, nhưng không biết phải bắt ở chỗ nào mới có thể ngăn không bị ngứa, em nghĩ, phải tới ngày gặp được anh, những con kiến này mới có thể biến mất!”

Vào năm Thẩm Thiên Tình hai mươi mốt tuổi, mẹ cô mất, Thẩm Hàn Vũ về nhà lo tang lễ và đón em gái lên Đài Bắc sống cùng. Khi đó anh đã có bạn gái là Lưu Tâm Bình khiến cho Thẩm Thiên Tình trở nên tuyệt vọng và cô đã có mối tình chóng vánh với bạn anh là Tề Quang Ngạn.

“…Tôi đã đuổi anh ấy đi. Tôi nói, tôi không cần anh ấy nữa; tôi nói, tôi muốn bắt đầu lại từ đầu; tôi nói, sự tồn tại của anh ấy cản trở tôi tìm thấy hạnh phúc…

Thực ra, những lời nói đó đều chỉ để gạt anh ấy, tôi chỉ muốn để anh ấy tự do, sau khi mất anh ấy, cuộc đời tôi đã không còn hạnh phúc nữa…”

– Thất tịch không mưa

Năm Thẩm Thiên Tình hai mươi tư tuổi, cô phát hiện mình và Thẩm Hàn Vũ là anh em cùng huyết thống thì vô cùng đau khổ.


Mối tình giữa hai anh em Thẩm Hàn Vũ và Thẩm Thiên Tình rất đỗi trái ngang

Cô hiểu được lý do năm đó anh trai rời đi và nhận ra sự hi sinh bấy lâu của Thẩm Hàn Vũ, bí mật nhiều năm ấy đã khiến Thẩm Thiên Tình nhủ lòng từ bỏ và chúc phúc cho tình yêu của anh trai.

“Hóa ra, tình yêu đẹp đẽ mà cô ấp ủ hy vọng chỉ là bọt nước, cô bước tới ranh giới cấm kỵ mà không hề hay biết, chỉ cần hụt chân một cái thì sẽ muôn đời muôn kiếp không trở lại được nữa, anh dùng chút lý trí còn sót lại để giúp cô giữ thăng bằng, nhưng cô khước từ, thậm chí… vô tri oán hận anh!”

Năm hai mươi sáu tuổi, Thẩm Thiên Tình triển lãm bức tranh tên Hồi ức vẽ về những kỷ niệm đẹp giữa mình và anh trai đã chiếm được nhiều tình cảm của người xem bởi những nét cọ của cô vô cùng chân thật.

Nhưng cũng chính lúc ấy, Thẩm Thiên Tình phát hiện mình mang bệnh đa xơ cứng, cô sắp đối diện với nguy cơ mắt mù hoặc tàn phế, thậm chí là chết. 


Tình yêu của hai anh em thực sự bộc lộ khi Thẩm Thiên Tình phát hiện mình mang căn bệnh hiểm nghèo

Thẩm Hàn Vũ nghe tin em gái mắc bệnh liền vứt bỏ công việc đang dang dở ở Luân Đôn để đưa cô đến Thụy Sĩ điều trị. Khi bác sĩ lắc đầu, anh cùng Thẩm Thiên Tình trở về quê nhà và bên cạnh cô suốt quãng đời còn lại, họ đã vứt bỏ mọi rào cản để bên cạnh nhau, sống những ngày tháng hạnh phúc.

Khoảng thời gian ấy, Thẩm Hàn Vũ luôn sống trong lo sợ, anh không thể tưởng tượng được ngày em gái rời xa mình. Anh chăm sóc cô với tình cảm chân thành, hoàn toàn không có dục vọng hay toan tính.

“Chỉ cần được ở cùng em, anh sẽ không hối hận, em hiểu không, Tình?”

Sức khỏe Thẩm Thiên Tình yếu dần đi, mắt cô cũng không thể nhìn thấy mọi thứ rõ ràng như trước nữa nhưng những ngày tháng ấy thật hạnh phúc vì có Thẩm Hàn Vũ bên cạnh. Anh chăm sóc cho cô vô cùng chu đáo và luôn dành thời gian gần gũi với người em gái mang bệnh nặng.

“Cô từ bỏ tìm kiếm ánh sáng, mệt mỏi nhắm mắt.

– Anh, em muốn ngủ, anh hát cho em nghe…

– Được.

Anh cố nín nghẹn ngào, cố gắng phát ra âm thanh từ cổ họng cay cay, khẽ hát bài Thuyền Thái Hồ cô thích nhất…

– Non xanh nước biếc tĩnh mịch, một cơn gió bay đến từ giữa hồ …

Mất âm rồi!

– Anh, anh nghiêm túc hát chút đi, hát rời rạc thế.

– Xin lỗi, xin lỗi, anh hát lại.

– Non xanh nước biếc tĩnh mịch, một cơn gió bay đến từ giữa hồ…

Câu sau là gì? Anh không nhớ được, nước mắt nhấn chìm âm thanh của anh.

Giọng nói của anh trở nên rất xa, xa tới nỗi khó nắm bắt, nhưng cô không quên dặn dò rằng:

– Tới bữa tối nhớ gọi em, đừng để em ngủ mê man nhé.

Cô nhớ, cô nhớ cô vẫn muốn ăn mỳ hải sản anh nấu.”

Đó là những chương đẹp nhất trong Thất tịch không mưa, Thẩm Hàn Vũ và Thẩm Thiên Tình bỏ qua mọi rào cản huyết thống, bên nhau bằng tình cảm chân thành nhất. 

Cái kết của Thất tịch không mưa đã khiến độc giả ám ảnh sâu sắc

Cuối cùng Thẩm Thiên Tình đã trút hơi thở cuối cùng ở quê hương của mình, Thẩm Hàn Vũ khi ấy như cái xác không hồn.


Thất tịch không mưa là câu chuyện tình đầy nước mắt

Anh không khóc, không loạn và lặng lẽ lo cho hậu sự của em gái, ngắm nhìn những đồ vật mà Thẩm Thiên Thiên thường dùng và vô cùng đau đớn khi nhìn thấy dòng chữ trên những con hạc giấy cô gấp.

“Nếu có một ngày, anh nhìn thấy dòng chữ trong con hạc này, xin anh nhớ trái tim em yêu anh, hãy bảo trọng vì em, mang theo tâm ý em yêu anh, sống thật tốt, chỉ cần thỉnh thoảng viếng mộ, nhớ mang cho em bó hoa ngải tiên dại, nói khẽ những nhớ nhung cất giấu sâu kín, như thế là được rồi. Bảo trọng, anh trai, em yêu anh.”

Mất đi Thẩm Thiên Tình, Thẩm Hàn Vũ sống trong đau đớn, mỗi lần nhìn thấy những đồ vật của cô thường dùng thì nước mắt lại rơi. 

“Nếu như còn có thể sống thêm một ngày, em muốn dũng cảm nói cho anh biết: Em yêu anh! Dâng tặng anh sự đẹp đẽ của vẻn vẹn hai mươi tư tiếng đồng hồ cuối cùng em có. Chờ đợi kiếp sau hóa thành con ve sầu mùa thu hát cho anh nghe khúc ca du dương mùa hạ.”

Sau đó Thẩm Hàn Vũ đến bên mộ Thẩm Thiên Tình đốt đi hồ sơ bệnh án và đặt lên đó bó ngải tiên dại, bảo rằng cô hãy đợi anh.

Trước khi đi theo em gái, Thẩm Hàn Vũ đã viết thư gửi cho Lưu Tâm Bình với vỏn vẹn vài dòng chữ:

“Đời này, anh nợ em.Anh và cô ấy, sinh tử không rời.”

Khi Lưu Tâm Bình đến quê nhà của hai anh em thì chẳng thấy người đâu mà chỉ thấy hai ngôi mộ xanh đề tên Thẩm Hàn Vũ và Thẩm Thiên Tình.

Kết thúc câu chuyện là không khí đau thương của hai anh em, họ đã yêu nhau đến không thể quay đầu lại nữa, cuối cùng chỉ có thể hy vọng kiếp sau số phận không còn nghiệt ngã như vậy nữa. 


Kết thúc của tác phẩm chất đầy không khí đau thương

Mặc dù chỉ có mười bảy chương ngắn ngủi nhưng Thất tịch không mưa đã lấy đi nước mắt của nhiều độc giả, đó là nỗi đau khi tình yêu không thắng nổi số phận. 

“Mùng 7 tháng 7 năm 2003, trời trong.Thất Tịch năm ấy. Trời trong.Thất Tịch cuối cùng của họ.”

Ước mơ cả đời của Thẩm Thiên Tình là ngày Thất tịch không có mưa để cô có thể thả diều, bắt cá cùng anh trai nhưng cuối cùng thì không thể.

Ngày mùng bảy tháng bảy năm ấy trời trong nhưng họ đã chẳng còn ở trên đời nữa, chi tiết này của Thất tịch không mưa đã ám ảnh nhiều bạn đọc.

Cũng như Đông cung của Phỉ Ngã Tư Tồn và Từng thề ước của Đồng Hoa, Thất tịch không mưa là một trong những tác phẩm có kết thúc buồn và đau lòng nhất của ngôn tình Trung Quốc.

Xem thêm: Maây họa ánh trăng tập 9 : ra on hóa nữ nhi trước lee young, vie channel


Thất tịch không mưa là cuốn sách nổi bật của những tác phẩm ngôn tình có kết thúc buồn

Tác phẩm tuy ngắn ngủi nhưng đã đem đến cho bạn đọc nhiều ám ảnh, câu chuyện của Thẩm Hàn Vũ và Thẩm Thiên Tình đã gắn liền với ngày Thất tịch của những độc giả yêu thích ngôn tình.