Tôi đã cố gạt bỏ lý trí để mong mỏi khoảnh khắc Hạo Nam được đưa ra từ cọc bêtông, xây xẩm toàn thân, thất thần, nhưng vẫn còn thở.

Bạn đang xem: Trần hạo nam chết

Dẫu vậy, mọi hy vọng tắt ngúm khi nhà chức trách, cuối cùng đã công bố nhận định của họ rằng khả năng cháu bé còn sống là bằng không, mọi nỗ lực còn lại là để đưa cháu về lo tang sự.

Đến nước này, một đồng nghiệp nữ vẫn nghẹn giọng chia sẻ với tôi: "Giá như bây giờ đột nhiên thằng bé chui ra từ một ngóc ngách nào đó khác, chứ làm sao nó lại sa chân vào cái hố đó được anh?". Nhưng camera công trường, tôi xem đi xem lại, không chừa ra hy vọng nào như thế cả. Cậu bé 10 tuổi, nặng chỉ hơn 20 kg đã lọt vào cọc bêtông rỗng ruột, đường kính 25 cm, đóng sâu xuống đất 35 m.

Xui rủi khó ngờ đã xảy đến, phơi bày mọi sự tắc trách thường thấy trên các công trường xây dựng, thách thức mọi nỗ lực cứu hộ vốn sơ sài, chậm trễ và lúng túng ở Việt Nam. Sau khi hoàn tất cứu hộ, nhà chức trách sẽ còn nhiều việc phải làm để tìm hiểu lại nguyên nhân, xác định trách nhiệm các bên liên quan, thực hiện các công việc nhân đạo nhằm an ủi hương linh Hạo Nam. Và theo tôi, điều quan trọng nhất là tìm giải pháp để hạn chế những hiểm hoạ đang rình rập trẻ em.

10 ngày trước tai nạn của Hạo Nam, tại Đồng Nai, một bé gái 5 tuổi rơi xuống hố ép cọc bêtông sâu khoảng 15 m tại một công trường ở gần nhà, may mắn được cứu sống sau 20 phút mắc kẹt. Ở huyện Tây Sơn, Bình Định từng xảy ra sự việc hai cháu bé 4 và 5 tuổi tử vong khi rơi xuống hố nước sâu 1,1m được đào để đặt cống nước thoát công trình. Cách đây không lâu, một bé khác ở Hải Dương cũng tử vong khi rơi xuống hố sâu chứa nước tại công trường.

Đó chỉ là một số trường hợp trong hàng trăm nghìn vụ tai nạn hàng năm đang xảy ra ở Việt Nam. Tỷ lệ tai nạn thương tích ở trẻ lớn đến mức báo động. Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ em Việt Nam bị tai nạn thương tích. Trong đó, số trẻ tử vong là 6.600, chiếm 35,5% trong tổng số trẻ tử vong do tất cả nguyên nhân. Bình quân, mỗi ngày có 18 trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích.

Phía sau nỗi đau của bé Hạo Nam và gia đình, còn nhiều số phận đáng thương của những trẻ em khác. Không chỉ ở Đồng Tháp, nhìn rộng ra các tỉnh miền Tây Nam Bộ, không khó để nhìn thấy rất nhiều trẻ em trong độ tuổi ăn học phải lăn lóc ra đời mưu sinh với đủ mọi nghề, từ phục vụ quán ăn, việc nhà, nhiều nhất là trẻ em bán vé số, nhặt phế liệu như Hạo Nam.

Hạo Nam trượt chân lọt vào cọc bêtông, khi đang cùng ba bạn nữa vào dự án xây cầu Rọc Sen ở xã Phú Lợi, cách nhà gần một km, nhặt phế liệu. Vốn đã luôn ám ảnh về những đứa trẻ vất vưởng miền Tây bươn chải mưu sinh, tôi thấy nhói đau khi nghe mẹ em chia sẻ: Nam cần 60 nghìn đồng để học võ, nhưng cha mẹ không có. Cháu đi nhặt nhạnh phế liệu bán lấy tiền, đã gom được 21 nghìn... Con đường đi học của Nam xa và sâu hút.

Ngoài nguyên nhân trực tiếp, bề nổi, dễ thấy, rằng tai nạn trẻ em xảy ra có nguyên nhân bất cẩn, không tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn của những người có trách nhiệm, tôi cho rằng, cần nhìn vào một nguyên nhân sâu xa khác: cái nghèo.

Tây Nam Bộ, nơi có vùng quê Đồng Tháp của Hạo Nam, là rốn nghèo của cả nước, với chỉ 11,4% số lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo, đang làm việc trong nền kinh tế. Tỷ lệ học sinh bỏ học ở ba cấp của vùng này cao gần ba lần cả nước. Kinh tế khó khăn, chi phí học hành lớn là nguyên nhân chính khiến học sinh bỏ học. Miền Tây lại thiếu trầm trọng việc làm tại chỗ, người trẻ tuổi bị "đẩy" ra khỏi vùng, lên TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. Không ít cặp vợ chồng phải chấp nhận để con cái ở lại quê nhà, không học hành, vất vưởng kiếm ăn hoặc lang thang chơi trên những bờ sông, con rạch... Tôi đã nhìn thấy rất nhiều đứa trẻ như thế, hồn nhiên lớn lên trong sự run rủi của số phận.

Bị cái nghèo đẩy vào hiểm hoạ không phải là tình trạng riêng của Việt Nam mà có thể bắt gặp ở những nước thu nhập trung bình hoặc thấp. Ấn Độ từng chấn động vì hàng loạt vụ tử vong của những đứa trẻ bị rơi vào các giếng khoan bỏ hoang, hố ga hoặc các cọc bêtông công trình được che đậy sơ sài. Nhà chức trách đã phải gấp rút ban hành hàng loạt văn bản siết chặt quy định an toàn khi sử dụng giếng khoan. Trong khi đó báo chí nước này đồng loạt cảnh báo về việc đảm bảo quyền và nâng cao chất lượng sống cho trẻ, hạn chế tình trạng lang thang kiếm ăn hoặc vui chơi trên những khu vực không đủ an toàn.

Ở Việt Nam, công trường là nơi vô cùng thu hút những đứa trẻ nghèo ở các khu vực nông thôn, hẻo lánh. Đó là một thế giới lạ lẫm với bọn trẻ, đầy những thứ tò mò để vui chơi, thậm chí, đầy những thứ còn nhặt nhạnh được để bán, so với những cánh đồng đã xác xơ, cạn kiệt.

Những câu cảm thán "giá như" của người lớn, sẽ luôn là quá chậm với sinh mệnh những đứa trẻ nghèo.

Cái chết của Hạo Nam thức tỉnh cả xã hội một điều cốt lõi: Trẻ em xứng đáng được đảm bảo quyền học tập chính đáng và vui chơi an toàn thay vì lăn lộn mưu sinh.

Gần 21 ngày làm việcxuyên đêm với rất nhiều phương án và trang thiết bị, lúc 1 giờ 20 ngày 20.1, lực lượng cứu hộ tỉnh Đồng Thápđã đưa thi thể bé Hạo Nam lên mặt đất, về với gia đình.


Đêm 19 và rạng sáng 20.1, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã làm việc xuyên đêm sau khi đoạn cọc bê tông thứ 2 dài 12 m được đưa lên mặt đất lúc 18 giờ ngày 19.1, để tiếp cận thi thể bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi, ngụ Đồng Tháp).

Nín thở chờ đưa bé Hạo Nam lên mặt đất

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, sau khi đưa thêm được đoạn cọc dài 12 m lên khỏi mặt đất, lực lượng cứu hộ đã vệ sinh, bọc đầu đoạn cọc thứ 3 và hút nước trong cọc để thực hiện các bước cứu hộ tiếp theo.

3 tuần làm việc không ngơi nghỉ tại hiện trường để đưa bé Hạo Nam về nhà
*

Lực lượng cứu hộ nỗ lực làm việc xuyên đêm 19.1 và rạng sáng 20.1 để đưa thi thể Hạo Nam lên

TRẦN NGỌC

Lực lượng cứu hộ phải triển khai các biện pháp đưa bé Hạo Nam lên ở độ sâu 24 m, nhưng xung quanh cọc bê tông có nước cần phải bơm liên tục và đất trong lòng cọc cần phải đưa lên bằng thiết bị chuyên dụng với nhiều trở ngại nên thời gian cứu hộ kéo dài hơn dự kiến.

Tuy nhiên, với quyết tâm đưa thi thể Hạo Nam lên mặt đất trong đêm 19 và rạng sáng 20.1, Tổ điều hành cứu hộ đã điều chỉnh phương án phù hợp nhằm đưa bé về với gia đình để lo tang sự.

Xem nhanh 20h ngày 29 tết: Bé Hạo Nam đã về nhà | "Đại gia" Nguyễn Cao Trí mất tư cách thành viên HĐQT
*

Ông Đoàn Tấn Bửu (bìa trái, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp), ông Huỳnh Minh Tuấn (bìa phải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp) và lãnh đạo H.Thanh Bình, Sở GTVT Đồng Tháp đến thắp nhang chia buồn với gia đình bé Hạo Nam vào rạng sáng 20.1

TRẦN NGỌC

Các chiến sĩ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp các đơn vị khác đưa bé Hạo Nam ra khỏi đoạn cọc bê tông cầu Rọc Sen đóng sâu trong lòng đất 35 m vào lúc 1 giờ 20 ngày 20.1. Vậy là Hạo Nam đã về nhà được trước tết.

*

Bé Hạo Nam được khâm liệm tại hiện trường và đưa về nhà an táng

TRẦN NGỌC

Trước sự chứng kiến của gia đình, chính quyền địa phương, ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức khám nghiệm tử thi và khâm liệm bé Hạo Nam tại hiện trường, sau đó đưa bé về để gia đình an táng theo phong tục địa phương.

Bé Hạo Nam tử vong do đa chấn thương và rơi vào môi trường nước

Bàn học của Hạo Nam trở thành bàn hương khói

Khoảng 3 giờ ngày 20.1, bé Hạo Nam được đưa về nhà, "chào" cha mẹ, em gái và người thân rồi nhanh chóng được đưa đi chôn cất.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (mẹ Hạo Nam) liên tục ngã quỵ. Tạm thời, chiếc bàn hương khói cho Hạo Nam cũng chính là chiếc bàn học hằng ngày của em.

Ngay sau khi Hạo Nam được đưa về nhà, ông Đoàn Tấn Bửu (Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp), Huỳnh Minh Tuấn (Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp), ông Cao Thanh Xuân (Bí thư Huyện ủy Thanh Bình) và ông Nguyễn Cư Trinh (Phó giám đốc Sở GTVT Đồng Tháp) đã đến chia buồn cùng gia đình và thắp nhang cho Hạo Nam.

Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết, thi thể Hạo Nam được đưa lên nguyên vẹn trong tình trạng đất bao xung quanh trong một ống kín. Vì bé ở trong môi trường yếm khí nên quá trình phân hủy thi thể chậm hơn so với thông thường. Theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan điều tra và cơ quan pháp y, nhận định sơ bộ thì nguyên nhân tử vong là bé bị đa chấn thương do va chạm vào thành vách cứng và bị rơi vào môi trường nước.

*

Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (mẹ bé Hạo Nam) nghẹn ngào bên bàn thờ của con trai

TRẦN NGỌC

Khi được hỏi về việc xử lý trách nhiệm để xảy ra vụ tai nạn, ông Đoàn Tấn Bửu nói, trường hợp tai nạn của bé Hạo Nam rất hiếm gặp, hy hữu nên cơ quan chuyên môn đã làm đầy đủ nhiệm vụ liên quan đến pháp y và lo việc chuẩn bị sẵn sàng về tang sự cho bé. Sau đó, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng triển khai xử lý trách nhiệm theo quy định luật pháp.

*

Bé Hạo Nam bị rơi xuống cọc bê tông sâu 35 m, rộng chỉ 25 cm của công trình cầu Rọc Sen vào ngày 31.12.2022

TRẦN NGỌC

Như Thanh Niên đã đưa tin, trưa 31.12.2022, bé Hạo Nam cùng 4 bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, H.Thanh Bình) chơi. Lúc đi qua công trình đang thi công, Hạo Nam bị lọt xuống cọc bê tông đường kính rỗng 25 cm, đóng sâu xuống đất khoảng 35 m. Phát hiện sự việc, các em đi cùng hô hoán để người lớn ứng cứu nhưng bất thành.

Xem thêm: Chỉ yêu mình anh

Hành trình 21 ngày đưa bé Hạo Nam về với mẹ

Khoảng 30 phút sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng cứu hộ có mặt, triển khai nhiều phương án để cứu. Sau đó, tỉnh Đồng Tháp huy động hàng trăm người tham gia cứu hộ. Sau nhiều ngày nỗ lực cứu hộ, đến chiều 4.1, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp thông tin bé Hạo Nam đã tử vong.