
Peru vừa thông báo kế hoạch bắt liên lạc với một bộ lạc Amazon từng sống cảnh biệt lập sâu trong rừng. Theo đó, các nhà nhân chủng học sẽ tìm cách bắt chuyện với bộ tộc thổ dân Mashco Piro, để tìm hiểu xem vì sao họ lại rời khỏi rừng.
Hồi đầu năm nay, thành viên của bộ tộc này đã tấn công làng Shipetiari nằm trong rừng Amazon và dùng cung tên bắn chết một người đàn ông.
Bạn đang xem: Rùng mình chuyện bộ tộc ăn thịt người thời xưa
Bộ tộc có quy mô dân số khoảng 600 người và họ chia thành các nhóm biệt lập, thường xuyên di chuyển liên tục trong rừng.
Trong mấy năm gần đây, bộ tộc Mashco Piro được phát hiện tìm kiếm dao rựa và thực phẩm bên ngoài nơi sinh sống truyền thống của họ ở Công viên quốc gia Manu tại Đông Nam Peru.
Nhiều dân làng sống quanh khu vực rừng Amazon, những người truyền bá Công giáo và cả du khách đều đã tiếp xúc với bộ tộc này. Họ thường tặng cho người dân trong bộ tộc quần áo và thực phẩm.
Điều này diễn ra bất chấp việc chính quyền Peru cấm việc tiếp xúc với thổ dân Mashco Piro và nhiều bộ tộc khác, chủ yếu vì hệ miễn nhiễm của họ không có khả năng đề kháng với các căn bệnh truyền nhiễm thông thường hiện nay.
Chuyện phổ biến tới mức Thứ trưởng Văn hóa Peru Patricia Balbuena từng nói: "Những người duy nhất chưa tiếp xúc với thổ dân là các đại diện của nhà nước." Tuy nhiên không có luật nào phajt những người dân phớt lờ lệnh cấm.
Sau khi nghe tin về ý định của chính quyền, nhóm từ thiện FENAMAD cảnh báo rằng quyết định tiếp xúc với thổ dân Mashco Piro có thể hợp pháp hóa các dạng giao tiếp khác, không được mong đợi - vốn là thủ phạm hủy diệt nhiều cộng đồng thổ dân sống biệt lập trước đây.
Chủ tịch FENAMAD Klaus Quicque nói: "Nhà chức trách cần hạn chế hoạt động đi lại bằng thuyền và ngăn không cho người dân tiếp xúc với các thổ dân".
Luis Felipe Torres, lãnh đạo đội chuyên trách xử lý các bộ tộc sống biệt lập của Peru, nói rằng chính quyền sẽ không dùng vũ lực khi bắt liên lạc với bộ tộc Mashco Piro và không có ý định thay đổi lối sống của họ.
Được biết bộ tộc Mashco Piro có truyền thống chống lại những kẻ bên ngoài. Họ đã sống sót qua giai đoạn bùng nổ hoạt động trồng, khai thác cao su rất đẫm máu ở Peru trong giai đoạn cuối những năm 1800.
Nhưng năm ngoái, họ đã xuất hiện tại các khu vực có đông dân cư trong hơn 100 lần. Họ còn xuất hiện dọc theo hai bên bờ một con sông và ra dấu hiệu với những người đi ngang qua.
Không phải mọi giao tiếp của họ đều diễn ra trong hòa bình. Năm 2011, thổ dân Mashco Piro đã bắn cung tên, giết một người dân địa phương và khiến một người kiểm lâm bị thương.
Tuy nhiên chính quyền đang hy vọng sẽ ngăn chặn các vụ đụng độ trong tương lai, thông qua việc tiếp xúc với bộ tộc. Họ cũng tuyển mộ một đội bác sĩ, sẽ điều trị cho bộ tộc trong tình huống có dịch bệnh nổ ra./.
Du lịch Nam Mỹ – Là nỗi kinh dị của biết bao bộ tộc khác tại Amazon, người Matsés nổi tiếng về những vụ đánh chiếm, bắt cóc phụ nữ bộ tộc khác về làm vợ và… ăn thịt.
Người Matsés – Bộ lạc đa thê
Trước đây, cũng như các thổ dân khác tại rừng già Amazon, người Matsés luôn “thử” lòng can đảm của đối phương. Chỉ cần thấy đối phương thoáng chút sợ, xem như đồ đạc sẽ bị lột sạch. Moises, chuyên gia huấn luyện kỹ năng tồn tại trong rừng già Amazon, từng gặp người Matsés vào năm 1986, cho biết đã có hai phụ nữ Pháp bị người Matsés bắt cóc. Sau khi được tìm thấy, âm vật của họ đã bị cắt mất. Tôi đọc điều này trước khi vào thăm người Matsés, dù không phải phụ nữ nhưng tôi không khỏi có chút e dè, biết đâu tôi bị cắt “cái khác”.
Làng San Juan của người Matsés sống sát dòng sông Gálvez (gần biên giới Brazil và Peru). Thấy chúng tôi, bọn trẻ trần truồng đang nghịch nước, rượt đuổi nhau ở mé sông bỏ chạy tán loạn. Những phụ nữ ngực trần đang xắt chuối cũng bỏ dở, đưa ánh nhìn đầy dò xét. “Ông tôi kể lại hồi xưa thổ dân Amazon bị người da trắng giết rất nhiều (theo tài liệu tôi đọc được, họ chết vì dịch bệnh do người da trắng đem đến và do bị bắt làm nô lệ khai thác cao su). Vì thế, cho đến giờ, người Matsés và nhiều bộ lạc khác ở Amazon vẫn tin rằng người da trắng đến giết họ, lột da mặt, rồi lấy mỡ làm dầu bôi trơn đặc biệt cho máy bay, tên lửa… Mặc dù sau đó, chính phủ và các nhà truyền giáo tuyên truyền, giải thích rất nhiều nhưng vẫn có người không tin”, Denis, người Matsés dẫn đường, cho biết.
Chúng tôi vào nhà Manquyd, trưởng làng San Juan. Nhà người Matsés giống nhà sàn của người dân tộc thiểu số Việt Nam nhưng thấp hơn (chỉ kê cao hơn so với mặt đất chừng ba, bốn tấc): sàn và vách tre, nứa đập dập, cột kèo bằng tre, gỗ, mái lợp lá cọ, lá dừa… Giáo, mác, cung tên được cất trên xà nhà. “Ngày xưa mọi người sống chung trong một cái nhà lớn gọi là maloca, có cái dài đến 50 mét. Trong đó, mỗi gia đình sẽ phân chia “lãnh thổ” bằng những tấm phên đan bằng chambira (một họ cây dừa)”, Manquyd nói.
Người Matsés hiện vẫn ở chế độ đa thê. Manquyd, 53 tuổi, cũng có hai vợ là chị em ruột, mỗi bà sinh 5 người con. “Trước đây, hai đêm ở với vợ này, hai đêm với vợ khác. Bây giờ già rồi, không còn “làm ăn” gì nữa nên mấy bả cũng thông cảm. Mà hai vợ là ít đấy. Thời của cha tao, có ông đến 8 vợ. Bây giờ thú rừng ít đi, sông cũng ít cá. Lấy nhiều vợ, làm sao lo nổi thức ăn cho vợ, con”,Manquyd cho biết. Đều đặn mỗi ngày, tất cả ngồi ăn chung với nhau, nhưng mỗi bà lại phải tự nấu cơm riêng và mang đến cho chồng ăn. Nếu chồng no hoặc ăn không hết thì chồng sẽ cho con ăn. Manquyd là người thông thái nhất làng, đã từng đến thủ đô làm việc cho chính phủ. Tuy vậy, ông tin rằng thế giới phẳng như một cái đĩa. Ông cứ hỏi đi hỏi lại tôi: “Mày đi nhiều vậy, nói tao biết, đâu là điểm tận cùng của thế giới (?!)”.
Người Matsés – Cướp vợ, ăn thịt người
“Muốn biết người Matsés đánh nhau thế nào, cứ hỏi Tumi”, trưởng làng Manquyd nói. Khác với tưởng tượng về một chiến binh vạm vỡ, to cao, trước mặt tôi là một ông già nhỏ thó, cao chỉ chừng một mét rưỡi, tóc “bum bê” (giống cái nồi úp lên đầu). Chiến binh Matsés đấy! Tumi là chiến binh còn sót lại của người Matsés ở làng San Juan. Ông từng giết báo bằng cung tên, sang bộ lạc khác ở Brazil cướp người mang về làm vợ cho người trong bộ lạc. Một trong những bà vợ hiện nay của ông cũng do ông cướp được từ người Matis ở Brazil.
Tumi ở trong căn nhà vách nứa nhỏ nhưng có đến… ba cái bếp. Với người Matsés, một nhà có thể có rất nhiều bếp, tùy thuộc số vợ của chủ nhà. Tumi có ba vợ.
“Cướp vợ và người của bộ lạc khác để mở rộng bộ lạc cũng như khẳng định vị thế và bản lĩnh của người Matsés. Chúng tôi cũng cướp cả con nít, nuôi nấng dạy dỗ nó. Nếu là con gái thì 5, 10 năm sau sẽ lấy một người trong bộ lạc. Nếu là con trai, sau này lớn lên nó cũng trở thành người Matsés”, Tumi cho biết. Theo cuốn Cuộc sống truyền thống của người Matsés (La vida tradicional de los Matsés) thì những vụ đánh giết thế này mãi đến những năm 1970 mới chấm dứt.
Ngay cả mẹ của trưởng làng, bà Shang Ku Swo, cũng bị cướp từ bộ lạc Korubo. Khi còn trẻ, bà từng nhiều lần ăn thịt người chết trong bộ lạc. “Khi một người chết thì những người trong bộ lạc sẽ làm thịt, nấu và ăn thịt người đó. Riêng bộ phận sinh dục thì chính người chồng sẽ ăn của người vợ (và ngược lại). Thậm chí xương cũng nấu ra, hút tủy ăn hết”, bà kể. Và tập tục ăn thịt người ghê rợn này còn giữ đến những năm 1960.
Xem thêm: Cách Copy Văn Bản Trong Excel Với Các Ô Tính Liền Kề, Copy/Paste Trong Excel
Người Matsés (cả nam lẫn nữ) từ 40 tuổi trở lên đều xăm trên môi một đường sọc như mang cá kéo dài đến tận tai. Thế hệ sau đó hầu như không còn xăm hình nữa. “Chúng tôi không muốn bị coi thường khi tiếp xúc với người văn minh. Dù gì các bộ lạc trong rừng Amazon cũng vẫn bị coi là tầng lớp thấp. Vả lại, ngày xưa xăm mặt để phân biệt người Matsés, không đánh nhầm khi chiến đấu với bộ lạc khác. Bây giờ không đánh nhau nữa thì để hình xăm làm gì?”, Denis nói. |
Theo Nguyễn Tập – Báo Thanh Biên