Nếu nhìn ngược một chút về những bộ phim trước đây của đạo diễn họ Lê, người ta có thể đoán được nội dung của “Đại náo học đường” ra sao. Những “Bóng ma học đường” “Gia sư nữ quái” hay thảm họa gần đây là “Biết chết liền” đủ để người ta hoài nghi về chất lượng của “Đại náo học đường”. Nếu xếp bộ phim này vào loại hài nhảm như “Hello cô Ba”, “Nàng men chàng bóng” thì có lẽ không đúng, bởi trong “Đại náo học đường” vẫn có những chi tiết đắt giá, có tính nhân văn nhất định. Nhưng nếu nói nó là một bộ phim có chiều sâu, cuốn hút, hấp dẫn, hay là bước tiến của điện ảnh Việt, thì lại càng không đúng, vì nó đi trên tất cả những lối mòn mà những bộ phim hài nhảm trước đây từng áp dụng.

*

Một cảnh trong phim “Đại náo học đường”

Câu chuyện của phim như sau: Lão đại của một nhóm giang hồ qua đời do tuổi già, sức yếu, trước khi chết, ông nhắn lại cho con trai và hai đệ tử rằng nếu muốn được kho báu của mình thì phải đi học để biết chữ. Thế là Huỳnh Lai (nói lái từ tên Hoài Linh), Huỳnh Sang (Hoàng Sơn) nghe lời Tái Chì (Chí Tài) để đăng ký vào học ở một trung tâm giáo dục thường xuyên của cô giáo Thảo (Hiền Mai). Tại đây, Lai và Sang đụng mặt Sửu (Hiếu Hiền), cũng là một tên giang hồ con thích bắt nạt bạn học. Lai và Sang vì bảo vệ cô gái bị tật ở chân là An (Trương Quỳnh Anh), nên liên tục xảy ra đụng độ với Sửu. Cho đến một ngày, thân phận thật sự của cô giáo Thảo được bộc lộ, cũng như căn bệnh của Sửu bắt đầu trở nặng…

*

Nội dung phim đơn giản như vậy, và thật sự cũng không nên bàn đến những điều phi logic hay gượng ép trong kịch bản phim, vì chúng trải dài từ đầu đến cuối. Ở đây chỉ bàn đến những cách làm khán giả cười trong phim. Như đã từng nói qua trong phim “Âm mưu giày gót nhọn” hay “Tiền chùa”, phim hài Việt Nam thường rơi vào ba cách chọc cười kiểu tấu hài thường thấy: dùng ngoại hình nhân vật, lời thoại hoặc hành động ngô nghê, ngớ ngẩn và đem người đồng tính ra làm trò cười. Phim của Lê Bảo Trung hội đủ ba yếu tố đó.

Bạn đang xem: Đại náo học đường bản cam


Ở bài viết này, về yếu tố ngoại hình, sẽ không nói tới chiều cao khiêm tốn của Hiếu Hiền. Vai làm khán giả cười của Hiếu Hiền trong “Bóng ma học đường” là gã đàn em tên Voi trong phim, ngoại hình to con, hung dữ, nhưng gương mặt cố ý làm cho miệng méo xệch và đôi mắt lé, mỗi lần nói chuyện lại cố ý phùng mang trợn má, nhăn mặt để tạo ra tiếng cười. Ok, thì người ta vẫn cười, điển hình là cả rạp cười ngay từ giây phút đầu tiên mà Voi xuất hiện, các cảnh sau, cứ hễ nhìn thấy đôi mắt lé của nhân vật là người ta cười ồ. Nhưng nói thật, có vài người chẳng cười, thay vào đó là cái lắc đầu ngao ngán. Đạo đức gì khi đem dị tật hình thể của người khác ra làm trò cười? Rồi nếu một ai đó bị tật ở mắt đi xem bộ phim này, cảm giác của họ sẽ ra sao? Vậy đó, đôi khi con người ta chỉ nhìn thấy niềm vui của đa số mà quên đi nỗi buồn của thiểu số.

Lời thoại và hành động ngô nghê – những thứ này trải dài từ đầu phim cho đến tận giây cuối cùng, đặc biệt là nhấn vào nhóm vai của Hiếu Hiền, đám đàn em, hay những màn biểu diễn võ thuật, hành động không giống ai. Như hai băng nhóm đánh nhau, bỗng dưng có anh đẩy xe kẹo kéo đến, đứng bật nhạc lên rồi nhảy nhót um xùm cho vui rồi thôi. Đồng ý rằng, phim hài thì không chấp nhất logic, nhưng kiểu hài bằng cách cho nhân vật có lối hành xử ngô nghê đến mức thua con nít, dễ để người ta lầm tưởng rằng đang coi một bộ phim tư liệu được quay từ bệnh viện tâm thần, và điều đó, chẳng có gì buồn cười hay ho.

*

Điểm thứ ba, “Đại náo học đường” cũng đem giới tính ra làm trò đùa. Trong khi một số bộ phim gần đây thường đưa hình ảnh người đồng tính tươi sáng với những lý tưởng sống cũng như cách sống làm người khác thích thú, thì trong “Đại náo học đường” có những màn tắm lộ thiên của một anh con trai cùng câu la: “Căng lại cái màn tắm cho chị”, hay như anh bán rau ưỡn ẹo xin số điện thoại nhân vật chính: “Em không cần tiền, em chỉ cần số điện thoại của hai tráng sĩ.” Những câu thoại, hình ảnh như vậy, dĩ nhiên cũng sẽ có người cười, và có người không cười nổi.

Với ba điểm gây cười chính trên, dễ dàng thấy rằng đây đã là “thương hiệu Lê Bảo Trung” nên nếu anh Trung có ra phim mới, người xem sẽ dễ dàng đoán được trong phim sẽ có gì và cân nhắc xem có nên đi coi hay không.

*

Về dàn diễn viên trong phim, chỉ nhìn vào những cái tên Hoài Linh, Chí Tài, Hoàng Sơn, Hiếu Hiền đã đảm bảo cho lượng khán giả đến rạp không hề ít. Thêm vào đó, với tâm lý thích những sản phẩm giải trí đơn giản, cộng thêm lịch chiếu dày đặc ở tất cả các rạp cũng như chi phí sản xuất không quá cao, chắc chắn rằng “Đại náo học đường” vẫn gom về một khoảng thu không nhỏ để đạo diễn Lê Bảo Trung tiếp tục suy nghĩ cho những dự án phim sau.

Tóm lại, với những điểm kể trên, “Đại náo học đường” có thể coi như một bước giậm chân tại chỗ của điện ảnh Việt, cũng như, không nên gọi nó là một bộ phim hài, hành động, mà khái quát hơn, nó phải là một bộ cái lẩu thập cẩm của tấu hài điện ảnh cùng những pha hành động quá mức cần thiết. Dĩ nhiên, tuy có nhiều dư luận trái chiều, nhưng “Đại náo học đường” cũng sẽ là một bộ phim có doanh thu cao vì đa số dân ta, vẫn còn dễ dãi với tiếng cười lắm lắm.

Bài: Chú Hề

Ảnh: Galaxycine

*

*


Hãy gửi thông tin, bài viết và hình ảnh bạn có cho chuyên mục Giải trí của Đẹp Online tại đây. Bài viết được đăng tải sẽ nhận nhuận bút theo quy chế của Tòa soạn. Trân trọng!

Trên bệ phóng động cơ kiếm lợi không giấu giếm, những bộ phim hài nhảm, mà"Đại náo học đường" là đại diện mới nhất, dường như đã đạt tới giới hạn đẩy nghệthuật ra bên lề và bất cần vinh dự nghề nghiệp.


*
-Trên bệ phóng động cơ kiếm lợi không giấu giếm, những bộ phim hài nhảm, mà"Đại náo học đường" là đại diện mới nhất, dường như đã đạt tới giới hạn đẩy nghệthuật ra bên lề và bất cần vinh dự nghề nghiệp.


Một quan điểm như vậy dễ dàng vấp phải phản đối cho rằng, vinh dự của một bộ phim không nằm ở lời khen có cánh của những bài báo hay các giải thưởng điện ảnh mà nằm ở doanh thu phòng vé.


Ba danh hài Hoài Linh, Chí Tài, Hoàng Sơn (từ trái qua) trong phim Đại náo học đường.

Từ góc nhìn lấy đám đông làm quyền lực, những người làm phim hài nhảm đôi lầnbày tỏ trên báo chí niềm tự hào cho rằng nghệ thuật của họ đã đạt đến một trongnhững mục tiêu cuối cùng của nó: mang lại vài giờ giải trí khuây khỏa cho khángiả giữa cuộc sống nhiều bực bội.

Cũng như thẳng thừng với những ai khó chịu vìnhững bộ phim của họ: "nếu thích cao siêu, xin ở nhà, đừng đến xem phim củatôi". Màu sắc thắng lợi tinh thần của niềm tự hào cũng từ đó mà đậm nhạt tùytheo cường độ "ném đá", dè bỉu, coi khinh, chê bai... của truyền thông và dư luận,trong những thời điểm khác nhau.

Tất nhiên, sẽ không ai có thể phủ nhận kiếm tiền là một trong những động cơchủ đạo thúc đẩy ngành sản xuất phim phát triển và duy trì cho nó tồn tại, cũngnhư hài nhảm đang chứng tỏ vị trí của nó như một thể loại không thể thiếu trongmột nền điện ảnh đa dạng, phong phú.

Thế nhưng, nhìn qua một loạt phim hài nhảm ra rạp gần đây như Nhà có 5nàng tiên, Săn đàn ông, Lọ lem Sài Gòn, Đại náo học đường,người ta không khỏi có cảm giác nghệ thuật đang bị lợi dụng, bị nhân danh thểloại nhằm bao biện cho một lối làm phim dễ dãi, cẩu thả đến mông muội, bị chiphối hoàn toàn bởi bài toán tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa khả năng lợinhuận.

Hiếu Hiền, vai một học sinh cá biệt trong phim.

Gần đây nhất là Đại náo học đường, bộ phim đang trình chiếu, được nóicó doanh thu không thua kém phim đoạt giải Bông sen vàng Scandal - Bí mậtthảm đỏ ra mắt cùng thời điểm này vào năm ngoái. Giống như những người anhem đi trước, phim tiếp tục lôi một loạt danh hài lên màn ảnh trong những diệnmạo "lạ" để câu khách. Lần này là Hoài Linh, Chí Tài và Hoàng Sơn trong vainhững tên giang hồ quyết định mặc áo trắng học trò và xách cặp đi học chữ để tìmkho báu.

Khi trí tưởng tượng nghèo nàn đến tội nghiệp không thể làm ra được một câuchuyện có những tình huống lắt léo gây cười, tất cả những gì mà phim hài nhảmthường dựa vào để chọc cười khán giả là nét hài hước của danh hài cùng những câuthoại tếu táo. Ngoài cách này, Đại náo học đường còn tìm thêm một "lốithoát" khác cho câu chuyện ngô nghê và phi lý, bằng cách tạo ra cái hài dựa trênchính sự phi lý, theo kiểu phim Hồng Kông.

Sau khi đã làm khán giả chán chê vì những trò tung hứng, đánh đấm, rượt đuổigiữa hai nhóm giang hồ làm náo loạn một lớp học ở trung tâm giáo dục thườngxuyên, bộ phim bất ngờ chuyển hướng kết thúc bằng một câu chuyện tình người đẫmnước mắt, giáo điều và khá giả tạo. Không thể hiểu khác hơn, đây chỉ là sự bàochữa cho tất cả những gì nhảm nhí đã được phim bày biện trước đó.

Chi phí đầu tư thấp, kịch bản và cách dàn dựng không quá cầu kỳ, lại dễ dàngcó được những khán giả thích xem phim hài gặp khó khăn và khác biệt trong tiếpcận với những phim hài hay nói tiếng nước ngoài..., là những yếu tố giải thíchcho sự tồn tại và nở rộ của những phim hài nhảm dễ dãi như Đại náo học đường.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Học Đàn Organ Cơ Bản, Phương Pháp Tự Học Đàn Organ Ở Nhà Hiệu Quả (P

Nócó thể là nuôi sống một bộ phận không nhỏ trong giới làm phim hiện nay nhưngchắc chắn là chẳng giúp ích gì trong việc nuôi dưỡng và thúc đẩy sự chuyênnghiệp và sáng tạo của ngành làm phim, cũng như nâng cao thị hiếu cho khán giả,nếu không muốn nói là tha hóa.