Toán có lời văn lớp 3 là dạng toán thực tế mà học sinh được tiếp cận từ rất sớm, có ý nghĩa quan trọng và thực tiễn cao. Việc hướng dẫn học sinh một số mẹo khi giải toán có lời văn lớp 3. Giúp học sinh biết cách khi nào thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong giải toán có lời văn để đạt kết quả chính xác nhất là điều mà chúng tôi luôn hướng tới.

Bạn đang xem: 40 bài toán có lời văn lớp 3 và phương pháp giải chi tiết


*
1. Một số mẹo khi giải toán có lời văn lớp 3

a. Bài toán có lời văn thực hiện phép tính cộng.

Dạng 1: Trong bài toán lời văn có chữ …“thêm” …ta thực hiện phép tính cộng.

Ví dụ 1: Nhà An có 6 con gà, mẹ mua “thêm” 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?

Bài giải:

Số con gà nhà An có tất cả là:

6 + 4 = 10 (con gà)

Đáp số: 10 con gà.

Dạng 2: Trong bài toán lời văn có chữ …“hỏi cả hai” …ta thực hiện phép tính cộng.

Ví dụ 2: An có 3 quả cam, Bình có 5 quả cam. Hỏi cả hai bạn có mấy quả cam?

Bài giải:

Số quả bóng cả hai bạn có là:

3 + 5 = 8 (quả bóng)

Đáp số: 8 quả bóng

Dạng 3: Trong bài toán lời văn có chữ …“có”… “hỏi”…”có tất cả”…ta thực hiện phép tính cộng.

Ví dụ 3: Đàn vịt 7 con ở dưới ao và 6 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con?

Bài giải:

Đàn vịt có tất cả là:

7 + 6 = 13 (con vịt)

Đáp số: 13 con vịt

Dạng 4: Trong bài toán lời văn có chữ …“nhiều hơn” …”hỏi”… ta thực hiện phép tính cộng.

Ví dụ 4: Giá tiền sách Toán là 752 đồng, giá tiền sách tiếng việt nhiều hơn giá tiền sách toán là 48 đồng. Hỏi giá tiền sách tiếng việt là bao nhiêu?

Bài giải:

Giá tiền sách tiếng việt là:

48 = 800 (đồng)

Đáp số: 800 đồng.

b. Bài toán có lời văn thực hiện phép tính trừ

Dạng 1: Trong bài toán lời văn có chữ …“bớt” …ta thực hiện phép tính trừ

Ví dụ 5: Một thanh gỗ dài 12 cm, bố em cưa bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu cm?

Bài giải:

Số centimet thanh gỗ còn lại dài là:

12 – 2 = 10 (cm)

Đáp số: 10 cm.

Dạng 2: Trong bài toán lời văn có chữ …“có” …”hỏi”…”còn (lại)”…ta thực hiện phép tính trừ.

Ví dụ 6: Bạn Long 9 quả bóng, bạn Long thả 3 quả bóng đi. Hỏi bạn Long còn lại mấy quả bóng?

Bài giải:

Số quả bóng của bạn Long còn lại là:

9 – 3 = 6 (quả bóng)

Đáp số: 6 quả bóng.

Dạng 3: Trong bài toán lời văn có chữ …“ít hơn” …”hỏi”…ta thực hiện phép tính trừ.

Ví dụ 7: Lớp 1A có 40 học sinh. Lớp 1B có ít hơn lớp 1A là 6 học sinh. Hỏi lớp 1B có bao nhiêu học sinh?

Bài giải:

Số học sinh của lớp 1B là:

40 – 6 = 34 (học sinh)

Đáp số: 34 học sinh.

Dạng 4: Trong bài toán lời văn có chữ …“hỏi” …”hơn” (nhẹ hơn, nặng hơn, nhiều hơn, ít hơn)…ta thực hiện phép tính trừ.

Ví dụ 8: Bạn An nặng 41 kg, bạn Lan năng 38 kg. Hỏi bạn An năng hơn bạn Lan bao nhiêu kg?

Bài giải:

Số ký lô gam bạn An nặng hơn bạn Lan là:

41 – 38 = 3 (kg)

Đáp số: 3 kg

Dạng 5: Trong bài toán lời văn có chữ …“cho biết hai bạn” …”trong đó cho biết một bạn”…”hỏi bạn còn lại”…ta thực hiện phép tính trừ

Ví dụ 9: Bạn Hương và bạn Hoa sưu tầm được 120 con tem. Trong đó bạn Hương sưu tầm được 80 con tem. Hỏi bạn Hoa sưu tầm được bao nhiêu con tem?

Bài giải:

Số con tem bạn Hoa sưu tầm được là:

120 – 80 = 40 (con tem)

Đáp số: 40 con tem.

2. Tuyển tập 40 bài toán có lời văn lớp 3 có hướng dẫn

Bài 1: Hai thùng có 58 lít dầu, nếu thêm vào thùng thứ nhất 5 lít thì thùng thứ nhất có số dầu kém thùng thứ hai 2 lần. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu.

Hướng dẫn

Nếu thêm vào thùng thứ nhất 5 lít thì tổng số dầu có trong 2 thùng là:

58 + 5 = 63 (l)

Coi số dầu trong thùng thứ nhất lúc sau là 1 phần thì số dầu thùng thứ hai là 2 phần

Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3 (phần)

Số dầu thùng thứ hai là: 63 : 3 x 2 = 42 (l)

Số dầu ở thùng thứ nhất là: 58 – 42 = 16 (l)

Bài 2: An mua 3 bút chì và 5 quyển vở hết 21 nghìn, Hồng mua 5 quyển vở và 5 bút chì hết 25 nghìn đồng. Tính số tiền một bút chì, một quyển vở?

Hướng dẫn

2 bút chì hết số tiền là: 25 – 21 = 4 (nghìn)

1 bút chì có giá là: 4 : 2 = 2 (nghìn)

1 cái bút có giá là: (21 – 3 x 2) : 5 = 3 (nghìn)

Bài 3. Một quầy tập hóa có 9 thùng cốc. Sau khi bán đi 450 cái cốc thì quầy đó còn lại 6 thùng cốc. Hỏi trước khi bán quầy đó có bao nhiêu cái cốc?

Hướng dẫn

Số thùng cốc đã bán đi là: 9 – 6 = 3 thùng

1 thùng có số cốc là: 450 : 3 = 150 (cái)

Trước khi bán thùng có số cốc là: 150 x 9 = 1350 (cái)

Bài 4. Để chuẩn bị cho một hội nghị người ta đó kê 9 hàng ghế đủ chỗ cho 81 người ngồi. Trên thực tế có đến 108 người đến dự họp. Hỏi phải kê thêm mấy hàng ghế nữa mới đủ chỗ?

Hướng dẫn

Mỗi hàng ghế có số chỗ là: 81 : 9 = 9 (chỗ)

Số hang ghế phải kê thêm là: (108 – 81) : 9 = 3 (hàng)

Bài 5. Ngày thứ nhất bán được 2358kg gạo, ngày thứ hai bán được gấp 3 lần ngày thứ nhất. Cà hai ngày bán được số gạo là bao nhiêu?

Hướng dẫn

Ngày thứ hai bán được số gạo là: 2358 x 3 = 7074 (kg)

Cả hai ngày bán được số gạo là: 7074 + 2358 = 9432 (kg)

Bài 6. Một chiếc cầu dài 100m gồm có 5 nhịp. Trong đó 4 nhịp dài bằng nhau còn nhịp chính giữa thì dài hơn mỗi nhịp kia 10m. Tính nhịp chính giữa?

Hướng dẫn

4 nhịp còn lại mỗi nhịp dài số mét là: (100 – 10) : 5 = 18 (m)

Nhịp chính giữa dài là: 18 + 10 = 28 (m)

Bài 7. 7 bao xi măng nặng 350kg. Mỗi vỏ bao nặng 200g. 5 bao xi măng như thế có khối lượng xi măng là bao nhiêu kilôgam?

Hướng dẫn Đổi: 350kg = 350000g

Mỗi bao xi măng có khối lượng xi măng là: 350000 : 7 – 200 = 49800 (g)

5 bao xi măng như thế chứa kl xi măng là: 49800 x 5 = 249000 (g) = 249kg

Bài 8. Một vườn cây ăn quả có 5 hàng cây hồng xiêm, mỗi hàng 12 cây và có 9 hàng cây táo, mỗi hàng 18 cây. Hỏi vườn cây ăn quả đó có tất cả bao nhiêu cây?

Hướng dẫn:

Số cây hồng xiêm trong vườn là: 5 x 12 = 60 cây

Số cây táo là: 9 x 18 = 162 cây

Vườn cây ăn quả có tất cả số cây là: 60 + 162 = 222 cây

Bài 9. Có 360 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 3 ngăn. Biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau. Số sách ở mỗi ngăn có là bao nhiêu quyển?

Hướng dẫn:

Số ngăn sách có là: 2 x 3 = 6 ngăn

Số sách ở mỗi ngăn là: 360 : 6 = 60 quyển

Bài 10. Trong sân có 16 con ngan, số vịt nhiều gấp đôi số ngan và ít hơn số gà là 6 con.

Hỏi trên sân có tất cả bao nhiêu con gà, vịt, ngan?

Hướng dẫn:

Số vịt trên sân là: 16 x 2 = 32 (con)

Số gà trên sân là: 32 + 6 = 38 (con)

Tổng số ngan, gà , vịt trên sân là: 16 + 32 + 38 = 86 con

Bài 11. Trong một cuộc thi làm hoa, bạn Hồng làm được 25 bông hoa. Như vậy Hồng làm ít hơn Mai 5 bông và chỉ bằng một nửa số hoa của Tỳ. Hỏi ba bạn làm được bao nhiêu bông hoa tất cả?

Hướng dẫn:

Bạn Mai làm được số hoa là: 25 + 5 = 30 bông

Bạn Tỳ làm được số hoa là: 25 x 2 = 50 bông

Cả ba bạn làm được số hoa là: 25 + 30 + 50 = 105 bông

Bài 12. Cứ hai bạn đấu với nhau thì được một ván cờ. Hỏi có bốn bạn đấu với nhau thì được mấy ván cờ (mỗi bạn đều đấu với một bạn khác)?

Hướng dẫn:

Số ván cờ là; 4 x 3 : 2 = 6 (ván)

Bài 13. Mẹ mang ra chợ bán 25 quả cam và 75 quả quýt. Buổi sáng mẹ đã bán được1/5 số cam và quýt, còn lại số cam và số quýt mẹ để chiều bán nốt. Hỏi buổi sáng mẹ đã bán được tổng số bao nhiêu quả cam và quýt?

Hướng dẫn:

Tổng số cam và quýt mẹ mang ra chợ là: 25 + 75 = 100 quả

Tổng số cam và quýt mẹ đã bán buổi sáng là: 100 : 5 = 20 quả

Bài 14. Một thùng đựng đầy dầu hỏa thì nặng 32 kg. Nếu thùng đựng một nửa số dầu hỏa đó thì nặng 17kg. Hỏi khi thùng không đựng dầu thì nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Hướng dẫn:

1 nửa số dầu nặng số kilogam là: 32 – 17 = 15 (kg)

Khi không đựng dầu thùng nặng số kg là: 32 – 15 x 2 = 2 (kg)

Bài 15. Có 234kg đường chia đều vào 6 túi. 8 túi như vậy có số đường là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Mỗi túi chứa số klg đường là: 234 : 6 = 39 (kg)

8 túi như vậy chứa số đường là: 39 x 8 = 312 (kg)

Bài 16. Ngày thứ nhất bán được 2358kg gạo, ngày thứ hai bán được gấp 3 lần ngày thứ nhất. Cả hai ngày bán được số gạo là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Ngày thứ hai bán được số gạo là: 2358 x 3 = 7074 kg

Cả hai ngày bán được số gạo là: 7074 + 2358 = 9432kg

Bài 17: Có 45 câu hỏi trong cuộc thi khoa học.Mỗi câu trả lời đúng được 4 điểm,trả lời sai bị trừ 2 điểm. Tất cả các câu hỏi đều được trả lời.Hỏi nếu Henry trả lời được 150 điểm thì bạn ấy đã trả lời đúng mấy câu hỏi?

Hướng dẫn:

Sử dụng phương pháp giả thiết tạm:

Giả sử Henry trả lời đúng cả 45 câu hỏi.

Lúc đó tổng điểm của bạn Henry là :

4 x 45 = 180 (điểm)

Tổng điểm được tăng lên là :

180 – 150 = 30 (điểm)

Sở dĩ số điểm tăng lên là vì ta đã cho Henry trả lời đúng hết 45 câu.

1 câu đúng hơn 1 câu sai số điểm là :

4 + 2 = 6 (điểm)

Số câu Henry trả lời sai là :

30 : 6 = 5 (câu)

Số câu Henry trả lời đúng là :

45 – 5 = 40 (câu)

Đáp số : 40 câu.

Bài 18. Một hình chữ nhật có diện tích là 180 cm, nếu tăng chiều dài 2 cm thi chu vi tăng

28 cm. Tính chu vi hình chữ nhật ban đầu.

Hướng dẫn:

Chiều rộng hình chữ nhật là: 28 : 2 – 2 = 12 (cm)

Chiều dài hình chữ nhật là: 180 : 12 = 15 (cm)

Chu vi hình chữ nhật ban đầu là: (12 + 15) x 2 = 54 (cm)

Đáp số: 54cm

Bài 19. Ba rổ có số cam bằng nhau. Nếu bán 60 quả ở rổ thứ nhất, bán 45 quả ở rổ thứ

2 và 75 quả ở rổ thứ 3 thì số cam còn lại nhiều hơn số cam đã bán là 30 quả. Hỏi lúc đầu mỗi rổ có bao nhiêu quả?

Hướng dẫn:

Tổng số cam đã bán là:

60 + 45 + 75 = 180 quả

Số cam còn lại là:

180 + 30 = 210 quả

Tổng số cam trong 3 rổ ban đầu là:

180 + 210 = 390 quả

Mỗi rổ cảm ban đầu có số quả là:

390 : 3 = 130 quả

Đáp số: 130 quả

Bài 20: Có 5 thùng kẹo, mỗi thùng có 6 hộp kẹo, mỗi hộp có 32 viên kẹo. Hỏi có tất cả bao nhiêu viên kẹo?

Hướng dẫn:

Mỗi thùng kẹo có số viên kẹo là: 32 x 6 = 192 (viên)

Tất cả có số viên kẹo là: 192 x 5 = 960 (viên)

Bài 21: Có 8 bạn nhỏ đi mua bi, mỗi bạn mua 3 bi xanh và 4 bi đỏ. Hỏi 8 bạn mua tất cả bao nhiêu viên bi?

Hướng dẫn:

Mỗi bạn mua số bi là: 3 + 4 = 7 viên

8 bạn mua tất cả số bi là: 8 x 7 = 56 viên

Bài 22: Có 5 thùng kẹo như nhau chứa tổng cộng 720 viên kẹo, mỗi thùng kẹo có 6 gói. Hỏi mỗi gói chứa bao nhiêu viên kẹo?

Hướng dẫn:

Mỗi thùng chứa số viên kẹo là: 720 : 5 = 144 viên

Mỗi gói kẹo chứa số viên kẹo là: 144 : 6 = 24 viên

Bài 23: Hai ngăn sách có tổng cộng 84 quyển. Nếu lấy 4 quyển sách của ngăn thứ nhất chuyển sang ngăn thứ hai thì số quyển sách của hai ngăn bằng nhau. Hỏi thực sự mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách?

Hướng dẫn:

Ngăn thứ nhất hơn ngăn thứ hai số sách là: 4 x 2 = 8 quyển

Số sách ngăn thứ nhất là: (84 + 8) : 2 = 46 quyển

Số sách ngăn thứ hai là: 46 – 8 = 38 quyển

Bài 24: Có một đơn vị bộ đội, khi tập hợp nếu xếp mỗi hàng 64 người thì xếp được 10 hàng. Hỏi muốn xếp thành 8 hàng thì mỗi hàng có bao nhiêu người?

Hướng dẫn:

Tổng số người của đơn vị là: 64 x 10 = 640 người

Nếu xếp thành 8 hàng thì mỗi hàng có số người là: 640 : 8 = 80 người

Bài 25: Có một số bi chia thành 8 túi, mỗi túi được 14 viên bi. Hỏi muốn chia số bi đó thành mỗi túi 4 bi thì chia được bao nhiêu túi?

Hướng dẫn:

Tổng số bi là: 8 x 14 = 72 viên

Số túi mỗi túi có 4 viên chia được là: 72 : 4 = 18 viên

Bài 26: Một đoàn du khách có 26 người đón tắc xi, mỗi xe tắc xi chở được 4 người (kể cả lái xe). Hỏi đoàn du khách phải đón tất cả bao nhiêu chiếc tắc xi?

Hướng dẫn:

Không tính lái xe thì mỗi xe chở được số người là: 4 – 1 = 3 người

26 người ngồi được: 26 : 3 = 8 xe dư 2 người

2 người cũng cần 1 xe.

Vậy số xe tắc xi phải đón là: 8 + 1 = 9 xe

Bài 27: An có một số viên kẹo chia thành 8 túi. Nếu lấy đi 17 viên kẹo thì số kẹo còn lại được chia đều thành 7 túi, mỗi túi ít hơn lúc đầu 1 viên kẹo. Hỏi An có tất cả bao nhiêu viên kẹo.

Hướng dẫn:

1 túi có số viên kẹo là: 17 – 7 = 10 viên

Số kẹo An có là: 10 x 8 = 80 viên

Bài 28: Dũng có 16 viên bi, Toàn có số bi gấp 5 lần số bi của Dũng. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi.

Hướng dẫn:

Toàn có số bi là: 16 x 5 = 80 viên bi

Cả hai bạn có số bi là: 80 + 16 = 96 viên bi

Bài 29: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 36 kg đường, ngày thứ hai bán được số đường giảm đ
I 3 lần so với ngày thứ nhất. Hỏi ngày thứ hai bán ít hơn ngày thứ nhất bao nhiêu ki lô gam đường?

Hướng dẫn:

Ngày thứ hai bán được số đường là: 36 : 3 = 12 kg

Ngày thứ hai bán ít hơn ngày thứ nhất số klg đường là: 36 – 12 = 24kg

Bài 30: Có ba thùng dầu, thùng thứ nhất chứa 16 lít, thùng thứ hai chứa gấp 3 lần thùng thứ nhất, thùng thứ ba chứa kém thùng thứ hai 2 lần. Hỏi thùng thứ ba chứa bao nhiêu lít dầu?

Hướng dẫn:

Thùng thứ hai chứa số dầu là: 16 x 3 = 48l

Thùng thứ ba chứa số dầu là: 48 : 2 = 24l

Bài 31: Trong phòng học có 6 hàng ghế, mỗi hàng ghế có 3 chỗ ngồi. Hỏi phòng học đó có bao nhiêu chỗ ngồi?

Hướng dẫn:

Phòng học có số chỗ ngồi là: 6 x 3 = 18 chỗ

Bài 32: Một túi có 6 kg gạo. Hỏi 5 túi như thế có bao nhiêu kilogam gạo?

Hướng dẫn:

5 Túi có số kilogam gạo là: 6 x 5 = 30 kg

Bài 33: Trên bàn có 4 đĩa cam, mỗi đĩa có 9 quả. Hỏi trên bàn có bao nhiêu quả cam?

Hướng dẫn:

Trên bàn có số quả cam là: 4 x 9 = 36 quả cam

Bài 34: Trên bàn có 4 đĩa cam, mỗi đĩa có 3 quả. Hỏi trên bàn có bao nhiêu quả cam?

Hướng dẫn:

Trên bàn có số quả cam là: 4 x 3 = 12 quả cam

Bài 35: Trên bàn có 4 đĩa cam, mỗi đĩa có 2 quả. Hỏi trên bàn có bao nhiêu quả cam?

Hướng dẫn:

Trên bàn có số quả cam là: 4 x 2 = 8 quả cam

Bài 36: Trên bàn có 7 đĩa cam, mỗi đĩa có 8 quả. Hỏi trên bàn có bao nhiêu quả cam?

Hướng dẫn:

Trên bàn có số quả cam là: 7 x 8 = 56 quả cam

Bài 37: Trên bàn có 7 chồng sách, mỗi chồng sách có 9 quyển sách. Hỏi trên bàn có mấy quyển sách?

Hướng dẫn:

Trên bàn có số quyển sách là: 7 x 9 = 63 quyển sách

Bài 38: Một rổ cam có 2 quả. Hỏi 7 rổ cam như thế có bao nhiêu quả cam?

Hướng dẫn:

7 Rổ cam có tất cả số quả là: 7 x 2 = 14 quả cam

Bài 39: Trên bàn có 8 chồng sách, mỗi chồng sách có 2 quyển sách. Hỏi trên bàn có mấy quyển sách?

Ba mẹ đang tìm các dạng toán lớp 3 và cách giải? Các dạng bài tập toán lớp 3 có lời giải? Cách giải các dạng toán lớp 3? Bài viết tổng hợp các dạng toán lớp 3 kèm ví dụ minh họa cho các em dễ nhớ và dễ học, ba mẹ hãy cùng shthcm.edu.vn Kids shthcm.edu.vn tham khảo nhé!


Xem nhanh

Các dạng bài tập toán lớp 3: Các bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần
Giải bài Toán có lời văn
Hình học
Đọc và so sánh các số trong phạm vi 100.000Phương pháp học và làm bài tập môn toán lớp 3 hiệu quả

Các dạng bài toán lớp 3: Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị

Hướng dẫn giải các dạng toán lớp 3:

Bước 1: Tóm tắt

Bước đầu tiên các em cần làm là tóm tắt đề bài. Trọng tâm là các con số, dữ kiện có sẵn của đề đã cho và đưa ra phần tóm tắt ngắn gọn nhằm hỗ trợ tốt nhất cho lời giải.

Bước 2: Tìm giá trị của từng đơn vị trong bài toánBước 3: Tính toán, tìm giá trị theo yêu cầu

Bài tập ví dụ tổng hợp các dạng toán lớp 3 có đáp án

Bài 1: Có 5 chiếc rổ đựng được tổng cộng 50 quả ổi. Hỏi 7 chiếc rổ như vậy có thể đựng được tất cả bao nhiêu quả ổi?

Tóm tắt

5 rổ: 50 quả ổi

7 rổ: ? quả ổi

Bài giải

Số quả ổi có trong mỗi rổ là

50 : 5 = 10 (quả ổi)

Số quả ổi có trong 7 chiếc rổ là:

7 x 10 = 70 (quả ổi)

Đáp số: 70 quả ổi

Các dạng toán giải lớp 3: Các bài toán về ý nghĩa phép nhân và phép chia

Các bước giải toán

Bước 1: Tóm tắt (giống như các bài toán liên quan đến rút về đơn vị)Bước 2: Tiến hành thực hiện các phép tính theo yêu cầu để tìm ra kết quả và viết lời giải.Bước 3: Đáp số kèm đơn vị

Bài tập ví dụ

Có 5 thư viện giống nhau chứa tổng cộng 720 quyển truyện tranh, mỗi thư viện có 6 kệ. Hỏi mỗi kệ có bao nhiêu quyển truyện tranh?

Đáp án tham khảo

Có tất cả số kệ trong 5 thư viện là:

5 x 6 = 30 (kệ)

Mỗi kệ chứa số truyện tranh là:

720 : 30 = 24 (quyển truyện tranh)

Đáp số: 24 truyện tranh

Các dạng bài tập toán lớp 3: Các bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần

Ở các dạng toán cơ bản lớp 3 này, shthcm.edu.vn Kids shthcm.edu.vn sẽ chia thành 3 dạng toán để các em học sinh dễ dàng tìm hiểu và biết cách làm.

Phương pháp tìm giá trị khi gấp một số lên nhiều lần

Để tìm ra giá trị cuối cùng của 1 chữ số khi được gấp lên nhiều lần, các em học sinh thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Dùng sơ đồ đoạn thẳng tóm tắt lại đề bàiBước 2: Áp dụng công thức để tìm ra giá trị của đề bài yêu cầu.Bước 3: Kết luận đáp án của đề bài kèm đơn vị

Phương pháp gấp một số có đơn vị là đại lượng đo lên nhiều lần

Các em áp dụng 3 bước sau:

Bước 1: Dùng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt đề bàiBước 2: Kiểm tra các số liệu cũng như đơn vị đo đề bài đã choBước 3: Áp dụng công thức để tìm ra giá trị của yêu cầu đề bài.Bước 4: Kết luận đáp án của đề bài kèm đơn vị

Phương pháp giảm một số đi nhiều lần

Bước 1: Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt đề bàiBước 2: Áp dụng công thức, tìm ra giá trị của yêu cầu đề bài.Bước 3: Kết luận đáp án của đề bài

Bài tập ví dụ:

Bài 1: (áp dụng phương pháp tìm giá trị khi gấp một số lên nhiều lần) Bình có 8 quyển vở. Số Vở của An gấp 5 lần số sách của Bình. Hỏi An có tất cả bao nhiêu quyển sách?

Đáp án tham khảo

Bài 1: Tóm tắt:

Số sách của Bình: |—|

Số sách của An: |—|—|—|—|—|

Giải

Số vở của An là:

8 x 5 = 40 (quyển vở)

Đáp số: 40 quyển vở

Tổng hợp các dạng toán lớp 3: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số

Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, em lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.

Ví dụ:

1/3 của 12 kg là 4kg.

Ta lấy 12 : 3 = 4 (kg)

Các dạng toán lớp 3 cơ bản: Các bài toán về gấp lên một số lần

Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân số lần.

Ví dụ: Hoa có 3 chiếc kẹp tóc, Mai có số kẹp tóc gấp 3 lần Hoa. Hỏi Mai có bao nhiêu chiếc kẹp tóc?

Hướng dẫn giải:

Mai có số kẹp tóc là:

3 x 3 = 9 (chiếc kẹp tóc)

Đáp số: 9 chiếc kẹp tóc

Giải bài Toán có lời văn

Dưới đây là một số dạng toán lớp 3 có lời văn cho ba mẹ và bé ôn tập:

Dạng 1: Trong bài toán lời văn có chữ …“thêm” - thực hiện phép tính cộng.

Ví dụ: Nhà bé Tâm có 6 con vịt, mẹ mua “thêm” 8 con vịt. Hỏi nhà bé Tâm có tất cả mấy con vịt?

Bài giải:

Số con gà nhà bé Tâm có tất cả là:

6 + 8 = 14 (con vịt)

Đáp số: 14 con vịt.

Dạng 2: Trong bài toán lời văn có chữ …“hỏi cả hai” - thực hiện phép tính cộng.

Ví dụ: Lâm có 3 quả táo, Toàn có 7 quả táo. Hỏi cả hai bạn có mấy quả táo?

Bài giải:

Số quả bóng cả hai bạn có là:

3 + 7 = 10 (quả táo)

Đáp số: 8 quả táo

Dạng 3: Trong bài toán lời văn có chữ …“có”… “hỏi”…”có tất cả” - thực hiện phép tính cộng.

Ví dụ : Một bầy trâu có 6 con ngâm mình ở dưới hồ và 6 con ở trên bờ. Hỏi bầy trâu có tất cả mấy con?

Bài giải:

Bầy trâu có tất cả là:

6 + 6 = 12 (con trâu)

Đáp số: 12 con trâu

Dạng 4: Trong bài toán lời văn có chữ …“nhiều hơn” …”hỏi” - thực hiện phép tính cộng.

Ví dụ: Giá tiền sách Tiếng Việt là 762 nghìn đồng, giá tiền sách Toán nhiều hơn giá tiền sách toán là 38 nghìn đồng. Hỏi giá tiền sách Toán là bao nhiêu nghìn đồng?

Bài giải:

Giá tiền sách Toán là:

762 + 38 = 800 (nghìn đồng)

Đáp số: 800 nghìn đồng.

Hình học

1. Điểm ở giữa - Trung điểm của đoạn thẳng

Điểm ở giữa tức là điểm điểm nằm trong hai điểm thẳng hàng

Ví dụ: M nằm trên đoạn thẳng AB

Có M, A, B là 3 điểm thẳng hàng. M nằm trong đoạn thẳng AB. Nên M là điểm nằm giữa

*

Trung điểm của một đoạn thẳng là điểm nằm “chính giữa” 2 điểm thẳng hàng.

2. Hình tròn: tâm, bán kính, đường kính

Tâm: là trung điểm của đường kính
Đường kính: luôn gấp 2 lần bán kính
Bán kính: luôn bằng 1/2 đường kính. Bán kính được tính từ vị trí tâm đường tròn đến bất kỳ điểm nào nằm trên đường tròn đó.

Để vẽ được một hình tròn đúng chuẩn, chúng ta cần phải sử dụng compa

Ví dụ

Có đường tròn tâm O, bán kính OD, OA, OB; đường kính ABTâm O là trung điểm của AB và OA = OB = ODĐộ dài đường kính AB gấp 2 lần bán kính OD hoặc OA, OB

3. Hình chữ nhật, chu vi, diện tích hình chữ nhật

Hình chữ nhật là một tứ giác có 4 góc vuông. Hình chữ nhật có 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.

Độ dài cạnh dài được gọi là chiều dài và độ dài cạnh ngắn được gọi là chiều rộng

Chu vi hình chữ nhật: bằng chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) tất cả nhân 2.Diện tích hình chữ nhật: ta lấy chiều dài nhân chiều rộng (cùng đơn vị đo).

Ví dụ: hình chữ nhật ABCD

4. Hình vuông, chu vi, diện tích hình vuông

Hình vuông là một tứ giác có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau

Chu vi hình vuông: ta lấy độ dài của một cạnh hình vuông nhân 4.Diện tích hình vuông: lấy độ dài của một cạnh nhân với chính nó.

Tính giá trị của biểu thức

Khi tính giá trị của một biểu thức, ta tính theo quy tắc đó là nhân chia trước, cộng trừ sau; trong ngoặc trước ngoài ngoặc thực hiện sau.

Nếu biểu thức chỉ có phép nhân, chia thì ta thực hiện từ trái qua phải

Ví dụ 1: thực hiện phép tính (không có ngoặc)

215 : 5 + 36 = 79

Giải thích: trong phép tính này có phép chia và phép cộng, phép tính không có ngoặc nên bé sẽ thực hiện theo quy tắc “nhân chia trước cộng trừ sau”. Nếu thực hiện đúng thì bé sẽ có kết quả của phép tính như trên.

Phép cộng – phép trừ

Đối với kiến thức toán lớp 3, bé chỉ cần nắm vững kiến thức phép cộng trừ trong phạm vi 10000, 100000.

Để thực hiện phép tính, ta đặt thẳng hàng rồi tính theo hàng dọc. Hàng nào gióng thẳng hàng đó và thực hiện phép tính từ hàng phải sang trái.

Đọc và so sánh các số trong phạm vi 100.000

Cách đọc, viết số có 4, 5 chữ số

Đọc các số này theo thứ tự từ trái qua phải: bắt đầu từ hàng trăm nghìn, sau đó đến chục nghìn, nghìn đến hàng trăm, hàng chục và cuối cùng là hàng đơn vị

Ví dụ: 123 456 đọc là một trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi sáu

Lưu ý cách đọc với các số: 0, 1, 4, 5

Dùng các từ bắt buộc như: “linh, mươi, mười, năm, lăm, một, mốt, bốn, tư” để đọc số khi chữ số đó có chứa 0, 1, 4, 5Dùng từ “linh” để đọc trong trường hợp số 0 ở vị trí hàng chục

Ví dụ: 206: Đọc là hai trăm linh sáu

Dùng từ “mươi” để đọc trong trường hợp số 0 nằm ở vị trí hàng đơn vị

Ví dụ: 170 đọc là: một trăm bảy mươi

Dùng từ “mốt” để đọc khi trong trường hợp số 1 ở vị trí hàng đơn vị

Ví dụ: 871 đọc là tám trăm bảy mươi mốt

Dùng từ “tư” để đọc khi trong trường hợp số 4 ở vị trí hàng đơn vị

Ví dụ: 654 đọc là sáu trăm năm mươi tư

Dùng từ “lăm” để đọc trong trường hợp số 5 ở vị trí hàng đơn vị

Ví dụ: 665 đọc là sáu trăm sáu mươi lăm

Dùng từ “năm” để đọc trong trường hợp số 5 ở vị trí đầu hàng

Ví dụ: 599 đọc là năm trăm chín mươi chín.

So sánh các số trong phạm vi 10000, 100000

Khi so sánh hai số với nhau, số nào có nhiều chữ số hơn thì luôn là số lớn hơn

Ví dụ 8370 > 987

Số nào có ít chữ số hơn thì nhỏ hơn

Ví dụ 37 Nếu hai số có cùng số chữ số thì ta so sánh từng chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái qua phải

Ví dụ: 8754 4 nên suy ra 8754 Tìm x (phần chưa biết) trong phép tính

1. Công thức chung phép cộng: số hạng + số hạng = tổng

Suy ra: muốn tìm một số hạng chưa biết, bé lấy tổng trừ đi số hạng đã biết

2. Công thức chung phép trừ: Số bị trừ - số trừ = hiệu

Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng cho số trừ

Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ và trừ đi hiệu

3. Công thức chung phép nhân: thừa số x thừa số = tích

Muốn tìm một thừa số chưa biết, bé lấy tích chia cho thừa số đã biết

4. Công thức chung phép chia: số bị chia : số chia = thương

Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân cho số chia

Muốn tìm số chia chưa biết, bé lấy số bị chia rồi chia cho thương.

*
Cách giải toán tìm x dành cho các em học sinh lớp 3

Phương pháp học và làm bài tập môn toán lớp 3 hiệu quả

Bước 1: Tìm phương pháp học phù hợp

Chương trình lớp 3 có rất nhiều nội dung mới mẻ đối với trẻ, và mỗi nội dung cần có trình độ tư duy cũng kỹ năng khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh cần tìm ra một phương pháp giải các dạng toán lớp 3 phù hợp giúp bé yêu có thể đạt kết quả môn toán tốt nhất. Có những em học sinh có thể học tốt khi tự học, nhưng cũng có bé lại cần người hướng dẫn, hoặc có bé lại cần được ví dụ trực tiếp,.... Bởi vậy ba mẹ nên hiểu rõ những điều này để có thể dạy bé nhà mình một cách hiệu quả nhất.

Chẳng hạn một trong những phương pháp giáo dục được nhiều ba mẹ áp dụng nhất hiện nay là phương pháp trực quan. Với phương pháp này, ba mẹ sẽ sử dụng đồ dùng khi dạy hình thành kiến thức cho các con bởi những yếu tố như: hình dạng, kiểu cách, màu sắc… của các dụng cụ trực quan dễ gây sự chú ý cho bé, giúp bé dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Song, ba mẹ cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này vì có thể khiến bé không phát triển khả năng liên tưởng khái quát.

Bước 2: Học thuộc lý thuyết

Nắm vững lý thuyết cơ bản chắc chắn là bí kíp giúp bé hiểu được những kiến thức nâng cao sau này. Một số sai lầm của ba mẹ hiện nay khi cho bé học thuộc đó là: đọc ra tiếng nhiều lần, ghi chép,… Và bởi vì bộ não sẽ rất khó làm 2 việc hiệu quả cùng 1 lúc, nên dù có cố gắng học theo cách này thì chắc chắn sau vài ngày cũng sẽ quên.

Do đó, phương pháp giúp bé nhớ nhanh và nhớ lâu lý thuyết toán học, bé cần hệ thống hóa các công thức, sau đó vận dụng sự liên tưởng, tiếp theo là làm thật nhiều bài tập, tập trung cao độ. Sau khi học thuộc, bé nên dành thời gian định kỳ để ôn tập và nhắc lại các lý thuyết đã học. Có như vậy bé mới không bị quên hoặc hổng kiến thức.

Bước 3: Liên tục thực hành

Thông qua quá trình thực hành, các em học sinh được luyện tập và sử dụng các lý thuyết đã học. Nhờ đó, bé không chỉ ghi nhớ lý thuyết sâu sắc hơn mà còn được nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào bài tập các dạng toán lớp 3 nâng cao và thực tế. Ba mẹ có thể để bé tự đọc đề bài và tự tóm tắt để nhận ra dạng bài đã học, sau đó tự biết cách ứng dụng giải toán lớp 3.

*
Dùng giáo cụ trực quan khi học toán là phương pháp giúp bé dễ hiểu hơn

Nếu trẻ không hiểu đề bài, ba mẹ nên khuyến khích và gợi ý để con có động lực hơn và không nên quát mắng trẻ. Đặc biệt là phải cho bé tham khảo thật nhiều các dạng bài toán lớp 3 có lời giải để bé nắm vững cách trình bày bài giải.

Xem thêm: Vì Đã Có Lúc Trái Tim Anh Từng Yếu Đuối Lyrics, Lời Bài Hát Yếu Đuối Lyrics

Bước 4: Liên hệ kiến thức mới và cũ với nhau

Đối với môn toán lớp 3, để giúp bé yêu nhớ được những kiến thức đã học, cách tốt nhất chính là liên hệ những kiến thức mới với kiến thức cũ trong quá trình học. Đây là một phương pháp hoàn hảo để kiểm tra xem các con có thực sự hiểu kiến thức cũ không, từ đó ba mẹ mới có thể nâng cao khả năng tư duy cho các con.

Trên đây là những tổng hợp của shthcm.edu.vn Kids shthcm.edu.vn về các dạng toán lớp 3 và phương pháp giải then chốt để các giúp bé yêu có thể làm chủ kiến thức đồng thời chinh phục mọi kỳ thi lớp 3 nói riêng và ở bậc tiểu học nói chung. Ngoài sự nỗ lực, không ngừng rèn luyện và tốt lên mỗi ngày thì sự đồng hành của ba mẹ cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu, ba mẹ nhớ nhé!