Kiểm định Chi bình phương được sử dụng khi chúng ta muốn đánh giá xem liệu có mối quan hệ giữa hai biến định tính hay biến phân loại (categorical variables) trong một tập dữ liệu hay không. Ví dụ, chúng ta cần đánh giá xem độ tuổi và thâm niên của nhân viên trong công ty có quan hệ với nhau không, giới tính và tình trạng hôn nhân của khách hàng có sự liên kết nào hay không...

Bạn đang xem: Kiểm định chi bình phương spss


*

Để cụ thể hơn, chúng ta cùng đi vào một ví dụ thực tế với một tập dữ liệu mẫu gồm 350 quan sát nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên trong một công ty. Chúng ta sẽ đánh giá xem Thâm niên và Thu nhập của các nhân viên có sự liên kết nhau hay không.
Thực hiện kiểm định Chi bình phương mối quan hệ giữa Thâm niên và Thu nhập trên SPSS 26. Chúng ta vào Analyze > Descriptives Statistics > Crosstabs.
*

Tại cửa sổ Crosstabs đưa biến Thâm niên vào ô Row(s) và biến Thu nhập vào ô Column(s), có thể đưa một trong hai biến vào bất kỳ mục Rows hay Column đều được, không ảnh hưởng đến kết quả kiểm định. Bạn có thể chọn vào
Display clustered bar chartsđể hiển thị đồ thị mối quan hệ hai biến.
*

Nhấp vào tùy chọn Statistics,tích chọn vào Chi-square và Cramer’s V, sau đó nhấp vào Continue.
*

Nhấp vào tùy chọn Cells, trong mục Percentages tích chọn vào Rows, Columns. Tiếp tục nhấp vào Continue, sau đó chọn OK để tiến hành kiểm định.
*

Trong kết quả ở Output, bảng Crosstabulation cho chúng ta cái nhìn sơ bộ về mối quan hệ giữa hai biến này về mặt thống kê tần số.
Tiếp đến, chúng ta sẽ đọc bảng quan trọng nhất là Chi-Square Tests. Nếu giá trị Asymptotic Significance (2-sided) hàng Pearson Chi-Square nhỏ hơn 0.05. Chúng ta bác bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là 2 biến Thâm niên và Thu nhập có mối quan hệ với nhau. Nếu giá trị Sig này lớn hơn 0.05, chúng ta chấp nhận giả thuyết Ho, tương đương rằng Thâm niên và Thu nhập không có mối quan hệ với nhau.
Cuối bảng Chi-Square Tests luôn có một dòng thông báo dạng: X cells (Z%) have expected count less than 5. The minimum expected count is Y. Khi chạy không ra được kết quả kiểm định, các bạn cần để ý đến dòng này. Kiểm định Chi bình phương chỉ có ý nghĩa khi số quan sát đủ lớn, nếu có quá 20% số ô trong bảng
Crosstabulation có tần số nhỏ hơn 5 thì Chi-Square không còn mang ý nghĩa chính xác hoặc có thể kết quả kiểm định không thực hiện được và báo lỗi. Khi xảy ra trường hợp này, các bạn cần tăng số lượng đáp viên ở các nhóm đáp án có dưới 5 người trả lời hoặc mã hóa lại biến để tăng số lượng người ở mỗi đáp án lên đủ lớn. Ví dụ nhóm Thâm niên chỉ có 3 người chọn vào Trên 5 năm, chúng ta phải khảo sát thêm để số lượng trên 5 người.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong tìm kiếm dữ liệu phù hợp cho phân tích SPSS nhằm đảm bảo các tiêu chí kiểm định. Bạn có thể tham khảo việcmua số liệu SPSScủa Phạm Lộc Blog để có được kết quả tốt nhất và tối ưu về thời gian nhất.


Kết quả Sig từ Chi-Square Test chỉ nói lên được 2 biến có mối quan hệ hay không. Nếu 2 biến này có sự liên kết với nhau thì chúng ta sẽ cần đánh giá mức độ liên kết giữa 2 biến qua giá trị Value của kiểm định Phi và Cramer"s V. Kiểm định Phi chỉ phù hợp khi xem xét mối quan hệ giữa 2 biến mà mỗi biến chỉ có 2 giá trị, nếu một trong hai biến có từ 3 giá trị trở lên chúng ta sẽ dùng kết quả của Cramer"s V. Cụ thể trong bảng kết quả ở trên, chúng ta đọc chỉ số Value của Cramer" V, hệ số này là 0.429 = 42.9%, như vậy 2 biến này có sự tương quan khá cao.
Đồ thị cột biểu diễn tần số người trả lời (số đáp viên) của mỗi giá trị của biến này khi so với biến còn lại, đây là đồ thị biểu diễn kết quả bảng Crosstablulation. Ví dụ, thâm niên Dưới 1 năm, thì màu xanh dương và màu hồng có số lượng người trên 20 người, màu xanh lá có số lượng tầm dưới 10 người.
Trong luận văn, kiểm định Chi bình phương
hay còn gọi là kiểm định Crosstab thường được ứng dụng nhiều khi chúng ta cần phân tích sâu hơn mối quan hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên hoặc phân tích sự liên kết các yếu tố trong thị trường... Đây là một công cụ mạnh hỗ trợ chúng ta đưa ra giải pháp cho bài nghiên cứu.

Trong số đó, chi square test là phương pháp kiểm tra lý thuyết dễ dàng trong spss được lựa chọn sử dụng để phân tích, tìm kiếm mối liên hệ giữa các biến chỉ trong thời gian ngắn với kết quả chuẩn xác. Vậy, chi square test là gì? Chạy thử nghiệm chi square test như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây của Luận văn 1080 để có thêm thông tin về phương pháp kiểm định khoa học này nhé! 


1. Chi square test là gì?

Chi square test là gì? Chi square test - Crosstab còn được gọi là kiểm định chi bình phương là phương pháp thống kê phổ biến trong spss được dùng để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập rời rạc trong spss. 

Chi square test sử dụng trong các lĩnh vực như: 

Phân tích mối quan hệ giữa các loại bệnh và các loại thuốc trong y học
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận trong kinh doanh
Phân tích mối quan hệ giữa tâm lý và trị liệu trong tâm lý học,.... 

Phương pháp này thường được dùng trong các trường hợp:

So sánh mức độ khác biệt giữa các tần số quan sát và tần số dự kiến trong cùng một bảng tần số và thông qua đó, đánh giá mức độ khác biệt có ý nghĩa gì so với thống kê hay không. Kiểm tra các giả thuyết về các biến rời rạc để xem mức độ liên quan, sự đồng đều và mối quan hệ

Có 2 loại kiểm định chi bình phương:

Kiểm định độc lập (còn được gọi là Chi -square test for independence): Kiểm tra mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến rời rạc. Kiểm định sự phân bố (còn được gọi là Chi - square goodness-of-fit test): Kiểm tra mức độ phân bố của các biến và bộ dữ liệu liên quan đến các biến

Khác với định nghĩa sai số chuẩn độ của hóa phân tích, sai số chuẩn được hiểu như một ước tính chung dùng để đo lường giá trị thay đổi của các hệ số hồi quy giữa các mẫu trong cùng một tổng thể. Vậy bạn đã nắm được ý nghĩa của sai số chuẩn hay chưa? Tham khảo ngay mục đích và ý nghĩa của sai số chuẩn ngay!

 

2. 6 bước thử nghiệm kiểm định chi bình phương spss

Dưới đây là 6 bước chạy kiểm định chi bình phương spss

Bước 1: Chọn ô lệnh Analyze -> tiếp tục nhấn chọn Descriptive Statistics và chọn Crosstabs. 

*

Bước 2: Ở hai cột Row và Column, nhập lần lượt hai biến Smoker và Gender.

*

Bước 3: Sau khi đã tiến hành nhập hai biến vào cột dọc và ngang, chọn lệnh Statistics, bảng thông tin Crosstabs: Statistics sẽ hiện ra. 

Tiếp đến nhấn chọn Cells -> chọn Format -> chọn Chi square test và chọn Continue để tiếp tục chuyển lệnh.

*

Bước 4: Chọn ô lệnh Cells -> Observed -> sau đó tích chọn lần lượt các ô Row, Column, Total, Observed và Round cell counts

Nhấn chọn Continue để hoàn thành và chuyển lệnh. 

*

Bước 5: Chọn Format để mở lệnh tùy chọn Row Order 

Tích chọn ô Ascending và Descending tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của người dùng. 

*

Bước 6: Nhấn chọn lệnh Continue và nhấn OK để hoàn thành phương trình, bắt đầu quá trình chạy kiểm định chi bình phương. 

crosstab

3. Đọc kết quả kiểm định chi square trong spss

Bước 1: Case processing Summary 

Tất cả dữ liệu ở ô lệnh Percent đều hợp lệ để thực hiện cho quy trình Crosstab tiếp theo. 

*

Bước 2: Cross Tabulation

Trong bảng giá trị bên dưới, giá trị được khoanh đỏ biểu thị cho giá trị kỳ vọng.

Xem thêm: Tên các tỉnh bằng tiếng trung phồn thể: 63 tỉnh thành ở việt nam

Không có giá trị nào dưới 1 hoặc dưới 5 nên phương trình đã đáp ứng được bài kiểm tra Chi square test. 

*

Bước 3: Chi - square test 

*
Từ bảng Chi square test ta sẽ đọc được giá trị kỳ vọng và giá trị mong đợi. Ở bảng giá trị trên, giá trị mong đợi Không xuất hiện giá trị kỳ vọng nào dưới 1Từ thông tin giá trị của hai biến, ta thu được giá trị Sig là 0,0073 Từ đây ta sẽ đưa ra được kết luận dựa trên giả thuyết giá trị có sẵn. 

Bước 4: Symmetric Measures

Ở bảng Symmetric Measures như bảng hiển thị bên dưới, ta có được xác suất giá trị r=0,262=0,0062(Sig)

Bên cạnh đó, ta cũng cần xem xét các yếu tố dưới đây để xem mức độ gắn kết chặt chẽ giữa các biến: 

Không có tương quan = giá trị bằng 0Tương quan rất yếu = > 0 - 0,25Tương quan đủ = > 0,25 - 0,5Tương quan mạnh = > 0,5 - 0,75Tương quan rất mạnh = > 0,75 - 0,99Tương quan hoàn hảo = 1
*

Trên đây là những minh họa chi tiết các bước chạy phương trình chi square test kiểm định spss kèm cùng hướng dẫn đọc kết quả để bạn đọc dễ dàng thao tác theo. Nếu bạn vẫn gặp khó khăn với việc xử lý những con số, tham khảo ngay dịch vụ thuê xử lý số liệu spss của Luận văn 1080 với đội ngũ chuyên nghiệp dày dặn kinh nghiệm, xử lý mọi yêu cầu với kết quả chính xác nhất. 


4. Một số lưu ý khi chạy kiểm định chi square test trong spss

Trong quá trình tiến hành chạy kiểm định chi square test trong spss không tránh khỏi những sai sót gây ảnh hưởng đến kết quả đầu ra không được như mong muốn.

Xem ngay một vài lưu ý dưới đây để quá trình chạy phương trình kiểm định diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhé. 

Khả năng sai sót của kiểm định chi square test trong spss là có tồn tại do giới hạn giữa dữ liệu và phương pháp kiểm định
Rà soát lại kết quả của phương trình kiểm định chi square test trước khi đưa ra kết quả cuối cùng để xem mức độ phù hợp với các phương pháp khác như thế nào. Để kết quả của kiểm định chi bình phương chuẩn xác và có ý nghĩa, tệp dữ liệu và số quan sát của các biến phải đủ lớn. 

Bên cạnh phần mềm spss, phần mềm eview hiện đang cũng là phần mềm được sử dụng rộng rãi. Eview gồm nhiều chức năng như spss bao gồm: Phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, dữ liệu chéo, dữ liệu mảng; Thống kê mô tả dữ liệu; Phân tích sự tác động của các yếu tố này lên các yếu tố khác; Dự báo cho yếu tố cần nghiên cứu. Nếu bạn đang cần tải eview, xem ngay hướng dẫn của Luận văn 1080 để có thể dễ dàng cài đặt nhé!

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết và các bước hướng dẫn chạy kiểm định chi square test cụ thể giúp người đọc dễ dàng vận dụng phục vụ học tập, công việc. Biết cách vận dụng chi square test trong spss để phân tích mối quan hệ của các vấn đề trong cuộc sống sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và thu được về kết quả như mong muốn. 


*

Nguyễn Tuyết Anh