Ba tháng đầu được coi là thời điểm nhạy cảm nhất đối với mẹ bầu bởi cơ thể bắt đầu có những thay đổi để thích nghi dần với việc mang thai. Vậy làm thế nào để biết thai kỳ có đang khỏe mạnh. Dưới đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt ba tháng đầu bà bầu nên nắm được.

Bạn đang xem: Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh


Menu xem nhanh:

11. Những dấu hiệu thai phát triển tốt ba tháng đầu2. Những điều mẹ cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

*
Dấu hiệu thai phát triển tốt ba tháng đầu là nỗi “canh cánh” của rất nhiều mẹ bầu


1.1. Bà bầu ốm nghén

Ốm nghén là biểu hiện mang thai điển hình mà mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua khi bước vào giai đoạn mang thai. Khi mang thai, nồng độ hormone h
CG trong cơ thể mẹ bắt đầu gia tăng. Sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến mẹ không kịp thích nghi và gây ra các triệu chứng ốm nghén. Khi ốm nghén, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, nhiều người có cảm giác buồn nôn, bị nôn và trở nên nhạy cảm với mùi vị.

Theo thống kê, ở giai đoạn mang thai tháng đầu tiên, khoảng 70% chị em sẽ xuất hiện các triệu chứng trên. 10% mẹ bầu trong số này sẽ có các triệu chứng ốm nghén kéo dài trong suốt tam cá nguyệt thứ hai, thậm chí là cả thai kỳ. Tuy gây ra một chút phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày nhưng ốm nghén chính là một trong những dấu hiệu cho biết thai đang phát triển rất tốt.

Sang tháng thứ 4 tình trạng nghén sẽ giảm dần. Song nếu tình trạng nghén gia tăng mẹ bầu cần thăm khám và nhận hỗ trợ từ bác sĩ để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.

1.2. Cân nặng tăng ổn định trong thai kỳ

Trong thai kỳ, cân nặng của mẹ tăng cho thấy em bé đang hấp thu dinh dưỡng và phát triển. Tùy theo thể trạng trước khi mang thai của từng mẹ bầu mà mức tăng cân sẽ có sự khác biệt chút ít. Nếu mẹ có thể trạng bình thường trước đó thì ở ba tháng đầu thai kỳ, trung bình mỗi tuần mẹ sẽ tăng khoảng từ 0,3 – 0,5kg.

1.3. Thai nhi có các chỉ số phát triển bình thường

Trong ba tháng đầu tiên, mẹ bầu cần ghi nhớ mốc khám thai quan trọng từ 8 – 13 tuần. Trong mốc khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành các siêu âm, xét nghiệm kiểm tra sức khỏe của em bé và tầm soát sớm các dị tật thai nhi nếu có.

Các chỉ số nằm trong mức bình thường là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt. Ngoài ra, sau mốc thăm khám này, mẹ cũng cần thực hiện đầy đủ các mốc thăm khám khác nhau theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi toàn diện sức khỏe của thai nhi.

1.4. Luôn cảm thấy nhức mỏi

Cảm giác nhức mỏi xuất hiện đồng thời trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, tử cung của mẹ sẽ tăng thể tích để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Thai nhi lớn dần sẽ gây ra những sức ép lên các khu vực xung quanh trong đó có vùng xương chậu, các dây thần kinh, mạch máu,… Đây là lý do khiến mẹ luôn cảm thấy mỏi lưng, tê chân, đau bụng dưới,… Các dấu hiệu này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi càng về những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên đây lại là một trong những dấu hiệu tin mừng của mẹ khi mang thai.


*

Khi thai phát triển, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy nhức mỏi


1.5. Vòng bụng ngày một lớn thêm

Đây có lẽ là điều mà mẹ bầu nào cũng thấy khi mang thai. Em bé phát triển đầy đủ, hấp thu dưỡng chất từ mẹ sẽ lớn lên và phát triển trong bụng mẹ. Đồng thời thể tích nước ối, bánh nhau, thể tích máu cũng như sự tăng cân tự nhiên khiến vòng bụng của mẹ to hơn.

1.6. Đường huyết ổn định

Đường huyết tăng cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Đường huyết cao là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Đường huyết quá thấp cho thấy mẹ đang không được cung cấp đủ chất. Chính vì thế, duy trì được lượng đường huyết ổn định là tín hiệu tốt cho thai kỳ.

1.7. Cảm thấy căng tức ngực

Căng tức ngực là biểu hiện của việc cơ thể của mẹ đã bắt đầu quá trình tiết sữa non. Ngực sẽ bị căng tức và cương cứng trong suốt thai kỳ và khi cho con bú. Tuy gây ra những cảm giác khó chịu và nặng nề nhưng đây là tín hiệu vui mừng cho cả mẹ và bé.

1.8. Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu

Việc thai phát triển gây chèn ép các cơ quan xung quanh trong đó có thận và bàng quang sẽ kích thích mẹ đi tiểu nhiều hơn. Tuy việc đi tiểu nhiều lần có thể làm mẹ cảm thấy phiền phức song không vì thế mà mẹ giảm lượng nước uống hằng ngày. Mẹ bầu cần uống đủ nước và không nên nhịn tiểu khi có cảm giác buồn tiểu. 

2. Những điều mẹ cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Dù có những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu nêu trên nhưng mẹ vẫn cần duy trì lối sống khoa học, nghỉ ngơi và vận động điều độ để có một thai kỳ thuận lợi, suôn sẻ. Dưới đây là những lưu ý mẹ cần thực hiện để có một thai kỳ khỏe mạnh.

2.1. Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ là điều mẹ cần ghi nhớ. Ở mỗi mốc thăm khám đều có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển của thai nhi. Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm những bất thường ở bé và theo dõi sức khỏe của mẹ để có sự can thiệp phù hợp kịp thời.


*

Thăm khám định kỳ giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh


2.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất đạm, đường bột, chất béo và protein. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung axit folic với liều lượng khuyến cáo là 400 mcg/ ngày để phòng chống dị tật ở thai nhi. Sắt và canxi cũng cần được tăng cường trong suốt thời gian mang thai để phòng ngừa các nguy cơ thiếu máu và loãng xương cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thông qua rau củ quả hoặc thuốc để giúp thai nhi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

2.3. Chế độ nghỉ ngơi và vận động

Ngoài chế độ ăn uống thì nghỉ ngơi và vận động hợp lý cũng là điều mà mẹ bầu cần quan tâm. Trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi lại nhanh và vận động mạnh. Bởi lúc này thai nhi dễ bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Mẹ nên đi chuyển nhẹ nhàng và tham gia các hoạt động như đi bộ hay tập yoga ở mức độ vừa phải để giúp cơ thể được thư giãn. Song song với đó, mẹ cần duy trì thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên ngủ đủ giấc và không thức quá khuya.

Trên đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt trong ba tháng đầu. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, mẹ sẽ hiểu hơn về thai kỳ và không còn lo lắng không cần thiết, đồng thời nắm được những lưu ý quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế shthcm.edu.vn Phú Quốc


Để biết thai nhi có đang phát triển tốt không căn cứ vào các dấu hiệu về cân nặng, cử động thai, độ dài, kích thước thai nhi qua từng tuần tuổi. Trong đó, cân nặng và cử động thai là 2 dấu hiệu rõ ràng nhất.


Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là thước đo cho thấy dấu hiệu thai đang phát triển tốt hay không. Bảng theo dõi cân nặng thai nhi giúp theo dõi chính xác sự phát triển của thai nhi về cân nặng, kích thước qua từng tuần tuổi.


Tuổi thai (tuần) Chiều dài Cân nặng
Tuần thứ 8 1,6 cm 1 gam
Tuần thứ 9 2,3 cm 2 gam
Tuần thứ 10 3,1 cm 4 gam
Tuần thứ 11 4,1 cm 7 gam
Tuần thứ 12 5,4 cm 14 gam
Tuần thứ 13 7,4 cm 23 gam
Tuần thứ 14 8,7 cm 43 gam
Tuần thứ 15 10,1 cm 70 gam
Tuần thứ 16 11,6 cm 100 gam
Tuần thứ 17 13,0 cm 140 gam
Tuần thứ 18 14,2 cm 190 gam
Tuần thứ 19 15,3 cm 240 gam
Tuần thứ 20 16,4 cm 300 gam
Tuần thứ 21 25,6 cm 360 gam
Tuần thứ 22 27,8 cm 430 gam
Tuần thứ 23 28,9 cm 501 gam
Tuần thứ 24 30,0 cm 600 gam
Tuần thứ 25 34,6 cm 660 gam
Tuần thứ 26 35,6 cm 760 gam
Tuần thứ 27 36,6 cm 875 gam
Tuần thứ 28 37,6 cm 1005 gam
Tuần thứ 29 38,6 cm 1153 gam
Tuần thứ 30 39,9 cm 1319 gam
Tuần thứ 31 41,1 cm 1502 gam
Tuần thứ 32 42,4 cm 1702 gam
Tuần thứ 33 43,7 cm 1918 gam
Tuần thứ 34 45,0 cm 2146 gam
Tuần thứ 35 46,2 cm 2383 gam
Tuần thứ 36 47,4 cm 2622 gam
Tuần thứ 37 48,6 cm 2859 gam
Tuần thứ 38 49,8 cm 3083 gam
Tuần thứ 39 50,7 cm 3288 gam
Tuần thứ 40 51,2 cm 3462 gam

Bằng việc thăm khám định kỳ, mẹ bầu sẽ so sánh số liệu với bảng theo dõi cân nặng thai nhi để biết con mình có đang phát triển tốt không, thai nhi có bị nhỏ hoặc lớn hơn so với chuẩn cân nặng không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra sự thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện sao cho hợp lý.


Nếu cân nặng của thai nhi có sự sai khác lớn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì mẹ bầu cần lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số vấn đề sức khỏe, cụ thể:

Nếu thai quá lớn sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Hơn nữa, khi kích thước của bé lớn hơn khoảng 3cm so với bảng tiêu chuẩn, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì,... ngay từ trong bụng mẹ.Nếu thai nhi phát triển thấp hơn nhiều so với bảng cân nặng thai nhi, mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành thăm khám xác định nguyên nhân. Thai nhi quá nhẹ cân có thể bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, dễ mắc các bệnh phổi, sức đề kháng kém, thậm chí còn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ sau này.

2. Dấu hiệu về cử động thai


Cử động thai hay còn gọi là thai máy là những cử động của thai nhi trong bụng mẹ như xoay trở mình, động tay chân hay toàn thân mà người mẹ có thể cảm nhận được.


Các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt
Cử động thai là một trong những biểu hiện cho thấy sức khoẻ của thai nhi

Cử động thai là một trong những biểu hiện cho thấy sức khoẻ của thai nhi. Số lần thai máy giảm có thể là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay thai nhi máy yếu có thể do thai suy hay thai đã chết.

Để theo dõi cử động thai, bà mẹ phải chú ý, có sự nhạy cảm để nhận biết thai máy. Đó là những cử động giống như những tiếng gõ nhịp vào thành bụng lệch hay méo về một bên. Không dễ dàng để nhận biết được điều này nhưng các bà mẹ phải học cách để nhận biết, đếm và theo dõi cử động thai mỗi ngày.

Sức khoẻ thai nhi thể hiện ở cử động thai như sau:

Khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút, 3 lần trong một ngày - đây là dấu hiệu thai phát triển tốtNếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần, sản phụ cần đi nằm và đếm cử động thai trong một giờ, hay từ 2-4 giờ.Nếu trong 1 giờ có nhiều hơn 4 cử động thai thì thai nhi khoẻ mạnh.Nếu trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một ngày (thai nhi vẫn khoẻ mạnh).Nếu trong 4 giờ có ít hơn 10 cử động thai, hoặc tất cả những cử động thai yếu, bà mẹ cần nhập viện để theo dõi tình trạng thai nhi thêm bằng những phương pháp khác.

Mẹ bầu cần trang bị những kiến thức về việc theo dõi các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt hay gặp vấn đề gì để kịp thời giải quyết, can thiệp, kết hợp với khám thai định kỳ để có các đánh giá về tình hình phát triển của thai nhi một cách tổng quan, chính xác nhất.

Video đề xuất:


Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Siêu âm thai tại shthcm.edu.vn như thế nào?

Bác sĩ Trần Thị Phương Loan nguyên là Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang; Bác sĩ điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai trước khi là bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế shthcm.edu.vn Phú Quốc như hiện nay.

Xem thêm: Nhìn Lại Scandal Cao Thái Sơn Và Adam Nguyễn Bất Ngờ Làm Lành

Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, shthcm.edu.vn cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
shthcm.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.