
(0)

Mâm cơm cúng giỗ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền. Tùy thuộc vào mỗi vùng, mâm cơm cúng giỗ sẽ khác nhau bởi mỗi vùng mang nét văn hóa, lễ nghi khác nhau. Vậy mâm cơm cúng giỗ gồm những món gì? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc các món ăn truyền thống của từng vùng trong ngày giỗ.
Bạn đang xem: Mâm cơm cúng gồm những món gì
Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc
Trong 3 miền đất nước Việt thì người dân miền Bắc thường cầu kỳ và xem trọng từng chi tiết. Chính vì thế mâm cơm cúng giỗ luôn đảm bảo sự tươm tất nhất, đủ đầy và có rất nhiều món ăn.
Những món ăn trong mâm cúng của miền Bắc thường được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ các món mặn, món thịt, món rau, canh,...

Mâm cúng giỗ tại gia
Cơm trắng, Xôi gấc (ăn kèm với giò, chả)
Xôi vò, chè đường
Thịt quay, Bê thui
Giò lụa hay giò bò
Thịt kho tàu
Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ
Gà luộc
Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào
Miến xào lòng gà.
Mâm cơm cúng giỗ miền Trung
Miền Trung nổi tiếng thật thà, chân chất cùng với sự ảnh hưởng của cung đình, do đó mâm cúng giỗ có phần cầu kỳ. Các món trong mâm cơm cúng giỗ được chia theo 4 nhóm canh, xào, món luộc và món chiên/ nướng.
Vậy ở miền Trung mâm cơm cúng giỗ gồm những món gì? Bao gồm các món thường thấy như sau:
Đối với món canh
Canh khổ qua nhồi thịt.
Canh củ hầm thịt bò.
Canh măng xương.
Canh bún giò hay lòng gà.
Đối với món luộc
Thịt heo luộc
Thịt gà luộc
Thịt vịt luộc.
Đối với món xào
Đậu cove xào
Su su xào
Khoai tây chiên
Xào thập cẩm
Đối với món chiên, nướng
Tôm chiên
Cá chiên
Thịt heo chiên
Chả giò chiên.
Mâm cơm cúng giỗ miền Nam
Người miền Nam lại có lối sống cởi mở và giản dị hơn nhiều so với các miền khác. Mâm cơm cúng giỗ miền Nam thường có phần đơn giản hơn, vẫn là các món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Mâm cúng bao gồm các món sau:
Món kho thường là thịt kho, cá lóc kho với nước dừa.
Món luộc là thịt ba chỉ luộc, xắt mỏng.
Món hầm là thịt heo hầm, thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông.
Món xào bao gồm các món như thịt xào chua, thịt xào mặn với rau cải hoặc tôm xào.

Mâm cỗ giỗ ấm cúng
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ
Mỗi vùng miền có một phong tục tập quán khác nhau, song với truyền thống người Việt, khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ, cần lưu ý:
Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món ăn để làm cơm cúng giỗ.
Trên mâm cơm cúng, không đặt các món gỏi, sống hay có mùi tanh.
Không nên có các món từ cá mè, cá sông.
Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa mới. Nên có bộ bát đũa riêng cho việc cúng bái thì càng tốt. Tránh dùng chung với chén đĩa thừa ngày sử dụng.
Không nên sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để làm mâm cúng giỗ.
Mâm cơm cúng giỗ gồm những món gì? Trên đây là 3 mâm cơm cúng giỗ đặc trưng ở 3 miền đất nước khác nhau trên dải đất hình chữ S. Mỗi một vùng miền sẽ có những nét văn hoá ẩm thực riêng biệt, đặc trưng cho vùng miền khác nhau. Song cho dù mâm cỗ có cầu kỳ sang trọng hay giản đơn bình dị thì những mâm cỗ này đều thể hiện lòng biết ơn, tình cảm của con cháu trong gia đình với bậc tổ tiên đã khuất - là nét văn hoá đặc sắc của người Việt bao đời nay.
Cúng giỗ người đã mất trong gia đình là phong tục truyền thống, một trong những nét đẹp văn hóa đẹp của người Việt Nam.
Mỗi năm, cứ đúng vào ngày mất của người khuất, con cháu trong gia đình sẽ chuẩn bị những lễ vật thật chỉnh chu, tươm tất.
Trong đó, mâm cúng giỗ là được quan tâm và chuẩn bị chu đáo nhất. Những món ăn trên mâm cúng người khuất thường là những cái tên quen thuộc, món ăn truyền thống của người Việt.
Xem thêm: Một khi đàn ông im lặng trong tình yêu có nghĩa là đang bế tắc đến cùng cực
Tuy nhiên, không ai biết mâm cơm cúng gồm những món gì? Vì thế, trong bài viết hôm nay shthcm.edu.vn sẽ hướng dẫn các bạn chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ người mất sao cho đầy đủ, trang trọng!
Mục lục Bấm để xem
1 Ý nghĩa của việc cúng giỗ người đã khuất
2 Mâm cơm cúng gồm những món gì? Mâm cỗ miền Bắc
3 Những lưu ý cần biết khi chuẩn bị mâm cúng giỗ
Ý nghĩa của việc cúng giỗ người đã khuất
Cúng giỗ ông bà tổ tiên – những người đã khuất là phong tục truyền thống có từ lâu đời của người Việt. Nét đẹp văn hóa này được con cháu lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Điều này không chỉ thể hiện sự hiếu kính của con cháu đối với gia tiên mà còn là việc mang đến những may mắn, bình an và hạnh phúc cho những người còn sống.
Tùy thuộc vào văn hóa mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng cho người khuất sẽ có sự khác biệt. Bởi mỗi mâm cơm đều thể hiện được những đặc trưng, văn hóa của con người của mỗi vùng đất.







Hãy lưu ý những điều sau khi chuẩn bị mâm cúng giỗ người khuất. Cụ thể:
Tránh dùng tỏi trong những món ăn có trên mâm cúng.Nên chuẩn bị bát đũa trên mâm cỗ sao cho đồng bộ, tốt nhất là dùng bát đĩa mới. Để thể hiện sự thành kính, gia chủ không nên mua đồ ăn có sẵn hoặc đồ đóng hộp mang lên bàn cúng.Nên lựa chọn những món ăn mà người đã khuất yêu thích thay vì những món lúc còn sống ông bà không ưa. Không được nêm nếm, ăn thử món ăn dành để cúng giỗ. Món ăn cần chế biến sạch sẽ, nấu chín, không được để đồ tanh hôi lên trên bàn cúng.Không dùng bát bị nứt vỡ đưa lên bàn cúng giỗ người đã khuất.Rau củ, cá thịt dùng để nấu nướng phải thật sạch sẽ, tươi ngon mới thể hiện được lòng thành!