*

*
Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC


Tiền tệ xuất hiện từ khoảng năm 3000 TCN dưới dạng tiền xu, sau đó có tiền giấy và ngày nay còn có các loại tiền ảo, tiền mã hóa, và các công cụ ghi nợ khác có công dụng như tiền. Lưu thông tiền tệ là một hoạt động vô cùng cần thiết để kết nối các thị trường với nhau, có thể lưu thông bằng tiền mặt hoặc lưu thông không tiền mặt.

Bạn đang xem: Nguồn gốc của tiền tệ

Theo Các Mác, bản chất của tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, là vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác. Tiền tệ có các chức năng cơ bản là phương tiện lưu thông, phương tiện tích trữ, phương tiện thanh toán, công cụ định lượng giá trị và tiền tệ thế giới.

1. Tiền tệ là gì? Sự ra đời của tiền tệ

*
nguồn gốc bản chất chức năng của tiền tệ

Tiền tệ (tiếng Anh: Currency) là phương tiện thanh toán dùng để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ, được chấp nhận tại một khu vực nhất định hay giữa một nhóm người cụ thể.

Tiền tệ được phát hành bởi một cơ quan Nhà nước chẳng hạn ngân hàng Trung Ương.

Giá trị của tiền tệ không đến từ vật chất tạo ra nó mà theo nền kinh tế và nhà phát hành nó đại diện.

Tiền tệ là gì? Sự ra đời của tiền tệ

Tiền tệ là phương tiện trong quá trình lưu thông kinh tế

Tiền tệ được ra đời như thế nào?

Trong thời cổ đại, người ta không dùng tiền để mua, bán sản phẩm mà dùng đồ vật hoặc sản phẩm khác có giá trị tương đương để trao đổi.

Bắt đầu từ khi con người biết đúc tiền kim loại thì nền văn hóa trên thế giới cuối cùng cũng phát triển, lúc này, giá trị của tiền phụ thuộc vào giá trị của vật liệu làm ra nó.

Vào khoảng năm 3000 TCN, những đồng tiền xu đầu tiên do người Lưỡng Hà sử dụng được sản xuất bằng đồng sau đó là sắt, người ta gọi nó à Siglos hoặc Shekel. Thời bấy giờ, tiền xu rất thuận tiện, thay vì phải cân khối lượng thì người ta chỉ việc đếm chúng. Chính việc này đã thúc đẩy sự mua bán hàng hóa.

Năm 600 - 1455, tiền giấy/giấy bạc lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, lưu hành dưới thời nhà Tống. Còn tại Châu u, năm 1661, ngân hàng Stockhoms Banco ở Thụy Điển cũng phát hành giấy bạc ngân hàng lần đầu tiên. Trong thập niên 1690, tiền giấy trở nên phổ biến tại Mỹ sau khi khu Thuộc Địa Vịnh Massachusetts in ra.

Tiền bắt đầu xuất hiện dưới hình thức tiền đại diện sau một khoảng thời gian dài phát triển. Ngân hàng và các thương gia buôn vàng bán bạc đã phát hành giấy biên nhận cho người gửi, có giá trị quy đổi ra tiền mặt. Các hóa đơn ấy được chấp nhận rộng rãi như một công cụ thanh toán và được sử dụng như tiền.

Mỗi một quốc gia và vùng lãnh thổ độc lập thì đều có đồng tiền riêng để trao đổi, mua bán trong phạm vi lãnh thổ của mình hoặc một đơn vị tiền tệ chung sử dụng cho một cộng đồng các quốc gia, chẳng hạn đồng Euro sử dụng chung cho Cộng đồng Liên Minh Châu u.

Ở thế kỷ 21, ngoài tiền xu, tiền giấy thì còn có tiền điện tử, tiền mã hóa như bitcoin, coupon, vỏ sò, vàng, bạc… Các loại tiền này không tồn tại dưới dạng hiện vật thực tế và không được sự bảo hộ của Chính phủ.

2. Bản chất của tiền tệ là gì?

Theo quan điểm của Các Mác (Karl Marx) thì bản chất của tiền tệ là “một loại hàng hóa đặc biệt”, bởi vì: tiền có giá trị sử dụng đặc biệt, nó thỏa mãn hầu hết các nhu cầu của người sử dụng và người sở hữu, đồng thời nó thể hiện giá trị công dụng có ích của hàng hóa. Các Mác đã nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa cùng sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hóa. Vì vậy, ông đã tìm ra được nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.

Bản chất của tiền tệ là gì?

Tiền tệ là phương tiện thanh toán quan trọng

Theo nhà kinh tế học người Mỹ, Paul Samuelson thì “tiền là thứ dầu bôi trơn trong các guồng máy luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng”.

Còn các nhà kinh tế học hiện đại và Milton Friedman nhận định “tiền là phương tiện thanh toán, nó thực hiện được các chức năng làm trung gian trao đổi, là đơn vị tính toán và là tài sản để tích lũy như của cải. 

Như vậy, tiền tệ mang bản chất là một loại hàng hóa đặc biệt, là vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác. Nó thể hiện lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

3. Các chức năng của tiền tệ

Từ bản chất của tiền tệ suy ra được tiền tệ có chức năng như sau:

Phương tiện lưu thông:

Đầu tiên, nó là trung gian trong việc trao đổi, lưu thông hàng hóa và dịch vụ: Để việc trao đổi hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ diễn ra thuận lợi, công bằng và xuyên suốt cần phải có một công cụ ở giữa định lượng cho giá trị của chúng, công cụ này chính là tiền tệ. Nói cách khác thì tiền tệ chính là phương tiện dùng để thanh toán giao dịch trong nền kinh tế;

Công cụ định lượng giá trị hàng hóa:

Tiền tệ là công cụ định lượng giá trị của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ: Mỗi hàng hóa sẽ được định lượng giá trị bằng tiền tệ cũng giống cách chúng cân đo bằng các đơn vị đo lường khối lượng, sản phẩm có giá trị càng cao thì số tiền sử dụng để trao đổi càng lớn;

Giá trị của hàng hóa khi được ước lượng bằng tiền tệ gọi là giá cả. Giá cả này chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như giá trị hàng hóa đó, giá trị của tiền tệ cũng như quan hệ cung-cầu hàng trên thị trường.

Các chức năng của tiền tệ

Tiền tệ có chức năng quan trọng và không thế thay thế trong quá trình lưu thông hàng hóa

Phương tiện cất trữ:

Tiền tệ là một loại tài sản có thể tích lũy: lúc này, tiền được rút khỏi lưu thông và đem cất trữ. Lượng tiền tích trữ càng lớn thì của cải, vật chất trong xã hội càng lớn, nó là minh chứng tài sản Có của xã hội. Tuy nhiên, còn tùy vào từng nền kinh tế, các chính sách của quốc gia cũng như tỷ lệ lạm phát mà việc tích trữ tiền có nhiều thay đổi.

Để làm được chức năng này, tiền phải có đủ giá trị. Tiền trong lưu thông sẽ tự thích ứng với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ sẽ được đưa vào lưu thông và ngược lại, sản xuất giảm, lượng hàng hóa ít đi thì một phần tiền sẽ rút khỏi lưu thông và chuyển vào cất trữ. 

Phương tiện thanh toán:

Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó chắc chắn nảy sinh công nợ - tức là không trả tiền ngay mà nợ lại, trả vào dịp khác. Người bán trở thành chủ nợ, người mua là con nợ. Nếu đến kỳ thanh toán mà giao dịch vẫn chưa hoàn tất thì khả năng khủng hoảng kinh tế sẽ tăng cao. Tiền chính là phương tiện để thanh toán cho tất cả các vấn đề, bạn hoàn toàn có thể trả tiền cho sản phẩm và dịch vụ bằng tiền mặt, tiền chuyển khoản, thẻ tín dụng hoặc séc…

Tiền tệ thế giới:

Mối quan hệ buôn bán giữa các quốc gia được hình thành thì tiền tệ sẽ thực hiện chức năng là tiền tệ thế giới. Đây chính là cơ sở thanh toán quốc tế. Loại tiền này sẽ được thế giới công nhận là đồng tiền thanh toán quốc tế, việc đổi tiền giữa các quốc gia với nhau sẽ tuân theo tỷ giá hối đoái (chênh lệch giá cả đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền cả quốc gia khác). Dựa vào nền kinh tế các quốc gia khác nhau nên tỷ giá hối đoái cũng khác nhau.

Tiền là hình thái không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Nhờ có sự xuất hiện của tiền mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế có thể thỏa mãn các mục đích của mình một cách đơn giản. Vậy nguồn gốc của tiền tệ là gì? Cùng shthcm.edu.vn tìm hiểu nhé

*

Tiền là gì?

Tiền (money) là tài sản được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các tài sản hiện vật khác được định giá bằng tiền và trao đổi nhau thông qua việc sử dụng tiền làm ước số chung, nghĩa là mọi thứ (hiện có, nhưng không có nhu cầu), được đổi ra tiền, sau đó mới được đổi sang thứ khác chứ không trao đổi trực tiếp như hình thức trao đổi hiện vật.

Việc sử dụng tiền làm phương tiện thanh toán cho phép nền kinh tế sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên môn hóa trong sản xuất, giảm bớt thời gian và nỗ lực mà người bán và người mua phải sử dụng để tiến hành trao đổi với nhau (tức giảm thời gian và chi phí giao dịch).

Các chức năng quan trọng khác của tiền là phương tiện cất giữ giá trị hay sức mua - tức tiền có thể giữ trong một thời gian và sử dụng để thanh toán các khoản mua hàng tương lai - và đơn vị tính toán, tức tiền được sử dụng để tính toán và ghi chép giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một thời kỳ, chẳng hạn GDP.

Nguồn gốc của tiền tệ

Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.

Có 4 hình thái giá trị:

Hình thái giá trị đơn giản: xuất hiện khi xã hội Công xã nguyên thủy tan rã, sự trao đổi mang tính ngẫu nhiên.Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi sản xuất hàng hóa phát triển hơn, số lượng hàng hóa được đem ra trao đổi nhiều hơn, một hàng hóa có thể trao đổi được với nhiều hàng hóa khác.Hình thái chung của giá trị: giá trị của hàng hóa thể hiện ở một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Người ta mang hàng hóa của mình đổi lấy vật ngang giá chung, rồi dùng vật ngang giá chung đổi lấy thứ hàng hóa mình cần. Các địa phương, vùng khác nhau thì hàng hóa làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.Hình thái tiền tệ: Có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương khó khăn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Ban đầu, vật ngang giá chung cố định là vàng và bạc, hình thái của giá trị xuất hiện. Những vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng.

*

Bản chất của tiền tệ là gì?

Với câu hỏi này, học viên cần so sánh quan điểm của K. Marx với một vài quan điểm khác:

Quan điểm của K.Marx: Tiền là “hàng hóa đặc biệt” bởi lẽ: Tiền có giá trị sử dụng đặc biệt (giá trị sử dụng là công dụng có ích của hàng hóa); Tiền tệ thỏa mãn hầu hết nhu cầu của người sở hữu.Quan điểm của P. Samuelson: "Tiền là thứ dầu bôi trơn" trong guồng máy luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng.Quan điểm của M. Friedman và các nhà kinh tế học hiện đại:" Tiền là các phương tiện thanh toán" có thể thực hiện được các chức năng làm trung gian trao đổi, đơn vị tính toán và có thể tích lũy của cải. Tiền tệ ra đời kết quả tất yếu của sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại.

Tham khảo thêm thông tin tuyển sinh tại Thủ Đức, TP.HCM

Các chế độ của tiền tệ:

Chế độ đơn bản vị ( chế độ một bản vị – monometallism).

Đơn bản vị là một chế độ tiền tệ lấy một thứ kim loại làm vật ngang giá chung.

Trong một đơn vị bản vị, vật ngang giá là vật liệu đúc tiền có thể là kẽm, đồng, bạc hoặc vàng.

Nếu chế độ bản vị với kẽm hoặc đồng làm bản vị và trở thành tiền đúc, người ta gọi đó là chế độ lưu thông tiền kém giá. Phản ánh đặc trưng của nền kinh tế hàng hóa kém phát triển từ phương thức sản xuất trở về trước.Nếu chế độ đơn bản vị với vật ngang giá là bạc hoặc vàng. Và sự xuất hiện tiền đúc bằng bạc hoặc vàng, người ta gọi đây là chế độ lưu thông tiền đủ giá.

Chế độ song bản vị ( chế độ 2 bản vị – Bimetallism).

Là chế độ tiền tệ mà vàng và bạc đều được sử dụng với tư cách là tiền tệ. Vàng và bạc đều là vật ngang giá đều thực hiện chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông với quyền lực ngang nhau.

Trong chế độ này tièn đúc bằng vàng và bạc đều đúc tự do và thanh toán không hạn chế.

gồm 2 chế độ:

Bản vị song song: Là bản vị mà theo đó tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo giá thực tế của nó. Nhà nước không can thiệp, làm xuất hiện2 thước đo giá trị và do đó có 2 hệ thống giá cả.Bản vị kép: Là song bản vị, nhưng tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo tỉ giá đã được nhà nước quy định, tỉ giá giữa vàng và bạc do nhà nước quy định gọi là tỉ giá pháp định, có hiệu lực trong cả nước.

 Việc quy định tỉ giá xác định rõ ràng là nhằm khắc phục những rối loạn của chế độ bản vị song song. ).

Ví dụ: năm 1792, 1 USD vàng bằng 1.603 gam vàng ròng; 1 USD bạc bằng 24,06 gam bạc ròng. Do đó, trọng lượng 1 USD bạc bằng 15 lần trọng lượng 1 USD vàng. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh, Hoa Kỳ trước thế kỷ 19.

Chế độ bản vị vàng ( gold standard).

Bản vị vàng là đồng tiền của một nước được đảm bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật. Những yếu tố cần thiết của bản vị tiền vàng gồm:

Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng.Tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỉ lệ đã quy định.Tiền vàng được lưu thông không hạn chế.

Chế độ bản vị tiền vàng được sử dụng phổ biến ở các nước trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

*

Chế độ bản vị vàng thỏi:

Bản vị vàng thỏi cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không đúc thành tiền. Vàng không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài.

Chế độ bản vị vàng hối đoái:

Là chế độ bản vị trong đó tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng VD: Dola Mỹ, Bảng Anh, …..

Chế độ bản vị ngọai tệ:

Đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó phải là các ngoại tệ mạng và được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Chế độ này sử dụng phổ biến ở những nước có ít vàng hoặc bị lệ thuộc vào nước khác. Chế độ này từng được áp dụng từ 1944-1971. Bắt đầu sụp đổ từ 1960.

Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng:

Dưới chế độ này, đơn vị tiền tệ của một quốc gia không được chuyển đổi ra kim loại quý. Theo đó, vàng bị rút ra khỏi lưu thông trong nước, tiền giấy không được đổi ra vàng và vàng chỉ được dùng để thanh toán quốc tế. Chế đô này phổ biến vào những năm 1930.

Xem thêm: Thất hình đại tội phần 4 ) tập 1, thất hình đại tội phần 4

Với những chia sẻ của shthcm.edu.vn chắc hẳn các bạn đã hiểu tiền tệ là gì nguồn gốc cũng như các chế độ của tiền tệ đúng không nào? Niềm tin chính là cơ sở của tiền tệ hiện nay, kể cả tiền kĩ thuật số. Nếu một ngày nào đó, không ai tin vào giá trị của một loại tiền nào đó thì tiền đó chắc chắc bị sụp đỗ.