Chinh phục những ngọn núi hùng vĩ là ước mơ, khao khát của biết bao bạn trẻ. Nếu tuổi trẻ của bạn vẫn đong đầy nhiệt huyết và sự liều lĩnh thì hãy cùng Viettrekking khám phá, chiêm ngưỡng 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam nhé.

Bạn đang xem: Các đỉnh núi cao trên 2000m ở việt nam

1. Fansipan 3143m (Lào Cai)

Ngọn núi cao nhất Việt Nam, hay còn gọi là nóc nhà Đông Dương. Với độ cao 3143m so với mực nước biển, Fansipan là điểm hẹn của rất nhiều nhà leo núi cả trong và ngoài nước.Nằm cách thị trấn Sapa khoảng 10km, ngọn núi này có nhiều tuyến đường chinh phục nhưng được lựa chọn nhiều nhất vẫn là tuyến Trạm Tôn (2 ngày 1 đêm), sau đó là Cát Cát (3 ngày 2 đêm).Đặc biệt hơn, tuy là ngọn núi cao nhất nhưng Fansipan lại là ngọn núi thuộc top dễ về độ khó khi chinh phục. Vì vậy, nếu là người mới bắt đầu trải nghiệm trekking thì các bạn nên lựa chọn đỉnh cao này nhé. 

*

Fansipan là đỉnh núi cao nhất Đông Dương

2. Pusilung 3083m (Lai Châu)

Ngọn núi cao thứ hai của Việt Nam, được mệnh danh là nóc nhà của biên giới với độ cao 3083m, thuộc khu vực Mường Tè, Lai Châu. Đây là một trong những ngọn núi mà các bạn sẽ phải dành nhiều thời gian nhất do quãng đường trekking rất dài, có thể nói là dài nhất trong các ngọn núi thuộc top 10. Đỉnh cao này cũng nằm ở biên giới Việt – Trung và đường chinh phục có đi qua cột mốc 42, vì vậy trước khi chinh phục các bạn cần được sự đồng ý của Đồn biên phòng Pa Vệ Sử quản lý biên giới tại nơi đây.

*

3. Putaleng 3049m (Lai Châu)

Ngọn núi cao thứ ba của Việt Nam có độ cao 3049m. Tuyến đường chinh phục thường được lựa chọn của ngọn núi này xuất phát từ xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường của thành phố Lai Châu. Và điểm kết thúc nằm ở xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu.Hành trình chinh phục đỉnh cao này đi xuyên qua cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng. Rêu và địa y phủ gần như kín các thân cây cổ thụ đến cả những tảng đá.Qua những đoạn suối trong vắt róc rách chảy, rừng trúc thâm u, những gốc cây đỗ quyên cao nghều thả xuống cả thảm hoa rực rỡ và êm ái. Qua những con dốc liên tiếp vắt kiệt sức người đi… và qua đủ mọi cung bậc cảm xúc suốt chặng hành trình.

*

Ngọn núi cao thứ tư của Việt Nam ở độ cao 3046m, là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu.Đây là ngọn núi mà tên của nó bị nhầm với tên của một ngọn núi khác, nhưng do đã quá phổ biến nên việc đính chính lại tên của nó rất khó. Vì vậy cái tên Bạch Mộc Lương Tử đã được sử dụng như một tên chính thức của nó cho đến tận thời điểm này.Tên gọi chính xác của nó là Ky Quan San với điểm xuất từ bản Ky Quan San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Đỉnh cao này hiện trở thành một địa điểm “hot” không kém so với Fansipan, vì nó là một trong những điểm ngắm mây đẹp nhất trên những ngọn núi cao của miền bắc Việt Nam. Có thể nói “bình minh trên mây cao” đã trở thành thương hiệu của ngọn núi Bạch Mộc này.

*

Ngọn núi cao thứ năm của Việt Nam với độ cao 3012m. Hành trình chinh phục nằm ở tuyến đường biên giới Việt – Trung và có đi qua cột mốc số 79, cũng là cột mốc cao nhất của Việt Nam (độ cao 2880m).Đỉnh cao này thuộc địa phận Phong Thổ, Lai Châu và cũng là một trong những ngọn núi trở thành đề tài được tranh luận nhiều nhất do tên gọi của nó. Tên gọi được phổ biến đầu tiên của nó là Khang Su Văn (có thể do bị nhầm với đèo Khang Su Văn?), sau đó nó được đính chính lại là Phàn Liên San, và cho đến thời điểm hiện tại thì tên chính thức của nó vẫn chưa được công bố.Tuy nhiên, đỉnh cao này hiện đã được đặt chóp inox với cái tên Khang Su Văn (của một nhóm leo núi) và có lẽ nó sẽ trở thành cái tên chính thức cho đỉnh núi cao này nếu như vẫn chưa có sự đính chính đến từ các chuyên gia trong cộng đồng leo núi.

*

6. Tả Liên Sơn 2996m (Lai Châu)

Đỉnh núi có tên gọi khác là Cổ Trâu có lẽ vì từ bản nhìn lên, đỉnh núi cao vời vợi, kiêu hãnh như sống lưng của loài trâu mộng sống trong khu rừng nguyên sinh dưới chân núi nên Tả Liên Sơn.Độ cao ghi nhận trên đỉnh Tả Liên là 2996m và trở thành ngọn núi cao thứ 6 của Việt Nam, thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu.Khu rừng Tả Liên với thảm thực vật nguyên sinh đa dạng sẽ khiến các bạn phải ngạc nhiên. Những tán cây cổ thụ xum xuê, thân to lớn mà rêu phong và dương xỉ phủ kín khiến tất cả như biến thành khung cảnh cổ tích, huyền bí. Bao thảm hoa trà rụng trắng lối, lá phong đỏ rực và cả thảm rêu xanh quyến rũ một màu tươi mới. Những thân cây leo bám chằng chịt lên phiến đá trông không khác gì xúc tu của một loài động vật lạ, sẵn sàng vươn mình nuốt trọn kẻ vượt núi tìm rừng.Từ trên cao bạn có thể nhìn thấy khá rõ thành phố Lai Châu nhỏ bé mà xinh đẹp giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ.

*

Đỉnh Tà Chì Nhù là ngọn núi cao thứ bảy của Việt Nam với độ cao 2979m, nằm trong khu vực bản Xà Hồ, Trạm Tấu, Yên Bái. Ngọn núi này là một trong những địa điểm săn mây lý tưởng, hay còn được gọi với cái tên “Thiên đường mây nơi hạ giới”. Tuy nhiên, vào thời điểm chưa phải mùa săn mây thì ngọn núi này còn được mệnh danh “Vương quốc nắng và gió” bởi địa hình chủ yếu là đồi trọc nên hầu như ko có điểm tránh nắng. Bạn cũng có thể bắt gặp rất nhiều loại gia súc như ngựa hoặc dê được đồng bào dân tộc nuôi rất nhiều ở đây. Ngọn núi này có tên chính xác là Phú Lương (Theo như trên bản đồ quân sự Mỹ 1975 là PHU LUONG), nhưng cái tên Tà Chì Nhù đã quá phổ biến tới cộng đồng dân leo núi nên giờ nó được sử dụng như một tên gọi chính thức cho đỉnh núi này.

*
8. Pờ Ma Lung 2967m (Lai Châu)Độ cao: 2967mĐịa điểm: bản Lang, xã Bản Lang huyện Phong Thổ, tỉnh Lai ChâuĐịa hình: địa hình dốc dài, đi dọc suối và thác, dốc caoNgày di chuyển: 3 ngày 2 đêmThời gian đi lý tưởng: từ cuối tháng 10 đến hết tháng 4 năm sauChiều dài 2 chiều: ~44kmĐộ khó: 4 – Thách Thức
*

Facebook của Em ý – Một người Tuyệt vời: https://www.facebook.com/moclago

Bài viết này sẽ tóm gọn nhất về đặc điểm của 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam tính đến tháng 11.2021, theo độ khó.

*
6. Tà Xùa 2865m (cao thứ 13 Việt Nam – độ khó nhóm 5)
*
Tổng quan

Cũng có sống khủng long, cũng có biển mây đẹp nhưng lại ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái chứ không phải Sơn La, và phải leo sấp mặt lộn. Rất nhiều người đã nhầm lẫn đỉnh núi này với xã Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La, cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Độ khó của Tà Xùa có thể xếp lên nhóm 3 nếu đi đầy đủ cả 3 đỉnh thuộc dãy núi này, còn hiện tại xếp ở nhóm 4 vì đa phần mọi người sẽ chỉ đi lên đỉnh cao nhất là đỉnh có cao độ 2865m, men theo sườn đỉnh 1 và ở phía ngược lại với đỉnh 2 thấp hơn. Vì thế còn có tên gọi là “Tà Xùa 3 đỉnh”. Đây là một trong những đỉnh mình thích đi nhất, sau Bạch Mộc Lương Tử.

*
Nổi bậtBiển mây tuyệt đẹp và thơ mộng, cao hơn hẳn Tà Xùa Sơn La và cũng chưa bị du lịch hóa, sẽ chỉ có biển mây với cây rừng và đá mà thôi.Đi qua bản Tà Xùa của người Mông yên bình, hiếu khách.Có tảng đá đầu rùa cực đẹp nằm giữa thảo nguyên cỏ ở độ cao khoảng 2000m, view ngắm cảnh cực phê.Sống khủng long của Tà Xùa có lẽ là sống “khủng” nhất về độ dốc và sự hiểm trở, với khoảng 2km chiều dài lên xuống, chỉ có 1 con đường nhỏ đi giữa sống núi, 2 bên là vực. So với sống khủng long này, thì chúng tôi gọi sống khủng long bên Tà Xùa Sơn La là sống thằn lằn mà thôi.Có khu rừng đỗ quyên phủ rêu gần đỉnh 3 với nhiều dáng cây độc đáo, ngoằn ngoèo, đến mức “ma mị”, khác hẳn rừng Putaleng, rừng Tả Liên.Lán nghỉ gần sống khủng long, có thể ngắm cả bình minh, hoàng hôn và trời sao vào ban đêm.Có thể leo vào mùa hè, không lo sạt lở và lũ vì không băng qua suối lớn.Gần Hà Nội, đi khoảng 230km là tới Trạm Tấu, đường vào bản cũng dễ đi, khi leo xong về Trạm Tấu còn có suối khoáng nóng để tắm nữa.
*
Bức ảnh gây nhầm lẫn khá nhiều giữa Tà Xùa Yên Bái và Tà Xùa Sơn LaHạn chếKha khá dốc gắt. Nếu như trước 2020 chưa làm đường mới từ bản lên đến đầu rùa mà vẫn phải đi con đường cũ với dốc gần như dựng đứng thì chắc chắn xếp Tà Xùa vào nhóm độ khó 3 luôn.Ít suối, điều kiện sinh hoạt bị hạn chế. Vì suối ở quá thấp nên không thể đặt lán nghỉ gần suối được, sẽ phải đi lên đi xuống rất mất sức và thời gian, nên lán ở Tà Xùa bị hạn chế về nước sinh hoạt. Để có nước cho khách dùng và nấu ăn, porter phải mang can 15 lít bỏ vào gùi xuống suối lấy nước mang lên, mỗi lần đi và về mất cả 20,30 phút, cực hơn các núi khác rất nhiều. Chỉ có nước nấu ăn, đánh răng rửa mặt, không có nước để tắm, rửa chân tay. Gần đây thì đã có máy bơm nước từ dưới suối lên, tuy nhiên vẫn rất hạn chế, nhiều khi máy hỏng thì lại phải lấy nước thủ công.Đường sẽ trơn trượt dễ ngã nếu có mưa, qua sống khủng long gặp gió to sẽ khó đi hơn.7. Lùng Cúng 2913m (cao thứ 11 Việt Nam – độ khó nhóm 6)
*
Tổng quan

Thêm một đỉnh núi khá ít thông tin thuộc địa phận xã Nậm Có, huyện Văn Chấn, Yên Bái. Đỉnh Lùng Cúng nằm trên đường biên giữa tỉnh Yên Bái và phía Nam của tỉnh Lào Cai, đường đi phổ biến nhất hiện tại là từ xã Tú Lệ vào. Lùng Cúng từng nằm trong top 10 về độ cao nhưng bị đánh bật ra bởi những đỉnh mới như Pờ Ma Lung, Tả Liên. Sở dĩ đỉnh này ít thông tin và người leo do có vụ lùm xùm về an ninh giữa người leo núi và dân bản cách đây khoảng 2,3 năm, nhưng giờ đây đã leo được bình thường và là một đỉnh có cảnh quan hấp dẫn là đằng khác.

Nổi bậtCảnh quan khá đa dạng, từ đồng cỏ, rừng, suối, nương thảo quả, rừng trúc…Rừng Lùng Cúng còn khá nhiều cây lớn, cũng phủ rêu xanh do độ ẩm cao, không đạt mức ảo diệu như Putaleng, nhưng cũng khá đẹp và bắt mắt.Điều làm mình cực kì bất ngờ là băng qua những khu rừng già và rừng trúc thì đột nhiên trên gần đỉnh lại là một đồng cỏ rộng lớn, view thoáng 360 độ, lại càng đẹp hơn nếu có biển mây xung quanh nữa.Đường đi một lối và về một lối khác, băng ngang qua thung lũng Tà Cồ Y, là một cánh đồng cỏ nằm lọt thỏm bên trong những dãy núi cao, rất đẹp.Yên Bái nổi tiếng với táo mèo, vì thế nếu đi tầm tháng 9 thì tha hồ táo mèo mà ăn nhé, táo mèo ở đây có vị chua duôi duổi, không chua và chat như một số nơi khác.Đã có lán nghỉ từ cuối năm 2019, các điều kiện ăn nghỉ đã thoải mái hơn trước rất nhiều.Đi từ Tú Lệ nên lúc trek ra thì còn có thể thưởng thức các đặc sản của người Thái ở Tú Lệ nữa.Có thể nói Lùng Cúng là một Bạch Mộc Lương Tử thu nhỏ.
*
Hạn chếVì là đỉnh mới (về lịch sử trek) nên chất lượng porter còn chưa ổn lắm, nhưng hãy thông cảm cho họ, dần dần cũng sẽ chuyên nghiệp lên thôi.Đường đi từ Tú Lệ vào chân núi khá xấu một phần đường đất trơn do hay gặp sương, một phần hay bị sạt và phá do nước suối lớn.Dốc gắt từ đoạn suối lên tới lán nghỉ, khá ít chỗ bằng phẳng để dừng chân, còn lại đường sẽ thoải hơn và đơn giản hơn.8. Tà Chì Nhù 2979m (cao thứ 7 Việt Nam – độ khó nhóm 6)
*
Tổng quan

Nếu muốn có nhiều view thoáng, đẹp và ảo, hãy đi Tà Chì Nhù. Nóc nhà của tỉnh Yên Bái, đường đi từ xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Còn có tên gọi khác như Phú Lương, Chung Chùa Nhà.

*
Nổi bậtView cực kì thoáng, góc nào cũng có thể chụp hình. Có chung biển mây với đỉnh Tà Xùa là thung lũng nhìn xuống thị trấn Trạm Tấu, còn có view nhìn sang phía Nghĩa Lộ, khi lên đỉnh thì còn có view nhìn sang hướng ngược lại là Mường La của Sơn La. Những cánh đồng cỏ bát ngát với đàn ngựa, bò, dê nhởn nhơ gặm cỏ ở độ cao trên 2000m là đặc sản của Tà Chì Nhù.Dễ dàng có biển mây. Vào mùa mây từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau thì ở Tà Chì Nhù rất dễ dàng để gặp biển mây, một phần do đỉnh này thoáng và có view ra nhiều thung lũng mây, một phần do vị trí mà nhiều khi gió thổi mây từ bên Sơn La sang khiến đỉnh Tà Xùa mịt mù thì đỉnh Tà Chì Nhù ở phía ngoài không bị.Đặc sản thứ 2 là cánh đồng hoa dại màu tím bạt ngàn vào mỗi độ cuối tháng 9, đầu tháng 10 tô điểm thêm cho sự thơ mộng của quả núi này.Gần với đỉnh Tà Xùa, dễ dàng đi từ Hà Nội, có thể kết hợp đi combo cả 2 đỉnh này luôn nếu có thời gian.
*
Mùa hoa dại tím Tà Chì NhùHạn chếNước ít. Chỉ có một rạch nước nhỏ ở khu vực cắm trại đủ để nấu ăn và vệ sinh, rửa ráy chân tay.Ít cây. Hầu như trên đường đi không có rừng cây lớn, từ khu cắm trại lên thì trọc lóc toàn đồng cỏ do trước đây khu vực trên này từng bị cháy rừng, giờ là khu chăn thả ngựa, dê, trâu bò của người Mông trong khu vực này. Vì thế hôm nào trời nắng sẽ rất là tốn nước và tốn sức.Gió to, một phần cũng là do không có rừng, trên cao nên gió thổi rất lớn. Lán nghỉ trên này từng bị bay nóc một lần rồi, ở khu cắm trại thì gió có thể thổi sập lều nếu không cắm chắc chắn. Sau một đêm tỉnh dậy thì kiểu gì mặt cũng đầy bụi đất đỏ dù ở trong lều, trong lán. Đường lên đỉnh thì có hôm gió có thể thổi xiêu người, nên xếp thành hàng, cầm tay nhau mà đi.Dốc gắt ngay từ đầu khi vừa đi qua khu mỏ chì. Đoạn gọi là khu đồi 2 cây dốc cực gắt và đường nhỏ, lại sát ngay mép vực, đất bở, kiểu vụn đá bị phong hóa chứ không phải đất sét chắc chân, vì thế lúc đi xuống có cảm giác khá là sợ.Tình trạng quá tải chỗ ở trên núi thường xuyên xảy ra vào tầm tháng 10, tháng 11. Do lúc đó có mùa hoa dại tím đẹp và dễ dàng gặp mây.9. Khang Su Văn 3012m (cao thứ 5 Việt Nam – độ khó nhóm 7)
*
Tổng quan

Cũng là một đỉnh nằm trên đường biên giới Việt – Trung thuộc địa phận xã Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đỉnh này đã sớm xác định được vị trí và độ cao do là một mốc quan trọng trong việc phân định biên giới 2 nước, đường đi qua mốc số 79, là mốc giới nằm ở cao độ cao nhất Việt Nam.

*
Nổi bậtCó con thác lớn ngay ngày đầu xuất phát, có sân đá lớn chừng 50m vuông khá bằng phẳng trước thác, tạo view chụp hình khá đẹp.Thế giới của thảo quả – một loại cây có quả dùng để làm gia vị mà người dân tộc hay trồng trong rừng. Những nương thảo quả rộng bạt ngàn đi mỏi chân không hết, nằm dưới những tán rừng cổ thụ. Có thể cắm lều giữa nương thảo quả, đốt lửa nấu ăn ven suối rất “tình”.Đi qua mốc 79 – mốc biên giới có cao độ cao nhất Việt Nam.Có đỗ quyên vàng vào khoảng tháng 5.Rừng nguyên sinh còn nhiều, nhưng không có gì quá nổi bật. Nếu bạn đã đi Putaleng, Tà Xùa, Bạch Mộc thì rừng ở đây có thể coi là bình thường, đơn giản là nhiều cây thôi.
*
Rừng Khang Su VănHạn chếKhó khăn trong việc xin phép leo. Từ nửa cuối năm 2019 thì đỉnh này đã bị cấm không cho leo vì vị trí địa lý (chưa biết bao giờ sẽ mở lại hoặc có thể không cho leo nữa), nếu tự lên và xin qua xã thì khả năng phải quay về là cực cao, còn để chắc chắn thì hãy xin được giấy phép từ Ban chỉ huy quân sự tỉnh Lai Châu dưới thành phố.Đường tiếp cận khó. Nếu đi từ Sapa là 140Km đường đèo, đi từ sáng thì phải tới trưa mới tới được xã Pa Vây Sử.Đoạn từ chỗ kết thúc nương thảo quả để đi lên đỉnh dốc cực gắt và dài, đu bám các kiểu, lên tới gần mốc 70 mới hết, đường lại rậm rạp. Đây là một trong những đoạn dốc gắt nhất mà mình biết. Còn các đoạn còn lại thì thoai thoải, có dốc cũng bình thường.10. Ngũ Chỉ Sơn 2858m (cao thứ 15 Việt Nam – độ khó nhóm 7)
*
Tổng quan

Đỉnh núi có hình dáng độc đáo nhất Việt Nam, với khối núi như 5 ngón tay chỉ thẳng lên trời. Nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, một bên là xã Tả Giàng Phình của Sapa, và một bên là xã Chu Va của huyện Tam Đường.

Xem thêm: 10 lời nhắn nhủ bản thân trong những lúc khó khăn, tự tử và những điều cần biết

*
Nổi bậtView núi độc đáo, nhìn từ xa đã thấy sự hùng vĩ và choáng ngợp chứ chưa nói đến cảm giác khi leo.Từ bãi đất điểm camp, dốc núi gần như dựng đứng chứ không còn gọi là gắt nữa, cảm giác rất mạnh khi leo những dốc núi phải dùng dây hỗ trợ, tay bám cầu thang, chui qua những khe núi chỉ vừa một thân người.View trên đỉnh cũng rất đẹp khi có thể nhìn thấy mấy đỉnh thấp hơn của bàn tay ở xung quanh, và tất nhiên là xung quanh sẽ toàn là vực.Có thể đi lối Tả Giàng Phình vào hoặc lối từ Chu Va. Phía Chu Va rừng rất đẹp, có nhiều suối và thác. Mùa lúa chin tầm cuối tháng 8, đầu tháng 9 thì đi lối Tả Giàng Phình sẽ qua những thửa ruộng bậc thang vàng óng.Bạn sẽ cảm nhận được thế nào là mây táp vào mặt, vì thường xuyên có mây bay từ phía Lai Châu qua đỉnh sang bên Lào Cai, và bay rất nhanh do đỉnh thoáng và khe núi hẹp.
*
Len lỏi trong những khe núi nhỏ hẹpHạn chếKhông dành cho những bạn sợ độ cao.Điểm camp rất nhỏ, chỉ cắm được khoảng 2 lều 4, ít nước.