Chụp lại hình ảnh,

Anh H, chị Bích Ngọc, anh Nhật Nam (từ trái sang phải) từng là thực tập sinh tại Nhật Bản


Lẩn trốn cảnh sát khi đi trên phố, không được phép ngã bệnh, làm những việc người Nhật "không thèm làm" là tình cảnh hiện nay của một số lao động bất hợp pháp Việt Nam tại Nhật Bản.

Bạn đang xem: Thực tập sinh


Ông Lê Hùng, người có 17 năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại Nhật Bản nói với BBC News Tiếng Việt, "Đúng hơn nên gọi là chế độ thực tập sinh vì chỉ còn nước Nhật duy trì. Đưa người nước ngoài sang trên danh nghĩa là học nghề, học kỹ thuật nhưng trên thực tế là lao động".


Dù không thể đại diện cho hơn 200 ngàn thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản, ba câu chuyện sau đây tiếp tục cho thấy những góc tối của chương trình này.


Anh H, 38 tuổi quê ở Hà Tĩnh đến Nhật Bản dạng thực tập sinh vào cuối năm 2019. Anh gom góp vay tiền khoảng 120 triệu đồng để lo cho chuyến đi, thông qua sự giới thiệu từ trung tâm Nhật ngữ Tri Thức ở tỉnh Đồng Nai.


"Trong hợp đồng lao động ghi là tôi sẽ vận hành máy công trình nhưng sang Nhật thì tôi bị bắt đẩy xe rùa. Được ba tháng thì họ bắt tôi đi hàn xì. Đa phần theo tôi là lỗi môi giới hợp đồng, nói một đường làm một nẻo, họ lấy tiền rồi nên tôi có khiếu nại thì cũng vậy thôi."


"Vì tôi không biết tiếng Nhật nên gặp xích mích, gây chuyện, đánh nhau với người Nhật làm chung, rồi phải lên đồn cảnh sát. Người Nhật cũng có ác cảm khi tôi đòi tăng lương. Một tháng tôi nhận được hơn 107.000 yên. Tôi làm được ba tháng rồi trốn ra ngoài cho đến nay", anh H kể lại.


Quá hạn visa 2 năm, anh H đang sống cùng với các lao động Việt Nam bất hợp pháp khác tại thành phố Himeji, tỉnh Hyogo.


*

Nguồn hình ảnh, Anh H


Cho tôi xem video ăn mì gói trong khi tuyết rơi tại một công trình xây dựng, anh H cho biết cuộc sống của người lao động bất hợp pháp rất vất vả và chỉ làm những việc người Nhật "không thèm làm".


"Rất nhiều người bị chèn ép, phải qua 'số cái' . Môi giới là người Nhật và có cả người Việt. Ví dụ người môi giới nhận 13-14.000 Yên Nhật từ công ty, thì trả cho chúng tôi khoảng 10.000 thôi. Lao động bất hợp pháp thì chỉ đi làm nghề giàn giáo, dỡ phá nhà, công trình xây dựng, làm rác, những nghề vất vả nhất mà người Nhật không thèm làm..."


Cố gắng tìm cách ở lại Nhật từ khi visa hết hạn vào năm 2020 cho đến nay, anh H xoay sở làm đủ nghề từ bốc rác, dỡ phá công trình, nặng lượng mặt trời.


"Tôi làm nhiều việc lắm, thu nhập thì đỡ hơn công ty trước. Một tháng kiếm tầm khoảng hơn 170.000 yên, tôi gửi về nhà khoảng 100.000 yên để nuôi con. Cảnh sát Nhật bắt suốt nên đi ngoài đường phải để ý chứ, phải tránh vì họ bắt nhiều. Tôi lên đồn cảnh sát gần 10 lần, lúc còn dịch Covid thì không máy bay về nên được cấp tem ba tháng và cứ ở như vậy."


Các lao động bất hợp pháp do không thể mua bảo hiểm nên ngã bệnh đối với họ là điều không được phép xảy ra. Đã có trường hợp thực tập sinh Việt Nam tử vong vì không thể đến bệnh viện.


"Ở đây không được ngã bệnh. Thuốc men thì gửi từ Việt Nam sang hay tôi mua thuốc để đó chứ không thể nào có bảo hiểm. Tôi ở lại bất hợp pháp thì phải chịu thôi... Khi nào cảnh sát bắt thì thôi. Về Việt Nam, tôi sợ không có việc gì làm để nuôi con", anh H cho biết.

Thời gian thực tập có được xem như thời gian thử việc hay không? Em là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, hiện em đã đi thực tập ở công ty được hơn 4 tháng, tuy nhiên công ty yêu cầu em cần phải có thời gian thử việc thêm 2 tháng nữa thì mới được ký hợp đồng lao động chính thức, em muốn hỏi công ty yêu cầu như vậy đúng hay sai ạ? Em xin cảm ơn - Câu hỏi của bạn Quỳnh (TPHCM)
*
Nội dung chính

Phân biệt thực tập và thử việc như thế nào?

Hiện nay không có văn bản quy định về chế độ thực tập, còn Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ thử việc.

Có thể phân biệt 2 chế độ dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Thử việc

Thực tập

Khái niệm

Thử việc là khoảng thời gian làm việc tại một công ty, tổ chức nhằm đánh giá trình độ, năng lực trước khi được ký hợp đồng trở thành nhân viên chính thức.

Thực tập là nhằm nâng cao kỹ năng thực hành, kinh nghiệm và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Công việc

Công việc sẽ được thoả thuận trong hợp đồng thử việc. Thông thường, trong quá trình thử việc, bạn sẽ được giao những công việc tương tự như khi làm chính thức

Công việc trong quá trình thực tập cũng được thoả thuận trước giữa hai bên. Ngoài ra, trong quá trình thực tập, cũng có thể có những công việc phát sinh theo sự phân công của quản lý.

Thời gian

Thời gian thử việc tùy vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc theo quy định Điều 25 Bộ luật Lao động

Thời gian thực tập thường là 2 – 6 tháng.

Tiền lương

Người lao động tham gia thử việc được trả lương tối thiểu bằng 85% lương chính thức.

Có thể thỏa thuận về việc hưởng phụ cấp thực tập và các khoản hỗ trợ khác.

Quyền lợi

Sau thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu, người lao động được ký hợp đồng làm việc chính thức. Trong thời gian thử việc, nhân viên được hưởng các quyền lợi gì phụ thuộc vào chính sách của từng công ty.

Sau thời gian thực tập, nếu đạt yêu cầu, người lao động có thể được lên làm chính thức. Quyền lợi của thực tập sinh phụ thuộc vào chính sách của công ty.

Như vậy, có thể thấy bản chất của hoạt động thực tập và thử việc là khác nhau.

Trong khi thực tập là hoạt động thường niên của sinh viên nhằm trải nghiệm công việc thực tế trước khi tốt nghiệp và ra trường thì thử việc là việc người lao động thực hiện công việc trong thời gian nhất định trước khi tiến tới ký hợp đồng lao động chính thức.

*

Thời gian thực tập có được xem như thời gian thử việc hay không? Có được phép yêu cầu người lao động thử việc sau khi đã thực tập hay không?

Thời gian thực tập có được xem như thời gian thử việc hay không?

Như đã phân tích ở trên, thực tập và thử việc là hai vị trí khác nhau và với mỗi vị trí sẽ có công việc khác nhau, quyền lợi được hưởng khác nhau.

Hiện nay cũng chưa văn bản quy phạm pháp luật nào quy định người lao động đã thực tập ở công ty thì không cần phải thử việc nữa.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thử việc1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc....

Như vậy, sau khoảng thời gian dài bạn thực tập, nếu bạn thể hiện tốt, đạt các yêu cầu công ty đặt ra, bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để ký hợp đồng lao động chính thức và bỏ qua giai đoạn thử việc.

Nếu công ty vẫn yêu cầu bạn phải thử việc trong một thời gian rồi mới ký hợp đồng lao động chính thức thì vẫn hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật lao động hiện hành.

Khi hết thời gian thử việc công ty có thể yêu cầu người lao động thử việc lần 2 hay không?

Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Thời gian thử việcThời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy, pháp luật quy định được thử việc một lần đối với một công việc, nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thử việc lần 2 với công việc giống lần thử việc đầu tiên là trái với quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về thử việc...2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;...3. Biện pháp khắc phục hậu quảa) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;...

Và quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân....

Xem thêm: Hướng Dẫn Đường Đi Đến Hồ Suối Vàng Đà Lạt Đẹp Ngất Ngây, Khám Phá Cung Đường Du Lịch Đà Lạt Suối Vàng

Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá 1 lần với một công việc sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân 2 lần

Đồng thời, người sử dụng lao động phải trả đủ lương cho người lao động với thời gian đã làm việc vượt quá thời gian thử việc.