Với tiêu chí "chơi mà học", cha mẹ hãy cùng Edu2Review tìm hiểu những trò chơi cực kỳ đơn giản nhưng có thể giúp bé học tiếng Anh dễ như ăn kẹo!

Nếu tìm được 5 từ hay hình ảnh tạo thành một hàng ngang/dọc/chéo hay 4 điểm ở 4 góc, bé sẽ hô “Bingo” và giành phần thắng.

Bạn đang xem: 5 trò chơi tiếng anh cho trẻ mầm non đơn giản, phổ biến

Bên cạnh đó, có thể cho bé chơi cùng bạn (2 người một đội) để rèn luyện kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm cho bé. Sau khi tìm được 5 từ, có thể cho bé đặt câu hay kể chuyện liên quan đến các từ đó, giúp bé nắm vững được cách dùng và nhớ từ lâu hơn.

Mặt nạ (Word Masking)

Không giống với trò chơi Bingo, trò Mặt nạ đòi hỏi các bé cần có sự tư duy cao hơn vì những từ ngữ cũng như hình ảnh sẽ không có sẵn. Ba mẹ hoặc thầy cô sẽ che đi những từ và cụm từ trong đoạn văn, rồi đưa ra những gợi ý thích hợp để bé có thể đoán được từ bị thiếu trong câu là gì.

Để mở rộng từ vựng và nâng cao khả năng tư duy logic bằng tiếng Anh cho trẻ, bạn có thể sử dụng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng.

Chiếc ghế nóng (Hot Seat)

Đây là một trò chơi rất thú vị, được các bé yêu thích. Khác với thể lệ khi chơi trò Mặt nạ, trò Chiếc ghế nóng đòi hỏi các bé có vốn từ vựng phong phú vì chính các bé sẽ là người đưa ra các gợi ý để bạn mình có thể đoán được từ vựng. Ngoài ra, trò chơi còn góp phần nâng cao sự tự tin của bé khi đứng trước đám đông.

Trò chơi này sẽ thú vị hơn khi chơi trên lớp học. Thầy cô sẽ chia lớp thành nhiều đội, mỗi đội gồm 3 đến 4 học sinh. Trong đội sẽ chọn một bạn ngồi ghế nóng quay lưng về phía bảng. Giáo viên viết một từ lên bảng và từng thành viên còn lại trong đội lần lượt diễn tả giúp đồng đội của mình đoán được từ vựng mà không được nhắc đến từ đó.

Mỗi đội sẽ có khoảng thời gian nhất định, đội nào đoán được nhiều từ đúng nhất sẽ dành chiến thắng.

Nhớ tranh (Remembering Pictures)

Trò chơi này sẽ giúp bé học và ôn tập từ vựng một cách trực quan, sinh động. Để thực hiện được trò này, cha mẹ cần chuẩn bị những những bức tranh liên quan đến nội dung của bài học, những từ vựng đã được học trước đó.

Cho bé xem qua một lần khoảng từ 4 đến 5 giây mỗi bức, rồi cho bé viết lại tên của những bức tranh đó. Bé nào viết được nhiều từ hơn sẽ thắng.

Một dạng khác của trò chơi này khá thú vị và quen thuộc mà phụ huynh và thầy cô có thể áp dụng.

Chuẩn bị các cặp tranh giống nhau hoặc các cặp từ vựng giống nhau hoặc cặp tranh và từ vựng tương ứng. Bố trí các cặp tranh hoặc từ đó ngẫu nhiên rồi úp mặt các bức tranh này xuống.

Mỗi người sẽ có 2 lượt chơi, ai lật được các bức tranh hoặc các thẻ có từ vựng giống nhau hoặc cặp tranh và từ tương ứng sẽ sở hữu chúng. Cuối trò chơi, ai tìm được nhiều cặp tranh giống nhau sẽ chiến thắng.

Từ xáo trộn (Word Jumble Race)

Đây là một trong những trò chơi có thể dùng để giúp trẻ học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị những mẫu câu hoàn chỉnh mà bé đã học hoặc một đoạn hội thoại ngắn trong một tình huống cụ thể. Sau đó, cắt các từ hoặc các câu này ra thành các mẩu giấy riêng lẻ.

Nhiệm vụ của các bé là sẽ sắp xếp lại những mẫu giấy này thành những câu hoàn thiện và thứ tự chính xác như ban đầu.

Simon bảo (Simon says)

Nếu ba mẹ, thầy cô và các bé đã khá quen thuộc với trò chơi “Tôi bảo, tôi bảo” thì đây chính là trò “Tôi bảo” phiên bản tiếng Anh đầy thú vị. Với trò chơi này sẽ giúp bé luyện nghe và phản xạ tiếng Anh tốt hơn.

Người quản trò đứng trước lớp và đóng vai Simon. Để bắt đầu trò chơi, quản trò sẽ bảo “Simon says …” kèm theo tên của một hành động và thực hiện bất kỳ hành động nào. Các bé chỉ được phép làm theo lời của người quản trò nói, không được bắt chước theo hành động của quản trò làm.


*

Tube)

Đối mặt (Facing Game)

Trò chơi dựa trên một chương trình truyền hình và rất hữu ích trong việc giúp bé phát triển tư duy từ vựng .

Thể lệ trò chơi như sau: Ba mẹ và các bé sẽ đứng đối mặt với nhau nếu chơi trong lớp thì các bé sẽ xếp thành vòng tròn. Ba mẹ hoặc thầy cô sẽ chọn một chủ đề. Sau đó, những người tham gia trò chơi sẽ lần lượt đưa ra từ vựng thuộc chủ đề đã chọn. Từ của người nói sau không được lặp lại với từ của người trước đó.

Ai không đưa ra được đáp án hoặc đáp án bị trùng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Tuần tự như vậy cho đến khi chọn được người chiến thắng.

Truyền miệng (Word of Mouth)

Trò chơi này sẽ phù hợp với môi trường lớp học hơn. Giáo viên có thể tổ chức trò này như một hoạt động sinh hoạt đầu giờ cho các em. Lớp học được chia thành các nhóm sao cho phù hợp với sĩ số lớp. Các nhóm đứng thành hàng và thì thầm vào tai nhau từ, cụm từ hoặc câu từ theo thứ tự từ bạn đầu hàng đến cuối hàng.

Bạn đứng cuối hàng có nhiệm vụ đọc to hoặc viết lại những gì nghe được. Nếu chính xác sẽ được điểm. Đội nào phát âm đúng hay viết đúng được nhiều từ, cụm từ nhất sẽ thắng cuộc.

Những từ bí ẩn (Secret Words)

Đây là trò chơi giúp trẻ vận dụng những gì đã học để tư duy logic bằng tiếng Anh, đồng thời giúp bé tự tin hơn trong giao tiếp.

Trong trò chơi này, giáo viên chuẩn bị sẵn một số thẻ từ vựng. Học sinh được chia thành nhóm và mỗi nhóm lần lượt đặt câu hỏi cho giáo viên để có được gợi ý liên quan đến từ vựng trong từng thẻ. Nhóm nào tìm ra từ trước sẽ giành 1 điểm. Trò chơi tiếp diễn cho đến khi tấm thẻ cuối cùng được hoàn thành và nhóm có nhiều từ vựng đúng nhất sẽ chiến thắng.

Ba mẹ cũng có thể chơi trò này cùng con ngay tại nhà để bé có thể luyện nói tiếng Anh nhiều hơn.

Hy vọng rằng với danh sách các trò chơi trên đây, ba mẹ và thầy cô sẽ chọn được những trò chơi phù hợp với con em mình. Chúc các bé có những giây phút học tiếng Anh thật vui, thật hiệu quả!

Làm thế nào để tạo hứng thú cho trẻ trong việc học tiếng Anh? Bạn hãy thử tham khảo các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em dưới đây nhé.

Học tập dựa trên trò chơi (game based learning - GBL) là phương pháp giúp trẻ tương tác tích cực và dễ dàng tiếp thu kiến thức. Dân gian có câu: “Học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua các trò chơi, trẻ sẽ phát huy trí tưởng tượng, tăng khả năng phản xạ, vận dụng linh hoạt bài học vào thực tế.

Phương pháp học tập dựa trên trò chơi đặc biệt hữu ích trong việc học tiếng Anh của trẻ. Trẻ em vốn ham chơi, nhiều năng lượng, không thích gò bó trong các bài giảng cứng nhắc, đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Bộ môn tiếng Anh thường được ví von là “học thì lâu nhớ nhưng lại rất dễ quên”. Nếu không sử dụng thường xuyên, trẻ rất dễ “rơi rớt” kiến thức đã học. Vì vậy, việc xen kẽ các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em với các buổi học lý thuyết là phương pháp rất hiệu quả để trẻ học tốt hơn.

shthcm.edu.vn sẽ chia sẻ đến ba mẹ trò chơi tiếng Anh cho bé để việc học tiếng Anh trở nên “dễ như ăn kẹo” nhé.

Ích lợi của phương pháp học tiếng Anh qua các trò chơi

*

Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em ngày càng được áp dụng nhiều ở các trường mầm non và trung tâm Anh ngữ. Phương pháp này đem lại nhiều hiệu quả trong việc học tiếng Anh của trẻ. Cụ thể:

1. Tăng khả năng phản xạ tiếng Anh

Các trò chơi tiếng Anh đòi hỏi trẻ vừa phải có vốn tiếng Anh, vừa phải có phản xạ tốt để hoàn thành nhiệm vụ. Trẻ cần tiếp nhận thông tin nhanh và phản xạ liên tục, trong thời gian ngắn. Từ đó, não bộ sẽ hình thành kỹ năng phản xạ tiếng Anh một cách tự nhiên.

2. Giúp trẻ tiếp thu kiến thức qua hình thức học sống động, hấp dẫn

Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em thường được thiết kế sinh động, thú vị, lồng ghép kiến thức khéo léo. Khi học tiếng Anh qua trò chơi, trẻ sẽ không có cảm giác “bị bắt học”. Thay vào đó, trẻ được tiếp xúc với nhiều hình ảnh, màu sắc, âm thanh sống động. Vận dụng các trò chơi học tiếng Anh cho trẻ em giúp bé giải tỏa căng thẳng sau những giờ học áp lực. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và yêu thích việc học tiếng Anh hơn.

3. Giúp trẻ vận dụng tiếng Anh tự nhiên

Muốn học tiếng Anh hiệu quả, trẻ cần phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong đó, thực hành thường xuyên và áp dụng tiếng Anh liên tục là cách để trẻ ghi nhớ bài học. Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em đã khéo léo lồng ghép lý thuyết, tạo môi trường để trẻ ứng dụng tự nhiên và thoải mái nhất.

4. Giúp trẻ tự tin khi sử dụng tiếng Anh

Khi tham gia các trò chơi học tiếng Anh cho trẻ em, trẻ có cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn. Trò chơi tạo không khí vui vẻ, thoải mái, giúp trẻ hào hứng bộc lộ cá tính, quan điểm cũng như suy nghĩ của mình. Việc sử dụng tiếng Anh thường xuyên trong các trò chơi khiến trẻ tự tin hơn mỗi khi vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.

Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em

Các trò chơi cho trẻ học tiếng Anh sẽ hỗ trợ trẻ ôn luyện và thực hành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Cụ thể:

1. Các trò chơi dạy tiếng Anh cho trẻ em: Trò Chiến thắng (Bingo)

*

Mục đích: Luyện tập kỹ năng nghe và ghi nhớ từ vựng.

Chuẩn bị:

Bạn chuẩn bị cho mỗi bé 1 tờ giấy có các ô vuông chứa từ, cụm từ hoặc tranh ảnh phù hợp với chủ đề từ vựng cần ôn tập. Ở mỗi tờ giấy, bạn xáo trộn từ theo thứ tự khác nhau để không tờ nào giống tờ nào.

Cách chơi:

Bạn đọc to từ vựng hoặc cụm mô tả nội dung bức tranh. Nhiệm vụ của trẻ là tìm ô vuông tương ứng với nội dung được nghe. Nếu các ô vuông tìm được xếp liên tục thành hàng ngang/dọc hoặc chéo trong bảng thì bé sẽ giành chiến thắng.

Trò chơi cho trẻ học tiếng Anh Bingo có thể chơi theo hình thức 2 bé chung 1 đội. Khi chơi chung, trẻ sẽ học được kỹ năng kết hợp và làm việc nhóm.

2. Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non: Simon bảo (Simon says)

Mục đích: Rèn luyện kỹ năng nghe, nói và phản xạ tiếng Anh.

Cách chơi:

Người quản trò sẽ đóng vai một nhân vật tên là Simon. Simon sẽ đưa ra từng câu lệnh bắt đầu bằng cụm từ: “Simon says +….”. Cụm theo sau là một hành động cụ thể nào đó như: vỗ tay, giơ hai tay, đá chân, gật đầu, lắc đầu, nhảy cao, bước sang trái…

Đi kèm với câu hiệu lệnh, người quản trò sẽ thực hiện động tác kèm theo. Động tác này có thể giống hoặc không giống với câu lệnh. Nhiệm vụ của trẻ là phải nghe được yêu cầu và làm đúng theo động từ được nhắc đến. Nếu bắt chước theo hành động của quản trò và hành động đó sai, trẻ sẽ không giành được chiến thắng.

Bạn có thể yêu cầu trẻ vừa thực hiện động tác, vừa lặp lại câu tiếng Anh được nghe. Cách làm này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh hiệu quả.

3. Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em: Học qua bài hát (Lyrics Training)

*

Mục đích: Giúp trẻ tự tin nói tiếng Anh và yêu thích việc học tiếng Anh.

Cách chơi:

Bạn cho trẻ nghe và hát theo những bài hát tiếng Anh ngắn, giai điệu vui nhộn, từ vựng đơn giản. Sau đó, bạn mở lại bài hát và bấm dừng ở một vài từ, cụm từ dễ đoán. Bé nào hát đúng câu hát còn thiếu đó sẽ là người chiến thắng.

Một số bài hát tiếng Anh cho trẻ mà bạn có thể tham khảo như:

Alphabet song.Finger family.Baby shark.The Gummy Bear.Good Morning Song for Kids.Five Little Monkeys jumping on the bed.If You"re Happy.Put On Your Shoes.Clean Up Song.Make A Circle.This Is A Happy Face.Here You Are, Thank You.Rain, Rain, Go Away.

4. Các trò chơi tiếng Anh tập thể cho trẻ em: Chiếc ghế nóng (Hot seat)

Mục đích: Giúp trẻ ôn tập và hệ thống từ vựng.

Cách chơi:

Trò chơi này đòi hỏi số lượng các bé tham gia ít nhất từ 6 bé trở lên.

Tùy theo số lượng người, bạn chia thành 2 hoặc 3 đội, mỗi đội ít nhất 3 bé.

Mỗi đội sẽ lần lượt cử 1 thành viên lên ngồi trên ghế nóng. Thành viên này sẽ ngồi hướng mặt về phía dưới, lưng quay về phía bảng.

Người quản trò lần lượt viết 1 từ vựng lên bảng. Các thành viên còn lại trong đội sẽ thay nhau miêu tả từ đó bằng cách dùng hành động hoặc dùng các từ tương tự. Nguyên tắc của trò chơi là miêu tả nhưng không được nhắc đến từ khóa được viết trên bảng. Thành viên của đội nào đoán được nhiều từ khóa hơn thì đội đó chiến thắng.

Tùy vào độ tuổi của nhóm trẻ mà trò chơi này sẽ có chút khác biệt. Nếu trẻ còn nhỏ, bạn có thể cho những từ vựng đơn giản và chỉ miêu tả bằng hành động. Bạn nên chọn những từ vựng cụ thể và dễ diễn đạt như các con vật, hành động, cảm xúc.

Ở các nhóm bé lớn hơn, bạn có thể yêu cầu bé diễn đạt từ khóa bằng tiếng Anh. Quy tắc vẫn là không được nhắc đến từ khóa đang được diễn tả.

5. Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em: Tôi sẽ đi đâu? (Where shall I go?)

Mục đích: Rèn kỹ năng nghe, nói tiếng Anh và làm việc nhóm.

Cách chơi:

Đây là trò chơi yêu cầu chia đội, nên bạn cần số lượng trẻ nhất định để thực hiện.

Đầu tiên, bạn hãy thiết kế một mê cung trong phòng chơi. Mê cung thường gồm điểm xuất phát, đích đến, các mũi tên chỉ dẫn, số thứ tự các ô bước đi, chướng ngại vật.

Tiếp theo, bạn chia trẻ thành từng cặp, mỗi cặp là một đội. Trong cặp sẽ có 1 trẻ bịt mắt đi trong mê cung, trẻ còn lại làm nhiệm vụ hướng dẫn.

Trẻ hướng dẫn sẽ vừa dắt tay bạn bịt mắt, vừa đọc các câu lệnh bằng tiếng Anh như: đi thẳng về trước, rẽ trái, rẽ phải, bước bao nhiêu bước, nhảy lên. Đội nào có thời gian về đích ngắn nhất, đội đó sẽ giành chiến thắng.

Lưu ý: Bạn nên bố trí mê cung hợp lý, ít chướng ngại vật nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia trò chơi này nhé.

6. Vấn đề của tôi là gì? (What’s my problem?)

*

Mục đích: Rèn luyện kỹ năng nghe nói, ôn tập từ vựng, ngữ pháp.

Cách chơi:

Trò chơi này áp dụng cho trẻ lớp lớn với vốn từ vựng và khả năng nói tiếng Anh nhất định.

Bạn viết lên giấy một từ vựng về một vấn đề nào đó, liên quan đến nội dung đã học gần đây. Sau đó, bạn dán từ vựng này lên lưng trẻ. Mỗi trẻ sẽ được dán một từ vựng khác nhau và trẻ không tự nhìn thấy từ của mình.

Trẻ cần tương tác với các bạn để biết được từ vựng dán sau lưng mình. Ví dụ, trẻ được dán chữ “hungry” (đói bụng) sau lưng. Với từ khóa này, trẻ thường sẽ nhận được các lời khuyên như cần ăn cơm, ăn bánh, uống sữa. Nhiệm vụ của trẻ là phải thông qua các gợi ý, tìm đúng từ khóa của mình.

7. Thợ săn (Hunter)

Mục đích: Giúp trẻ học cách đặt câu bằng tiếng Anh.

Cách chơi:

Trò chơi này thường được áp dụng trong lớp học.

Giáo viên sẽ vẽ nhiều vòng tròn to lên bảng. Bên trong vòng tròn sẽ có từ vựng tiếng Anh, đi kèm với số điểm cho mỗi từ.

Các bé được bố trí đứng cách bảng ít nhất 2m, tùy vào không gian lớp học. Lần lượt từng bé dùng bóng nhỏ ném vào các vòng tròn trên bảng. Ném trúng vòng tròn nào, bé sẽ đặt câu tiếng Anh chứa từ vựng trong đó. Sau khi hoàn thành câu đúng ngữ pháp, bé sẽ được số điểm tương ứng.

Người nào giành được điểm số cao nhất qua các vòng chơi sẽ chiến thắng.

8. Game tiếng Anh cho bé: Các trò chơi tiếng Anh trên thiết bị điện tử

Bên cạnh các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em truyền thống, bạn cũng có thể tham khảo các trò chơi trên thiết bị điện tử. Một số game tiếng Anh cho bé phổ biến như:

Kids Spelling Matching Game

Kids Spelling Matching Game có chức năng chính là đánh vần chính tả và ghép từ phù hợp với tranh. Ở mỗi lượt chơi, màn hình sẽ hiện một bên từ vựng và một bên là những hình ảnh đã được xáo trộn. Nhiệm vụ của trẻ là nối những cặp từ vựng và hình ảnh tương ứng với nha.

Nếu trẻ nói đúng, đường nối sẽ hiện màu xanh. Ngược lại nếu nối sai sẽ xuất hiện màu đỏ.

ABC Kids

*

ABC kids giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe nói và tăng cường phản xạ tiếng Anh. Điểm nổi bật của ứng dụng đó là giúp bé học viết tiếng Anh một cách dễ dàng và thú vị. Đến phần học viết, trên màn hình sẽ xuất hiện chữ cái với những đường mũi tên hướng dẫn chi tiết thứ tự viết. Bé chỉ cần dùng ngón tay di theo các mũi tên là có thể hoàn toàn việc viết chữ.

Ngoài ra, ABC kids còn tích hợp các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em với nội dung hấp dẫn, sống động. Một số trò được nhiều bé yêu thích như nối chữ, đập bóng, lật thẻ. Sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ, bé sẽ được nhận nhãn dán hoặc đồ chơi khích lệ.

Learn to Read: Kids Games

Ứng dụng Learn to Read: Kids Games có công dụng như flashcard. Thông qua các trò chơi, trẻ sẽ được ôn luyện từ vựng, ngữ pháp, cách đặt câu.

Ứng dụng có nhiều trò chơi nhỏ như cây cầu chữ cái thần kỳ, quả bóng chứa từ, từ vựng tên lửa, xoay khối hộp.

Learn to Read: Kids Games thiết kế nhiều cấp độ trò chơi. Vì vậy, ứng dụng có thể dùng cho trẻ từ độ tuổi mẫu giáo cho đến lớp 3.

Cần lưu ý gì khi cho trẻ chơi các trò chơi học tiếng Anh?

*

Để việc áp dụng hình thức học mà chơi, chơi mà học hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo một số lưu ý sau:

• Phương pháp học qua trò chơi không thay thế hoàn toàn cách học truyền thống. Các giờ học nghiêm túc vẫn là cách học cần thiết để giúp trẻ tiếp thu kiến thức. Ba mẹ chỉ nên xen kẽ trò chơi giữa các buổi học để đạt hiệu quả tốt nhất.

• Đối với các ứng dụng học tiếng Anh trên thiết bị điện tử, ba mẹ cần kiểm soát thời gian học của trẻ. Việc tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu sẽ không tốt cho mắt của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ dễ sa đà vào các ứng dụng giải trí khác trong quá trình học.

• Ba mẹ nên chọn những trò chơi tiếng Anh cho trẻ em phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ. Nếu chọn những trò chơi quá khó, trẻ sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Ngược lại, trò chơi quá dễ cũng khiến trẻ chóng chán.

Xem thêm: Xem phim liệt hỏa hùng tâm 2, xem phim liệt hỏa hùng tâm (phần 2) full hd

Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em giúp trẻ vừa thư giãn vừa ôn tập kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Tuy nhiên, các trò chơi này thường cần không gian và số lượng trẻ nhất định. Ngoài ra, người quản trò cũng cần có vốn tiếng Anh và kỹ năng tốt để dẫn dắt. Để con học tiếng Anh theo phương pháp Play Based-learning, ba mẹ có thể cho bé học tại shthcm.edu.vn, chương trình Jumpstart dành cho bé 3-6 tuổi với đa dạng hoạt động tương tác, giúp con “ngấm” tiếng Anh từ từ.