Ngày 13/4, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an hoàn tất kết luật điều tra, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Cảnh Chân (cựu cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai) về tội môi giới hối lộ.
Bạn đang xem: Video: nữ cảnh sát giao thông vờ xem điện thoại để nhận hối lộ
Các bị can Nguyễn Văn Thới, Trần Quốc Thái, Lê Thị Cẩm Vân và một số bị can khác, bị đề nghị truy tố về tội đưa hối lộ.
Theo kết luận điều tra, từ tháng 1/2014 đến 8/2015, Nguyễn Văn Thới, Lê Thị Cẩm Vân và các đồng phạm đã cấu kết với một số tài xế, chủ xe tải thường lưu thông trên các tuyến đường thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM góp tiền đưa hối lộ cho thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông để không bị xử phạt.
Bị can Thới đưa hối lộ nhiều tỷ đồng |
Các bị can tổ chức in logo có số "68" và chữ "Garage Thành Đô"; Vân in logo chữ "xe chở hàng" bán cho chủ xe, tài xế giá từ 2,5-3 triệu đồng/logo, dán làm mật hiệu nhận biết khi bị thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông kiểm tra.
Cơ quan điều tra xác định, Thới và Trần Quốc Thái đã bán được khoảng 15.000 logo. Mỗi tháng, Thới lập danh sách các xe mua logo bằng cách ghi biển số các xe vào giấy để theo dõi. Thới thừa nhận đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông mỗi tháng là 2,76 tỷ đồng. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của Thái và các tài liệu khác, căn cứ theo nguyên tắc có lợi cho các bị can, cơ quan điều tra xác định từ tháng 7/2014 - 8 tháng 2015 Thới đã đưa hối lộ gần 5 tỷ đồng và thu lợi bất chính 1,3 tỷ đồng. Trong đó, đưa cho Nguyễn Cảnh Chân số tiền 1,2 tỷ đồng, thông qua số tài khoản của vợ Chân.
Cũng theo kết luận điều tra, bị can Thới đã chủ động đặt vấn đề, bàn bạc thống nhất với bị can Nguyễn Cảnh Chân về việc bảo kê xe vị phạm quá tải có dán logo "garage Thành Đô" chạy trên địa bàn do Đội cảnh sát giao thông số 1 quản lý, để nhận tiền hối lộ từ 60 triệu - 120 triệu/tháng.
Tại cơ quan điều tra, bị can Nguyễn Cảnh Chân khai có đưa cho ông Võ Văn S. (nguyên Đội trưởng Đội cảnh sát giao thông số 1, Công an tỉnh Đồng Nai) gần 700 triệu đồng; đưa cho ông Đỗ Hữu T. (nguyên Phó trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai) 300 triệu đồng. Tuy nhiên do ông S. đã chết, còn ông T. không thừa nhận, nên Chân phải chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền đã nhận từ các bị can khác.
Bị can Chân nhận 1,2 tỷ đồng tiền hối lộ |
Quá trình điều tra lại, các cán bộ cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đều không thừa nhận đã nhận hối lộ của các bị can để bảo kê xe quá tải. Tuy có lời khai của các bị can và sổ sách ghi chép nhưng đó chỉ là tài liệu một phía, không có chứng cứ vật chất, không có tài liệu khác chứng minh. Do đó, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an chưa đủ căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi nhận hối lộ.
Đối với vợ bị can Thới và Chân kết quả điều tra cũng xác định chưa đủ căn cứ xử lý hình sự.
Vũ "nhôm" bị khởi tố tội đưa hối lộ
Cơ quan điều tra, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") về tội đưa hối lộ.
Tình trạng người dân đưa tiền, đút lót cho cảnh sát giao thông để xin qua lỗi là việc làm diễn ra thường xuyên. Vấn đề này trở nên phổ biến bởi đáp ứng được cả nhu cầu của người vi phạm và cảnh sát giao thông. Vậy việc cảnh sát giao thông nhận hối lộ sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu nhé!
1. Đưa tiền cho cảnh sát giao thông nhận hối lộ sẽ bị xử phạt như thế nào?
1.1. Xử phạt hành chính
Hiện nay, một số người khi bị bắt vi phạm giao thông trên đường thường xuyên đút lót tiền cho cảnh sát giao thông. Nhằm mục đích để cảnh sát giao thông bỏ qua, không lập quyết định phạt hoặc không tốn thời gian công sức cả đôi bên.
Tuy nhiên, hành vi đưa tiền cho cảnh sát giao thông nhận hối lộ để được bỏ qua lỗi nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật, và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao hơn rất nhiều.

Cụ thể, tại Điểm c Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính”.
Như vậy, người vi phạm giao thông có chủ ý đưa tiền hối lộ cho CSGT, dù chỉ đưa 150 nghìn đồng hay 200 nghìn đồng cũng bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng (thông thường nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ sẽ bị xử phạt 4 triệu đồng). Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
1.2. Xử phạt theo pháp luật hình sự
Trong khi đó, khoản 1 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, quy định về Tội đưa hối lộ như sau:
“1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất…”
Do đó, trường hợp người dân hối lộ cho cảnh sát giao thông với mức tiền từ 02 triệu đồng trở lên thì đã cấu thành Tội đưa hối lộ và bị xử phạt đúng theo quy định của Bộ luật Hình sự nêu ở trên.
Tuy nhiên, để cấu thành tội phạm của tội Đưa hối lộ tại Điều luật nêu trên thì không đặt ra vấn đề ý chí chủ quan của người vi phạm khi đưa tiền hoặc tài sản là tự nguyện hay do bị ép buộc. Ý chí chủ quan của người vi phạm thường là tự nguyện đưa tiền hoặc tài sản nhằm mục đích để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Cụ thể trong trường hợp vi phạm giao thông là để CSGT bỏ qua, không xử lý hành vi vi phạm hoặc xử phạt nhẹ hơn.
2. Cảnh sát giao thông nhận hối lộ bỏ qua vi phạm bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điều 354 Bộ luật hình sự 2015:
“Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;”.
Trong trường hợp của người vi phạm đưa tiền dưới 2 triệu đồng, thì cảnh sát nhận tiền chưa cấu thành tội nhận hối lộ và chưa thể xử lý Hình sự. Trường hợp này chỉ có thể xử lý viên cảnh sát với hình thức kỷ luật và phạt hành chính. Đồng thời, bản thân người vi phạm cũng chưa đủ cấu thành tội đưa hối lộ (điều 364 Bộ luật hình sự).
Tuy nhiên, hành vi trên vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo Điểm c, Khoản 3, Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
3. Dịch vụ luật sư bào chữa tội cảnh sát giao thông nhận hối lộ
Nếu bạn đang tìm một luật sư tư vấn hoặc bào chữa khi không may bị dính tới pháp luật, hãy tham khảo văn phòng luật sư Phan Law Vietnam. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn, bào chữa vụ án hình sự với tốc độ tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ nhanh chóng và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.
Xem thêm: Cách Xem Trước Khi In Trong Excel 2007, Cách Xem Trước Khi In Trong Word 2010, 2007
Đặc biệt, với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, cùng đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao chắc chắn sẽ luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Áp dụng pháp luật thông minh, có lợi nhất, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho khách hàng.